Facebook Topi

31/10/2024

Khớp lệnh là gì? Các loại khớp lệnh chứng khoán phổ biến

Khớp lệnh chứng khoán tiếng Anh: Auction là hành động thỏa thuận giao dịch thành công giữa người mua và người bán trên bảng điện tử chứng khoán trực tuyến. Có hai loại khớp lệnh là khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Khớp lệnh chứng khoán là thuật ngữ mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải hiểu rõ. Nguyên tắc thực hiện khớp lệnh là ưu tiên về giá rồi tới ưu tiên về thời gian rồi tới ưu tiên về khách hàng và cuối cùng ưu tiên về khối lượng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích xoay quanh khớp lệnh chứng khoán, các loại khớp lệnh và nguyên tắc trong khớp lệnh để những nhà đầu tư F0 khớp lệnh một cách hiệu quả.

1. Khớp lệnh chứng khoán là gì?

Khớp lệnh chứng khoán (tiếng Anh: Auction) là hành động thỏa thuận giao dịch thành công giữa người mua và người bán trên bảng điện tử chứng khoán trực tuyến. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải tuân theo quy tắc khớp lệnh và có thể được ghép nối để giao dịch với mức giá phù hợp nhất.

Khớp lệnh chứng khoán là gì?

Khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Bản chất của khớp lệnh chứng khoán là bên bán và bên mua cùng thỏa thuận một mức giá chung cho một số lượng chứng khoán cụ thể. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện công khai, nhà đầu tư cũng dễ kiểm soát giao dịch. Mức giá mà người bán và người mua giao dịch lúc đó được gọi là giá khớp lệnh.

Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh giao dịch mua và bán từ Sở giao dịch chứng bên mua và bên bán cũng như áp dụng cho tất cả các lệnh được thực hiện, đồng thời mức giá này cũng có khối lượng giao dịch cao nhất. 

Giá khớp lệnh được hình thành dựa trên cơ sở cộng gộp tổng khối lượng cổ phần đặt mua hợp lệ và số lượng các cổ phần bán đấu giá được đảm bảo phân phối tới các nhà đầu tư một cách tối đa.

Xem thêm: 

Cách đọc bảng chứng khoán chi tiết dành cho nhà đầu tư F0

Thời gian khớp lệnh tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau:

Thời gian khớp lệnh tại sàn giao dịch chứng khoán

2. Phân loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Khớp lệnh chứng khoán phân thành hai loại là khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ. Trong đó:

Phương thức khớp lệnh định kỳ (tiếng Anh: Call Auction) được thực hiện dựa trên cơ sở lệnh mua và lệnh bán khớp nhau tại một thời điểm xác định, lúc đó giá khớp lệnh và khối lượng chứng khoán được giao dịch lớn nhất

Các Sàn giao dịch chứng khoán thường hay sử dụng phương thức khớp lệnh định kỳ để xác định giá khớp lệnh mở cửa và giá khớp lệnh đóng cửa. 

Giá khớp lệnh định kỳ được xác định theo nguyên tắc:

Giá khớp lệnh định kỳ là giá được thực hiện có khối lượng giao dịch đạt đỉnh.

Trong trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn thì ta sẽ lấy giá trùng khớp hoặc gần nhất với giá thực hiện trong lần khớp lệnh gần nhất.

Các lệnh áp dụng trong khớp lệnh định kỳ gồm: Lệnh ATO/ATC và lệnh LO.

Lệnh giới hạn (LO) được thực hiện dựa trên nguyên tắc khớp lệnh, mức giá khớp lệnh sẽ là giá đã được nhập lên hệ thống trước;

Lệnh ATO là lệnh giao dịch mua/bán tại mức giá mở cửa trên sàn chứng khoán;

Lệnh ATC là lệnh giao dịch mua/bán tại mức giá đóng cửa trên sàn chứng khoán.

Lệnh ATO là lệnh ATC luôn được ưu tiên khớp trước lệnh LO. 

Trên thực tế, trong mỗi phiên giao dịch, có rất nhiều mức giá được đặt ra, tại mỗi mức có rất nhiều lệnh giao dịch, khi ấy hệ thống sẽ tính tổng khối lượng mua hoặc tổng lượng bán tại từng mức giá cụ thể. Lúc này, giá sẽ được ưu tiên trước rồi mới đến thời gian.

Phân loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Có 2 phương thức khớp lệnh thường gặp trong giao dịch chứng khoán

Phương thức khớp lệnh liên tục (tiếng Anh: Continuous Auction hoặc Continuous Trading) được thực hiện dựa trên cơ sở khớp nhau của lệnh mua và bán ngay khi các lệnh đó được nhập trên hệ thống giao dịch.

Các lệnh áp dụng trong khớp lệnh liên tục gồm: Lệnh giới hạn (LO) và lệnh thị trường (MP) (trong lệnh MP có 3 loại lệnh MOK, MAK, MTL).

Lệnh thị trường (MP) là lệnh mua cổ phiếu ở mức giá thấp nhất hoặc là lệnh bán ở mức giá cao nhất trên thị trường.

Nếu chưa thực hiện hết khối lượng đặt lệnh MP thì lệnh MP sẽ xét tiếp đến mức giá bán cao hơn đối với lệnh mua cổ phiếu, đối với lệnh bán cổ phiếu sẽ xét mức giá mua thấp hơn.

Trong trường hợp xét xong nguyên tắc trên nhưng khối lượng lệnh MP vẫn còn và không thể khớp lệnh được nữa thì hệ thống sẽ tự động chuyển thành lệnh LO. Khi đó, giá giao dịch sẽ thấp hoặc cao hơn một bước giá so với giá giao dịch gần nhất.

Tìm hiểu thêm:

Các lệnh trong chứng khoán được sử dụng phổ biến nhất

3. Nguyên tắc thực hiện khớp lệnh chứng khoán

Nguyên tắc thực hiện khớp lệnh chứng khoán

Những nguyên tắc bất biến trong quá trình khớp lệnh chứng khoán

Nguyên tắc thực hiện khớp lệnh chứng khoán là:

Thứ nhất, ưu tiên về giá, trong đó, ưu tiên lệnh bán có giá thấp hơn và lệnh mua có giá cao hơn;

Thứ hai, ưu tiên về thời gian, khi các lệnh có chung mức giá, ta ưu tiên lệnh được nhập lên hệ thống trước;

Thứ ba, ưu tiên về khách hàng, khi lệnh có chung mức giá và cùng thời gian nhập lệnh thì lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên trước lệnh giao dịch của khối tự doanh chứng khoán.

Thứ tư, ưu tiên về khối lượng, khi các lệnh trùng hết điều kiện với ba nguyên tắc trên thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ ưu tiên thực hiện trước.

Nắm bắt được khái niệm, nguyên tắc cũng như thời gian khớp lệnh chứng khoán thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện các chiến lược mua bán phù hợp. Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến, sẽ giúp bạn hiểu rõ về khớp lệnh chứng khoán, từ đó giao dịch thật hiệu quả trên thị trường nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon