Lệnh PLO là lệnh chỉ có tại sàn HNX và được chốt sau giờ. Nếu nắm được bí quyết sử dụng lệnh PLO, nhà đầu tư sẽ có được giao dịch mua / bán hiệu quả.
1. Lệnh PLO là gì?
Lệnh PLO (Post Limit Order) được biết là lệnh dành cho giao dịch khớp lệnh sau giờ đóng cửa và dành riêng cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. - sàn chứng khoán HNX. Lệnh PLO sẽ được áp dụng trong vòng 15 phút cho các giao dịch sau giờ đóng cửa, từ 14h45 – 15h.
Trong khoảng thời gian này, các nhà đầu tư có thể thực hiện mua và bán chứng khoán theo mức giá duy nhất đã được ấn định trong phiên khớp lệnh định kỳ đã kết thúc trước đó với những quy tắc ưu tiên khớp lệnh.
Khung giờ khớp lệnh PLO là 15 phút sau giờ chốt phiên
Lệnh PLO là giải pháp tốt cho những nhà đầu tư chứng khoán bận rộn, không kịp theo sát và đặt lệnh trong giờ. Việc áp dụng lệnh PLO cũng giúp làm gia tăng cơ hội khớp lệnh cho các nhà đầu tư trên sàn HNX.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua 20.000 cổ phiếu và đặt lệnh PLO trên hệ thống. Bên bán đang có lệnh bán 25.000 cổ cố phiếu thì bên hệ thống họ sẽ khớp lệnh 20.000 và phía bên bán chỉ còn hiển thị ở mức 5.000 cổ phiếu.
2. Đặc điểm của lệnh PLO
Để có thể giao dịch dễ dàng, bạn cần nắm rõ những đặc điểm của lệnh PLO chứng khoán như sau:
Thời gian đặt lệnh và khớp lệnh PLO
Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh PLO cho giao dịch mua hoặc bán sau khi kết thúc phiên định kỳ đóng cửa. Tức là lệnh PLO được đặt vào khoảng từ 14h45 đến 15h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Lệnh PLO sẽ được khớp ngay khi có sẵn lệnh đối ứng đang chờ với mức giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.
Lệnh PLO mua hoặc bán sẽ được khớp lệnh ngay khi nhà đầu tư nhập lên hệ thống nếu có sẵn lệnh đối ứng đang chờ. Mức giá để thực hiện giao dịch với lệnh PLO là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối ngày.
Khung giờ chốt lệnh PLO và các lệnh khác trên các sàn chứng khoán Việt Nam
Trường hợp lệnh PLO bị từ chối và bị hủy
Lệnh PLO sẽ bị từ chối nhập lên hệ thống nếu không thể xác định được mức giá thực hiện khớp lệnh.
Lệnh sẽ bị từ chối nếu trong phiên khớp lệnh liên tục, khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được mức giá thực hiện để khớp lệnh.
Lệnh PLO bị hủy nếu nhà đầu tư chưa hoàn thành các bước giao dịch hoặc chưa được thực hiện khi kết thúc phiên khớp lệnh sau giờ.
Khi đặt lệnh PLO trong phiên giao dịch, nhà đầu tư sẽ không được sửa hay hủy lệnh.
Mức giá khớp lệnh
Lệnh PLO chỉ được khớp tại một mức giá duy nhất trong ngày, đó là giá cuối cùng tại sàn HNX trong phiên ngày.
Lệnh PLO chỉ khớp tại 1 mức giá duy nhất là giá cuối cùng tại sàn giao dịch
Nếu trong phiên giao dịch không có cổ phiếu nào được mua hoặc bán thì sẽ không thể xác định được mức giá cuối cùng, do đó lệnh PLO sẽ không thể được đẩy lên hệ thống.
Lệnh PLO sẽ khớp ngay nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn với mức giá đóng cửa của ngày giao dịch.
3. Ưu và nhược điểm của lệnh PLO
Ưu điểm của lệnh PLO
Nhà đầu tư có thể dự đoán trước giá của lệnh PLO bởi vì sau khi phiên khớp lệnh định kỳ kết thúc sẽ là phiên khớp lệnh sau giờ, theo quy định thì giá của lệnh PLO chính là giá cuối cùng trong phiên giao dịch.
Do vậy mức giá lệnh PLO không cố định mà sẽ phụ thuộc vào giá của phiên cuối cùng.
Lệnh giao dịch sau giờ giúp tạo thêm cơ hội nếu như nhà đầu tư đang suy nghĩ nhưng chưa kịp đặt lệnh mua bán trong phiên giao dịch định kỳ.
Nhược điểm của lệnh PLO
Ngoài những ưu điểm trên, lệnh khớp sau giờ cũng tồn tại mặt hạn chế như:
Nhà đầu tư sẽ không biết được chính xác khối lượng mà bên bán sẽ đưa lên sàn nên có phần bị động khi giao dịch.
Khi lệnh được nhập lên, nhà đầu tư phải chờ đến khi lệnh hết hiệu lực, sẽ không được sửa, thay đổi hay huỷ lệnh.
4. Khi nào thì nên sử dụng lệnh PLO?
Không phải lúc nào việc đặt lệnh PLO cũng được khuyến khích, nhà đầu tư cần phải xem xét thêm các yếu tố như:
Nên đặt lệnh PLO khi thấy rõ xu hướng giá của cổ phiếu. Nhà đầu tư muốn sở hữu theo xu hướng giá đó thì nên đặt lệnh sau giờ để đạt được mục tiêu.
Các lệnh giao dịch chứng khoán đều có giờ giao dịch và những ưu tiên riêng, đối với nhà đầu tư quá bận rộn hoặc có việc không thể bỏ lỡ thì có thể sử dụng lệnh PLO để tăng cơ hội mua, bán.
5. Nguyên tắc sử dụng lệnh PLO trong giao dịch chứng khoán
Sau đây sẽ là một vài nguyên tắc dành nhà đầu tư cần nắm được trước khi tiến hành đặt lệnh PLO.
PLO là lệnh mua hoặc bán cổ phiếu ngay tại mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày.
Lệnh PLO chỉ có thể nhập vào hệ thống khi đến phiên giao dịch sau giờ.
Lệnh PLO chỉ có thể được khớp nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn.
Lệnh khớp sau giờ sẽ không thể hủy hay sửa đổi
Ví dụ: Bạn muốn mua 15.000 cổ phiếu và đặt lệnh PLO ngay trên hệ thống. Còn bên bán đang có lệnh bán 20.000 cổ phiếu thì hệ thống sẽ khớp lệnh 15.000 và bên bán chỉ còn hiển thị ở mức 5.000 cổ phiếu.
Một khi lệnh được nhập lên, nhà đầu tư không được sửa hay hủy lệnh trong phiên giao dịch.
Chứng khoán không có thanh khoản thì lệnh giao dịch sẽ không được ghi lên hệ thống.
Có thể nói lệnh PLO được xem là một giải pháp tối ưu mà các nhà đầu tư bận rộn có thể sử dụng để có cơ hội giao dịch được mã chứng khoán ưa thích trong ngày.
6. Cách sử dụng lệnh PLO trong chứng khoán
Để đặt lệnh PLO nhanh, thao tác đơn giản, nhà đầu tư có thể sử dụng nền tảng giao dịch chứng khoán trực tuyến
Nếu thị trường xuất hiện xu hướng rõ ràng về giá của cổ phiếu, nhà đầu tư muốn giao dịch thuận theo xu hướng giá đó thì hãy mạnh dạn đặt lệnh PLO để có thể thu được nhiều lợi nhuận như mong đợi.
Mỗi lệnh chứng khoán đều sẽ có quy định về giờ, thời điểm giao dịch nhưng riêng lệnh PLO thì bạn hoàn toàn có thể giao dịch ngoài giờ
Nếu là đại diện của một doanh nghiệp về chứng khoán thì bạn có quyền đặt lệnh online và hẹn giờ để đến phiên giao dịch bình thường.
Qua những thông tin TOPI chia sẻ ở trên, hy vọng có thể giúp các nhà đầu tư bận rộn có thể nắm rõ được đặc điểm cũng như cách sử dụng lệnh PLO sao cho hiệu quả. Đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị về cách phân tích thị trường và phong cách đầu tư hiệu quả được các chuyên gia chia sẻ tại website nhé!