Facebook Topi

29/03/2023

Lệnh MP là gì? Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán

Lệnh MP trong chứng khoán được sử dụng rất phổ biến. Tìm hiểu ngay lệnh MP là gì, nguyên tắc khớp lệnh và cách đặt lệnh MP mua, bán trên sàn chứng khoán.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Lệnh MP được dùng khi nhà đầu tư muốn mua đuổi, bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá. Lệnh thị trường MP được ưu tiên khớp lệnh cao nhất trong phiên giao dịch.

I. Lệnh MP là gì? Lệnh MP trong chứng khoán là gì?

Lệnh MP (Market Price) tức lệnh thị trường - là lệnh đặt mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán ngay lập tức tại mức giá cao nhất đang có trên thị trường chứng khoán. Lệnh MP được dùng trong các phiên khớp lệnh liên tục, nếu không có lệnh LO (lệnh giới hạn) đối ứng thì nó sẽ bị hủy.

Nhà đầu tư đặt lệnh MP nghĩa là đang muốn mua hoặc bán cổ phiếu bằng mọi giá trong thời gian ngắn nhất. Đây là lệnh giao dịch cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng cần phải nắm được.

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua 120 cổ phiếu BVH với lệnh MP mua, thì sẽ được khớp từ giá thấp nhất đang có trên thị trường tiến dần lên giá cao nhất cho đến khi đủ khối lượng 120 cổ phiếu thì dừng. Nếu chưa đủ khối lượng mà không còn lệnh đối ứng thì số còn lại sẽ bị hủy.

Lệnh MP là gì? Lệnh MP trong chứng khoán là gì?

Lệnh MP được dùng khi muốn mua/bán bằng mọi giá

Lệnh MP là loại lệnh phổ biến trên sàn chứng khoán thế giới. Sử dụng lệnh thị trường sẽ cho phép nhà đầu tư có thêm công cụ lựa chọn, góp phần làm tăng thanh khoản cho thị trường. Lệnh MP dùng khi cần giao dịch liên tục. Hiện nay, các nhà đầu tư tại Việt Nam có thể sử dụng lệnh MP trên sàn HOSE và HNX.

II. Đặc điểm của lệnh MP

Lệnh MP trong chứng khoán có những điểm đặc trưng sau:

- Lệnh được ưu tiên khớp trước các lệnh còn lại nên về cơ bản, lệnh này làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.

- Lệnh MP chỉ thực hiện khi có lệnh LO đối ứng nếu không sẽ bị hủy ngay lập tức.

- Lệnh MP được khớp từng phần nếu còn số lượng sẽ tự động chuyển thành lệnh LO. Nếu sàn chứng khoán hết room thì lệnh thị trường sẽ bị hủy.

- Khi nhập lệnh giới hạn trên hệ thống, nhà đầu tư không cần phải xác định giá mua/bán mà chỉ cần chốt số lượng.

- Lệnh Market Price chỉ được dùng trong phiên khớp lệnh liên tục.

III. Ưu và nhược điểm khi giao dịch với lệnh MP

Ưu điểm lớn nhất của lệnh Market Price chính là giao dịch trên thị trường nhanh chóng vì lệnh này được ưu tiên hơn các lệnh khác. Về độ ưu tiên, lệnh thị trường khi được đưa lên sẽ khớp ngay lập tức nếu có lệnh đối ứng.

Vì thế nếu bạn đang cần mua đuổi, bán tháo thật nhanh thì sử dụng lệnh MP sẽ cực kỳ hợp lý. Việc nhập lệnh Market Price rất đơn giản và nhanh chóng, bạn chỉ cần nhập khối lượng giao dịch mà không cần đặt ra mức giá cụ thể.

Tuy vậy, nhưng lệnh MP có mặt hạn chế lớn nhất là nếu số lượng khớp lệnh lớn sẽ gây biến động thị trường và ảnh hưởng đến sự bình ổn giá.

Khi sử dụng lệnh MP, nhà đầu tư sẽ khó kiểm soát được giá mua hoặc giá bán mà mức giá sẽ tùy thuộc vào thị trường trong từng thời điểm cụ thể. Chính vì vậy, lệnh MP chỉ được dùng trong trường hợp cần mua hoặc bán cổ phiếu bằng mọi giá.

Ưu và nhược điểm khi giao dịch với lệnh MP

Lệnh MP giúp lệnh được khớp nhanh chóng

IV. Nguyên tắc khớp lệnh MP

Lệnh thị trường được khớp với nguyên tắc sau:

- Ngay khi nhập lệnh MP mua hoặc MP bán, hệ thống sẽ hiển thị giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất. 

- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP chưa được hiển thị hết thì sẽ chuyển sang giao dịch với mức giá bán cao hơn và mức giá mua thấp hơn tiếp theo.

- Khi lệnh đối ứng đã hết mà khối lượng lệnh đặt mua MP vẫn còn thì hệ thống sẽ tự động chuyển lệnh MP thành lệnh LO và cho phép mua với giá khớp cuối cùng của lệnh MP trước đó.

- Nếu giá khớp cuối cùng là mức giá thấp nhất so với lệnh bán và cao nhất so với lệnh mua thì lệnh MP sẽ chuyển thành lệnh LO mua với giá trần hoặc LO bán với giá sàn.

Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc khớp lệnh MP:

Nhà đầu tư đặt lệnh MP khối lượng 200 cho cổ phiếu X. Hệ thống báo giá thấp nhất thời điểm hiện tại là 32.000đ/cổ phiếu, khối lượng cho mức giá này là 100. 100 cổ phiếu còn lại chưa được khớp sẽ tiếp tục ở mức giá chờ sẵn là 32.000đ/cổ phiếu.

Nếu chưa hết khối lượng của lệnh MP thì hệ thống chuyển sang lệnh giới hạn và được tiến hành khớp lệnh mua với mức giá cao hơn sao với mức mua cuối cùng gần nhất 1 đơn vị. Nếu mức giá mua cuối cùng là mức trần thì lệnh giới hạn sẽ khớp với mức giá đó.

Vậy nếu như mức giá khớp cuối cùng là mua giá trần/ hoặc bán giá sàn thì sẽ thế nào? 

Đối với lệnh MP mua: Nếu giá khớp cuối cùng là giá trần, lệnh MP mua được chuyển thành LO mua tại mức giá trần. 

Đối với lệnh MP bán: Trường hợp mức giá khớp cuối cùng là giá sàn, lệnh MP bán được hệ thống chuyển thành lệnh LO bán tại mức giá sàn.

Nguyên tắc khớp lệnh MP

Lệnh MP được ưu tiên khớp trước khi có lệnh đối ứng

V. Các loại lệnh MP trong giao dịch chứng khoán

Khác với lệnh ATOlệnh ATC (chỉ giao dịch tại mức giá mở cửa hoặc đóng cửa) hay lệnh LO có hiệu lực suốt phiên, lệnh MP chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục. Hơn nữa, lệnh này chỉ sử dụng trên sàn HOSE.

Có 3 loại lệnh MP được diễn giải tại sàn HNX:

Lệnh thị trường khớp và huỷ - Lệnh MAK: Có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.

Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy - Lệnh MOK: Nếu không thực hiện được toàn bộ thì bị hủy ngay sau khi nhập.

Lệnh thị trường giới hạn - Lệnh MTL: Nếu không khớp được toàn bộ thì phần còn lại chuyển thành lệnh LO.

Trên bảng giá, lệnh MP mua sẽ hiển thị là B (Buy), lệnh MP bán được hiển thị là S (Sale). Lệnh MP sẽ tự động bị hủy nếu không có lệnh LO (lệnh giới hạn) đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch chứng khoán.

VI. Các bước đặt lệnh MP trong chứng khoán

Để có thể đặt lệnh MP trong giao dịch chứng khoán, bạn cần truy cập website hoặc tải ứng dụng mua, bán chứng khoán về máy tính 

Để đặt lệnh thị trường, bạn truy cập website hoặc ứng dụng của HOSE hoặc công ty chứng khoán để tiến hành đăng nhập tài khoản.

Chọn mục phiếu lệnh, sau đó chọn lệnh mua hoặc bán rồi điền thông tin về khối lượng và giá giao dịch của cổ phiếu bạn muốn giao dịch. 

Tại mục giá, bạn điền chữ MP

Kiểm tra lại thông tin cổ phiếu và khối lượng một lần nữa rồi click vào “Đặt lệnh”.

Mã OTP được gửi về số điện thoại bạn đăng ký, bạn nhập mã OTP và click vào “Xác nhận” để hoàn thành đặt lệnh MP.

Các bước đặt lệnh MP trong chứng khoán

Bạn có thể đặt lệnh MP tại website hoặc ứng dụng mua bán cổ phiếu

VII. So sánh lệnh MP và lệnh LO

Lệnh LO hay còn gọi là lệnh giới hạn - là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh này được nhà đầu tư sử dụng nhiều, được thực hiện suốt phiên, trừ giao dịch thỏa thuận sau 14h45. Tại sàn UPCOM thì lệnh này được thực hiện đến 15h.

Lệnh LO có hiệu lực từ khi được nhập vào hệ thống cho đến kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi bị huỷ bỏ. Lệnh LO được gửi lên hệ thống trước khi phiên giao dịch diễn ra hoặc trong giờ nghỉ trưa thì sẽ hiển thị ở trạng thái "chờ gửi" và sẽ có hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu

Có 2 điểm khác nhau cơ bản giữa lệnh MP và lệnh LO là: 

Tiêu chí Lệnh MP Lệnh LO
Thời gian lệnh được sử dụng Chỉ được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục Sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh suốt trong ngày giao dịch
Giá khớp lệnh Được ưu tiên khớp tại mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường Được khớp mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá đặt lệnh
Sàn áp dụng HOSE và HNX Tất cả các sàn
Ưu tiên khớp lệnh ĐƯợc ưu tiên khớp trước các lệnh khác khi có lệnh đối ứng Được ưu tiên khớp sau lệnh ATO và ATC, trong phiên khớp lệnh liên tục sẽ ưu tiên sau lệnh MP

VIII. Bí quyết giao dịch với lệnh MP hiệu quả

Lệnh thị trường MP chỉ phù hợp khi nhà đầu tư thực sự muốn mua đuổi, bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá trong phiên khớp lệnh liên tục, ưu tiên thời gian hơn mức giá.

Ví dụ như khi nghe ngóng được thông tin tốt cho rằng cổ phiếu sẽ tăng giá mạnh sắp tới thì lúc này, nhà đầu tư đặt lệnh MP mua và sẵn sàng mua với giá cao và thu gom thật nhanh. Ngược lại, nếu xuất hiện thông tin bất lợi thì nhà đầu tư sẵn sàng đặt lệnh MB bán để bán với giá thấp để thoát hàng khẩn cấp.

Bí quyết giao dịch với lệnh MP hiệu quả

Đặt lênh MP trong các giao dịch chứng khoán

Lệnh MP ưu tiên thời gian và thuận tiện khi đặt vì chỉ cần đưa ra khối lượng, không yêu mức giá cụ thể và lệnh này được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO.

Giống như các lệnh khác trên thị trường chứng khoán, việc khớp lệnh sẽ có một độ trễ nhất định trong quá trình hệ thống xử lý. Trường hợp nghẽn mạng, thì lệnh MP có thể bị từ chối khớp, nhất là trong thời điểm đầu phiên giao dịch hoặc khi giá mở cửa chưa được xác định

Qua bài viết trên, TOPI hy vọng bạn đã hiểu thêm về lệnh MP là gì và biết cách áp dụng để chớp lấy cơ hội sở hữu cổ phiếu ở mức giá thấp hoặc bán ra để chốt lời kỳ vọng. Hãy theo dõi thêm các bài viết của TOPI để biết thêm những cách đầu tư chứng khoán hiệu quả.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI