Facebook Topi

10/01/2023

Lệnh LO là gì? Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán

Lệnh LO trong chứng khoán còn gọi là lệnh giới hạn. Tìm hiểu về các loại lệnh LO, những ưu nhược điểm của từng loại và cách đặt lệnh giới hạn LO dành cho nhà đầu tư.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Lệnh LO hay còn gọi là lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Cùng TOPI tìm hiểu về các loại lệnh LO, những ưu điểm và hạn chế của từng loại và hướng dẫn đặt lệnh LO chi tiết nhất dành cho các nhà đầu tư nhé.

1. Lệnh LO là gì? Đặc điểm của lệnh LO

LO là viết tắt của từ tiếng Anh “Limit Order”, dịch sang tiếng Việt là “lệnh giới hạn”. Trong chứng khoán, lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. 

Lệnh LO là lệnh cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong chứng khoán. Lệnh có hiệu lực bắt đầu từ khi mở cửa cho đến hết ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ. Nếu lệnh này được đặt trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa thì lệnh sẽ ở trạng thái "chờ gửi" và chỉ có hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.

Khi đặt lệnh Limit Order, thường thì sẽ ở trạng thái lệnh chờ tức là không được khớp ngay với bên đối ứng mà phải treo lệnh rồi chờ đến lượt mua bán, trừ trường hợp bạn đặt mua với giá cao hơn hoặc bằng với giá hiện đang đặt bán thì lệnh LO mới được khớp ngay.

Lệnh giới hạn có mức độ ưu tiên khớp lệnh sau lệnh ATO, ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ và khớp sau lệnh MP (lệnh thị trường) trong phiên khớp lệnh liên tục.

Đặt lệnh LO trong chứng khoán

Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của lệnh LO

2. Các loại lệnh LO

Lệnh giới hạn được phân thành 2 loại như sau:

Lệnh LO ở phiên mở cửa

Lệnh này dùng để mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại phiên mở cửa thị trường nếu mức giá thị trường thoả mãn các điều kiện giới hạn. Loại lệnh này chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên, sau đó hết hiệu lực.

Lệnh LO ở phiên đóng cửa

Lệnh này được thực hiện tại mức giá đóng cửa, dùng để mua hoặc bán một mã cổ phiếu tại mức giá đóng cửa trong trường hợp mức giá này tốt hơn mức giá giới hạn được đặt trong lệnh, nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì lệnh sẽ bị huỷ. Để giao dịch tại mức giá tốt hơn, bạn nên đặt lệnh LO tại phiên đóng cửa.

Bạn tham khảo thêm:  https://topi.vn/quy-dinh-ve-gio-giao-dich-chung-khoan.html

3. Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán

Cách đặt lệnh LO trong giao dịch chứng khoán

Hướng dẫn đặt lệnh giới hạn đơn giản nhất

Trước tiên, bạn cần phải tạo tài khoản chứng khoán. Để tham gia giao dịch mua hoặc bán chứng khoán, nhà đầu tư phải chọn một trong các loại lệnh như LO, MP, ATO, ATC, PLO. Lệnh LO có thể được sử dụng trên cả 3 sàn UPCOM, HOSE và HNX. Lệnh LO được sử dụng trong tất cả các phiên giao dịch và suốt phiên.

Cách đặt lệnh giới hạn online bao gồm 5 bước:

- Bước 1: Đăng nhập tài khoản qua app hoặc web của công ty chứng khoán. Tại đây, màn hình đặt lệnh sẽ hiển thị các thông tin: số dư tiền mặt, sức mua, số dư chứng khoán... 

- Bước 2: Bạn chọn “Mua” hoặc “Bán”, tiếp tục chọn "Lệnh thông thường" 

- Bước 3: Điền các thông tin liên quan đến lệnh như: Mã chứng khoán, giá đặt, giá trị muốn mua, khối lượng mua / bán… Trong đó, bạn cần lưu ý giá của lệnh LO phải nằm trong mức từ giá sàn - giá trần.

- Bước 4: Chọn "Đặt lệnh", hệ thống sẽ hiển thị thông tin để duyệt. Bạn cần đọc kỹ, kiểm tra các thông tin lần cuối.

- Bước 5: Nhập mã OTP và chọn “Xác nhận” trên giao diện để kết thúc quá trình đặt lệnh. Lúc này, màn hình hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin bạn đã đăng ký gồm: đối tượng đặt lệnh, thời gian đặt lệnh, loại lệnh, trạng thái lệnh… Hệ thống sẽ tự động lưu giữ lệnh LO mà bạn đã đặt.

4. Ưu và nhược điểm của lệnh LO

Các ưu điểm nổi bật của lệnh giới hạn:

- Sử dụng thông thạo lệnh LO sẽ giúp bạn có cơ hội mua / bán chứng khoán với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh, thu về lợi nhuận cao.

- Giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch bởi nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh khi đã sở hữu đầy đủ những điều kiện cần thiết. 

- Có thể dự tính ngay được mức lãi hoặc lỗ nếu giao dịch được thực hiện.

Lệnh LO cũng có một số mặt hạn chế như:

- Trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn thì bạn có thể bị mất cơ hội đầu tư.

- Nếu không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh thì lệnh LO sẽ không thực hiện được.

- Nếu nhà đầu tư dự đoán không chuẩn thì sẽ mất thời gian chờ đợi, tạo ra áp lực tâm lý.

Ưu và nhược điểm của lệnh LO

Những lưu ý để đặt lệnh LO hiệu quả

5. Những lưu ý khi đặt lệnh LO

Để sử dụng lệnh LO hiệu quả, nhà đầu tư cần linh động và chú ý các vấn đề sau:

Khi đặt lệnh LO, nhà đầu tư đăng ký khối lượng và mức giá cố định nên có thể đặt giao dịch tại mức giá ưng ý nhất, đem lại lợi nhuận ở mức cao nhất. Trong phiên khớp lệnh định kỳ ATO, ATC, lệnh LO có thể khớp với giá tốt nhất, không giống với giá bạn đã đặt.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư đặt mua với giá cao hơn giá cuối cùng thì sẽ được mua với giá cuối cùng (được mua rẻ hơn dự kiến). Nếu giá mua thấp hơn thì không khớp. Còn nếu nhà đầu tư đặt giá bán thấp hơn giá cuối cùng thì sẽ được bán với giá cuối cùng (bán cao hơn giá đặt), trường hợp cao hơn thì không khớp.

Việc đặt lệnh Limit Order giúp nhà đầu tư tránh bị mua vào giá cao hoặc bán ra giá thấp.

Khi nhà đầu tư đặt giá mua vào cao hơn hoặc bằng giá bán thấp nhất, hoặc đặt giá bán ra thấp hơn hoặc bằng giá mua cao nhất, lệnh LO có thể gần giống với lệnh lệnh thị trường (lệnh MP).

Chắc hẳn qua những thông tin TOPI cung cấp, bạn cũng đã hiểu và phân loại được các loại lệnh LO và biết cách đặt lệnh sao cho thu về lợi nhuận cao nhất. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về chứng khoán nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI