Facebook Topi

31/10/2024

Sàn Upcom là gì? Những quy định giao dịch trên sàn Upcom

Sàn Upcom giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn và tăng cường uy tín trên thị trường. Đồng thời, sàn Upcom là một trong các sàn chứng khoán uy tín có nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư chứng khoán giải ngân và kiếm lợi nhuận.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Sàn Upcom mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Với danh sách đa dạng các công ty chưa niêm yết, Sàn Upcom là nơi các nhà đầu tư có thể tìm kiếm tiềm năng tăng trưởng và định giá hợp lý trong tương lai.

Khi đầu tư chứng khoán, việc chọn sàn giao dịch uy tín là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn cho nhà đầu tư. Tại Việt Nam, sàn Upcom là 1 trong 3 sàn chứng khoán lớn nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu sàn Upcom là gì? Các quy định khi giao dịch của sàn này, để từ đó biết được có nên mua cổ phiếu trên sàn Upcom không.

I. Sàn Upcom là gì?

Sàn Upcom ( Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch chứng khoán của các công ty chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Sàn giao dịch Upcom cung cấp nền tảng để các công ty giao dịch cổ phiếu và thu hút đầu tư. Các công ty niêm yết trên Upcom thường có quy mô vừa và nhỏ, chưa đủ điều kiện để niêm yết trên hoặc chưa muốn niêm yết trên sàn chính. Trên sàn giao dịch Upcom cũng có một số cổ phiếu đã từng niêm yết trên 2 sàn giao dịch HOSE hoặc HNX tuy nhiên bị hủy bỏ niêm yết vì một số lí do nào đó.

Sàn chứng khoán Upcom ra đời ngày 01/01/2009, với có khoảng 10 doanh nghiệp tham gia. Đến nay sàn có khoảng 858 mã cổ phiếu, vượt qua HoSE và HNX về số lượng doanh nghiệp. Sàn Upcom hiện đang được quản lý bởi Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Sàn Upcom là gì

Sàn giao dịch chứng khoán Upcom

II. Đặc điểm của sàn Upcom

Hàng hóa được niêm yết trên sàn Upcom bao gồm có: cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi được các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành.  Giao dịch trên Sàn Upcom là cơ hội tiền đề để cổ phiếu của các công ty được thuận lợi niêm yết trên HOSE hay HNX sau này. Những đặc điểm của sàn Upcom mà nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

Thời gian hoạt động của sàn Upcom:Giống với 2 sàn HOSE và HNX sàn Upcom giao dịch trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định. Thời gian giao dịch trong ngày từ 9h – 11h30, 13h đến 15h. Thời gian nghỉ giữa phiên từ 11h30 – 13h

Hình thức khớp lệnh của sàn Upcom: Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.

Số lượng giao dịch trên sàn Upcom: Lô giao dịch của Upcom cũng như 2 sàn Hà Nội và TP HCM tối thiểu 100 cổ phiếu/ một lần giao dịch.

Biên độ giao động giá trên sàn Upcom: Sàn Upcom có biên độ giao động giá rất mạnh, cổ phiếu tăng giảm 15% so với giá tham chiếu trong phiên giao dịch. Trong khi biên độ giao động giá của sàn HNX và HOSE lần lượt là 10% và 7%. Riêng với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên và cổ phiếu không phát sinh giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày giao dịch trở lại thì biên độ được áp dụng trong khoảng 40% so với giá tham chiếu.

UPCOM không có cơ sở hạ tầng phát triển như sàn chính thức HOSE hoặc HNX, do đó cần có sự chú ý đặc biệt khi đầu tư vào các cổ phiếu trên sàn này.

Các công ty niêm yết trên UPCOM có thể là những doanh nghiệp nhỏ và mới, cần phân tích kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Giao dịch trên UPCOM thường có tính thanh khoản thấp hơn so với các sàn chính thức khác, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng mua bán cổ phiếu một cách linh hoạt.

Sàn Upcom không có quy định về biên độ giao động với trái phiếu.

Sàn Upcom

Biên độ giao dịch sàn upcom lớn hơn HOSE và HNX

III. Ưu và nhược điểm của sàn Upcom

Không phải tự nhiên mà một sàn giao dịch trung chuyển lại xếp hạng thứ 3 trong các sàn giao dịch lớn tại Việt Nam, Sàn Upcom có những ưu điểm dưới đây:

1. Ưu điểm của sàn Upcom

  • Tiềm năng tăng giá cổ phiếu: Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom thường là doanh nghiệp mới nổi, tiềm năng tăng trưởng lớn. Điều này tạo ra cơ hội để đầu tư vào các công ty có triển vọng phát triển và mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.
  • Minh bạch, công khai: Upcom hoạt động dưới sự giám sát và quản lý từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đảm bảo môi trường giao dịch minh bạch, mang lại sự an toàn, uy tín cho các nhà đầu tư. 
  • Tiếp cận nhiều doanh nghiệp tiềm năng: Nhờ liên kết chặt chẽ với sàn HNX, nhà đầu tư có thể tiếp cận nhiều doanh nghiệp tốt qua cổng thông tin của sàn HNX. Quá trình giao dịch trên Upcom diễn ra nhanh chóng, an toàn cho cả người bán - người mua.
  • Đo lường tăng trưởng, đòn bẩy niêm yết: Các công ty chọn sàn chứng khoán Upcom để đánh giá mức độ tăng trưởng của cổ phiếu trước khi niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Sàn chứng khoán Upcom cung cấp nền tảng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều nhà đầu tư, tạo đà để niêm yết trên các sàn lớn sau này.

2. Nhược điểm của Sàn Upcom

  • Tính rủi ro cao hơn sàn giao dịch HOSE, HNX, đòi hỏi nhà đầu tư phải dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.
  • Có nhiều mã cổ phiếu chứng khoán không còn giao dịch, dẫn tới tính thanh khoản của mã đó sụt giảm nghiêm trọng.
  • Phù hợp để đầu cơ hơn đầu tư. Biên độ giao động của sàn là ∓15%, trong khi ở sàn HNX là ∓10%, HOSE là ∓7%.

IV. Quy định giao dịch trên sàn Upcom

Sàn giao dịch Upcom có một số quy định mà nhà đầu tư cần quan tâm khi đầu tư:

Biên độ giao động: Mức giá mua/bán sẽ thay đổi trong biên độ ∓15% so với giá tham chiếu trên thị trường. Trong phiên giao dịch đầu tiên, biên độ giao động sẽ là ∓40%. Nhà đầu tư có thể đặt ở mức giá trần/sàn hoặc mức giá trong khoảng giao động, tùy vào đánh giá khả năng sinh lời .

Khối lượng giao dịch: Sàn giao dịch Upcom chia cổ phiếu ra thành 2 loại lô:

  • Lô chẵn khối lượng giao dịch 100 cổ phiếu và bội số của số 100.
  • Lỗ lẻ khối lượng giao dịch từ 1 đến 99 cổ phiếu. 
  • Bước giá quy định là 100 đồng. Giá tham chiếu là tính theo phương pháp bình quân gia quyền của giá khớp lệnh liên tục của phiên giao dịch gần nhất.

Nguyên tắc khớp lệnh: Có 2 nguyên tắc khớp lệnh đó là:

  • Ưu tiên thời gian: Ai đặt lệnh trước thì thực hiện lệnh trước nếu cùng mức giá.
  • Ưu tiên về giá: Ở vị thế bán thì giá bán thấp hơn xếp trước. Ở vị thế mua thì giá mua cao hơn xếp trước.
  • Upcom chỉ áp dụng duy nhất lệnh giới hạn, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ở mức giá bao nhiêu thì đặt giá bấy nhiêu, đảm bảo phạm vi giá ở trong khoảng giá trần và giá sàn.
  • Việc hủy lệnh giới hạn chỉ có hiệu lực với lệnh gốc chưa được khớp. Có nghĩa là lệnh chưa diễn hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa thực hiện, bạn sửa khối lượng giảm thì thứ tự ưu tiên của lệnh giữ nguyên, sửa khối lượng tăng thì thứ tự ưu tiên tính từ khi lệnh sửa được nhập vào, thứ tự cũ xóa bỏ.

Thời gian giao dịch tại Upcom theo quy định về thời gian giao dịch chứng khoán nước ta:

  • Buổi sáng giao dịch từ 9h đến 11h30
  • Buổi chiều giao dịch từ 13h30 đến 15h
  • Tại Upcom diễn ra một phiên vào buổi sáng và một phiên vào buổi chiều nếu đó là phương thức khớp lệnh liên tục. Riêng phương thức giao dịch thỏa thuận không có quy định về số lần đặt lệnh, thời gian, chỉ cần thực hiện khi sàn  trong thời gian hoạt động.
  • Sàn không mở cửa vào thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ Tết.

Sàn Upcom

Những quy định về giao dịch mua bán trên sàn

V. Công thức tính giá trên sàn Upcom 

Giá trần/sàn:

  • Giá trần = Giá tham chiếu ± (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
  • Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).

Với trường hợp, giá trần, giá sàn bằng giá tham chiếu, giới hạn dao động giá xác định lại như sau:

  • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
  • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá

 Trường hợp giá tham chiếu có giá trị bằng 100 đồng:

  • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
  • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu

VI. Điều kiện lên sàn Upcom

Upcom là sàn dành cho công ty đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết hay từng bị hủy hoạt động niêm yết. Điều kiện để niêm yết trên sàn Upcom như sau:

  • Về vốn điều lệ của doanh nghiệp tính từ thời điểm chào bán phải trên 10 tỷ đồng với giá trị đúng trên sổ kế toán.
  • 5 năm trước khi chào bán ra đại chúng công ty phải hoạt động có lợi nhuận, không lỗ lũy kế tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu.
  • Hoạt động chào bán, niêm yết cổ phiếu với phương án, cách dùng vốn thu được đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Sàn Upcom

Những điều kiện để được niêm yết trên sàn Upcom

VII. Các nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom

Cổ phiếu trên sàn Upcom được chia thành 3 nhóm dựa theo quy mô doanh nghiệp phát hành. Công ty càng lớn, cổ phiếu càng có giá trị và duy trì tăng trưởng dài hạn, ít biến động. Công ty nhỏ hơn giá trị cổ phiếu thấp, nhưng thu nhập của cổ đông có sự đột phá nhanh chóng. 3 nhóm cổ phiếu trên sàn chứng khoán Upcom là:

  • Upcom Large: Nhóm tập hợp cổ phiếu của tổ chức phát hành có vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Medium: Gồm những cổ phiếu thuộc các công ty có vốn chủ sở hữu từ 300 đến < 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Small: Gồm những cổ phiếu của các công ty có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đến < 300 tỷ đồng.

VIII. Chỉ số Upcom premium

Chỉ số Upcom Premium là cơ sở lọc ra một rổ cổ phiếu tốt nhất trên thị trường. Để nâng cao chất lượng cổ phiếu trên sàn giao dịch Upcom, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tạo ra rổ chỉ số này với yêu cầu nghiêm ngặt, đánh giá cao hơn mặt bằng cổ phiếu Upcom.

Để được chọn vào rổ chỉ số Upcom Premium, tổ chức phát hành phải đảm bảo các tiêu chí về kinh tế tài chính, quy định của luật pháp về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán như:

  • Về định lượng: Vốn điều lệ từ 120 tỷ trở lên, kinh doanh có lãi, không lỗ lũy kế trong các năm liền kề. Hoặc vốn điều lệ từ 30 tỷ trở lên, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu lớn hơn 5%, không lỗ lũy kế.
  • Về định tính: Thực hiện kế toán, kiểm toán độc lập, báo cáo tài chính công bố công khai của năm tài chính gần nhất trong quy định cụ thể.

Sàn Upcom

Những chỉ số trên sàn Upcom quan trọng

IX. Lưu ý khi giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom

Bạn cần chú ý 3 điều sau khi giao dịch trên sàn Upcom:

  • Chọn doanh nghiệp công bố công khai rõ ràng. Ưu tiên doanh nghiệp chất lượng cao, uy tín, giá cả hợp lý.
  • Cần có phương án phòng ngừa, cắt lỗ hợp lý.
  • Lưu ý về thời điểm mua: Giá bán thấp ưu tiên trước, nghĩa là rất nhiều người đang chờ để mua nó. Hãy tìm hiểu, theo dõi cổ phiếu để không bỏ lỡ thời điểm giá hời.

X. Có nên mua cổ phiếu của sàn Upcom?

Trên thực tế, sàn Upcom được xem là ẩn chứa nhiều rủi ro hơn sàn chính thức bởi ngoài những cổ phiếu không thanh khoản thì biến động thị trường cũng cao hơn. 

Sàn Upcom ra đời là sân chơi của các cổ phiếu dự bị, Cổ phiếu từ sàn Upcom có thể lột xác để nâng cấp lên một trong 2 sàn có đẳng cấp hơn là HOSE và HNX. Vì vậy, đối với nhiều nhà đầu tư và thậm chí là các quỹ đầu tư thì đây là một mỏ đãi cổ phiếu vàng đặc biệt là các nhà đầu tư có vốn nhỏ.

Việc hiểu, nắm bắt thông tin về sàn Upcom là yếu tố quan trọng đối với nhà đầu tư và nhà giao dịch chứng khoán. Bằng việc nắm vững thông tin, bạn có thể tăng khả năng đưa ra quyết định đầu tư thông minh trên sàn.

Thông qua những thông tin đề cập trong bài, TOPI hy vọng góp phần giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác, khách quan về sàn chứng khoán Upcom – một trong 3 sàn giao dịch nổi bật hiện nay. Chúc các bạn may mắn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon