Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng mà bất kì ai cũng cần phải học hỏi để tránh gặp phải tình trạng đầu tháng ví rủng rỉnh, cuối tháng bấm bụng cắt giảm chi tiêu. Dù bạn ở độ tuổi nào và theo từng giai đoạn khác nhau đều có cách quản lý tài chính phù hợp cho từng mục đích. Học cách quản lý tiền bạc, đầu tư đúng chỗ không bao giờ là muộn.
Vấn đề quan trọng mà ai cũng cần biết để định hướng tốt cho tương lai mình là quản lý tài chính cá nhân. Thế nhưng, không phải ai cũng biết thiết lập những kế hoạch quản lý tài chính cho hợp lý. Bài viết sẽ chia sẻ đến bạn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
I. Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là những những yếu tố có liên quan tới việc quản lý, sử dụng, hạch toán tiền của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có một mục tiêu tài chính và những vấn tài chính cá nhân khác nhau. Do đó mà khả năng kiếm tiền, chi tiêu, đầu tư, tích lũy… của mỗi người là khác nhau.
Việc mà bất cứ ai cũng muốn hướng đến là xây dựng cho mình một sức khỏe tài chính tốt, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để làm được. Hiểu về tài chính cá nhân sẽ giúp bạn sử dụng đồng tiền một cách thông minh, có một cuộc sống thoải mái hơn.
II. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý: là công việc mà người đứng đầu hoặc chủ thể sẽ đứng ra đưa kế hoạch, chỉ đạo, sắp xếp công việc cho người khác thực hiện sao cho đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.
Tài chính cá nhân: là tài sản của một cá nhân hoặc gia đình (bao gồm các loại tài sản, thu nhập, bảo hiểm và tiết kiệm…)
Quản lý tài chính cá nhân là điều mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay
Quản lý tài chính cá nhân hiểu đơn giản là quản lý tiền bạc, sắp xếp chi tiêu, lên kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch cho việc nghỉ hưu một cách hợp lý. Mục đích của việc này là giúp đồng tiền tự sinh ra lợi nhuận. Trong đó, bạn đóng vai trò là người quản lý cấp cao nhất, có quyền điều hành, quyết định mọi công việc. Biết cách quản lý tài chính cá nhân cũng đồng nghĩa với việc biết sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả, từ đó có được một cuộc sống thoải mái hơn, tránh phải những rủi ro tài chính không đáng có.
III. Vai trò của việc quản lý tài chính cá nhân
Có một sự thật rằng, đôi khi kiếm thật nhiều tiền vẫn không đủ để bạn trở nên tự chủ về tài chính hoặc giàu có nếu như bạn chưa thực sự biết cách quản lí tài chính cá nhân hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả có vai trò cực kì quan trọng đối với mỗi con người bởi nó mang lại những giá trị sau:
1. Mang lại cuộc sống ổn định
Việc quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn có kế hoạch quản lý những khoản chi tiêu. Từ đó đảm bảo cân bằng được tài chính, chi tiêu hợp lý, biết cách đầu tư và tiết kiệm tiền một cách hợp lý.
2. Có nguồn ngân sách dự bị sẵn trong tương lai
Như chúng ta đã biết, quản lý tài chính cá nhân tốt để mục tiêu hướng tới tự do tài chính, độc lập tài chính trong tương lai. Một trong những lợi thế lớn nhất của việc quản lý tài chính thông minh là biết cách đầu tư và tiết kiệm từ sớm.
Yếu tố thời gian là quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tài sản của bạn trong tương lai. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân thông minh là cách giúp bạn có nguồn ngân sách ổn định trong tương lai.
3. Chủ động trong mọi vấn đề về tài chính
Khoản dự phòng tốt sẽ giúp bạn tự tin đưa ra những quyết định tài chính. Chủ động trong những trường hợp khẩn như sức khỏe, tai nạn… Do đó, muốn không bị ảnh hưởng khi đưa ra những quyết định quan trọng thì việc quản lý và xây dựng kế hoạch tài chính là là vô cùng cần thiết.
Chủ động trong mọi quyết định liên quan tới tài chính
4. Đảm bảo thực hiện các dự định tương lai
Việc mua nhà, mua xe cần phải có một khoản tài chính đủ lớn và đó cũng là mục tiêu lớn trong đời của nhiều người. Kế hoạch mua nhà, mua xe có thể phải được lên trước đó vài năm hay vài chục năm.
Có những người có kế hoạch đúng đắn thì thời gian để mua được nhà hay mua được xe sẽ ngắn, có những người không có kế hoạch tài chính cụ thể thì thời gian để thực hiện được mục tiêu này sẽ dài hơn và có thể không thực hiện được.
Quản lý tài chính cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới tài chính của mỗi cá nhân
5. Giúp mỗi cá nhân biết sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả
Con người bị lệ thuộc và chi phối rất nhiều bởi đồng tiền trong rất nhiều trường hợp. Việc sử dụng đồng tiền như thế nào cho hiệu quả và biến nó thành công cụ phục vụ nhu cầu cầu và cuộc sống của chúng ta là điều quan trọng hơn hết.
6. Nâng cao mức sống
Quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn nâng cao mức sống cá nhân, gia tăng tài sản và ổn định mọi mặt của cuộc sống. Khi bạn đã không còn phụ thuộc vào tiền thì bạn sẽ có thể đầu tư vào những thứ tốt nhất, phù hợp nhất cho bản thân, có điều kiện thỏa mãn những sở thích cũng như nhu cầu bản thân ở một mức sống cao hơn.
7. Hạn chế những khoản nợ
Nợ thì sẽ có nợ xấu và nợ tốt. Những khoản nợ xấu kiến bạn ngày càng nghèo đi và tài chính cũng ngày càng suy kiệt, ngược lại, những người làm chủ tài chính sẽ có những khoản nợ tốt, những khoản nợ này sinh ra lợi nhuận cho họ và tạo thành một nguồn thu nhập ổn định.
Nợ không phải là vấn đề nghiệm trọng, tuy nhiên việc kiểm soát nợ làm sao cho không ảnh hưởng tới tài chính là vấn đề mà ai cũng quan tâm. Để hạn chế những khoản nợ thì bạn cần phải áp dụng những cách quản lý tài chính cá nhân sao cho phù hợp.
IV. Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Một khi an tâm về tài chính, tinh thần của bạn cũng sẽ thoải mái, phấn chấn hơn, chất lượng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần được nâng cao Đặc biệt, nguồn tiền dư dả sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển và lựa chọn cuộc sống của bản thân mình một cách chủ động.
Dưới đây là 3 công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được áp dụng nhiều nhất:
1. Quy tắc 6 cái lọ quản lý tài chính cá nhân
Quy tắc 6 chiếc lọ giúp cá nhân quản lý tài chính hiệu quả
Công thức 6 chiếc lọ - bí quyết quản lý tài chính nổi tiếng trên thế giới được giới thiệu bởi tác giả cuốn sách bạn chạy nổi tiếng “Bí mật tư duy triệu phú” của T.Harv Eker
Lọ 1: Quỹ nhu cầu thiết yếu 55%: Mục đích của việc kiếm tiền đó là làm cho cuộc sống thoải mái, hạnh phúc vì vậy mà đừng bao giờ bỏ quên hiện tại chỉ nghĩ tới tương lai.
Các nhu cầu thiết yếu hàng ngày được phục vụ đầy đủ thì mới có động lực, sức khỏe để cố gắng cho tương lai.
Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn 10%: Dành cho những dự định đã lên cho tương lai hoặc các trường hợp bất chợt xảy ra như ốm đau, bệnh tật.
Lọ 3: Quỹ giáo dục 5%: Càng có nhiều kiến thức thì càng thành công vì vậy mà việc bổ sung, nâng cao kiến thức chưa bao giờ là đủ. Quỹ này có thể sử dụng để đầu tư cho việc học thêm các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm mà bạn thấy cần thiết.
Lọ 4: Quỹ hưởng thụ 10%: Đây là quỹ dành cho chính bản thân bạn vì những nỗ lực, vất vả mà bạn bỏ ra. Hãy dùng số tiền này tự thưởng cho mình để cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn như 1 bộ quần áo đẹp, 1 gói spa, 1 chuyến du lịch…
Lọ 5: Quỹ tự do tài chính 10%: Một số tiền dành riêng cho những dự định, mục tiêu trong tương lai. Quỹ này có thể được dùng bất kỳ lúc nào bạn muốn. Nguồn quỹ này cũng có thể được mang đi đầu tư, khi đạt được sự ổn định, cuộc sống dư dả, quỹ này có thể giúp bạn nghỉ hưu sớm.
Lọ 6: Quỹ từ thiện 10%: Cho đi cũng là một cách để nhận lại về niềm vui và hạnh phúc. Quỹ này được lập ra để bạn có một khoản có thể giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc là tham gia các hoạt động từ thiện…
Quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân
2. Phương pháp 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là phương pháp quản lý tài chính cá nhân được nhiều người áp dụng bởi có tính thực tế cao. Nguyên tắc này dựa trên việc chia thu nhập hàng tháng ra làm 3 phần với tỉ trọng lần lượt là 50%, 30%, 20%.
Phương pháp 50/30/20 có hiệu quả tốt trong việc quản lý tài chính
Trong đó:
50% thu nhập dùng chi tiêu cho các chi phí cố định: nhà cửa, ăn uống, đi lại… Đây là các chi phí cố định hàng tháng, nên ghi lại để tối ưu các loại chi phí trong 50% số tiền bạn kiếm được.
30% thu nhập dùng cho chi phí sinh hoạt: Gồm các chi phí: mua sắn, giải trí, ngoại giao và các chi phí phát sinh. Đây là những chi phí sẽ không cố định nên là có thể cân nhắc đưa ra 1 mức trung bình cho các tháng hoặc giảm xuống mức thấp nhất có thể.
20% dành để trả nợ, tiết kiệm cho các mục tiêu. Chia phần dành dụm thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu để theo dõi.
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 được áp dụng rất hiệu quả
3. Không chi tiêu nhiều hơn số tiền nhận được
Đây là một trong những quy tắc tài chính mà bạn nên tham khảo và áp dụng trong cuộc sống của mình: Không mua những sản phẩm tiêu sản lớn hơn 10% tổng tài sản bạn đang có, bởi vì các sản phẩm tiêu sản là những thứ không mang lại giá trị lâu dài, mà còn giảm đi theo thời gian.
Nếu thu nhập đang có ở mức trung bình, hãy cố gắng không chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được để tránh lâm vào cảnh nợ nần. Đừng cố gắng trở lên giàu có mà hãy thực sự giàu có.
V. Các kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả
Có thể hiểu đầu tư tài chính là hình thức đầu tư thông các hình thức đầu tư tài chính như chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu), bất động sản, thị trường ngoại hối, hay qua các công cụ tài chính khác để kiếm được lợi nhuận từ những khoản tiền nhàn rỗi. Mọi người thường tìm đến các kênh đầu tư tài chính với những nhu cầu khác nhau như nghỉ hưu sớm, tích trữ được tiền tài, hay nâng cao chất lượng cuộc sống. Và dù với mục đích nào thì cũng nên gửi niềm tin vào những kênh đầu tư uy tín, an toàn.
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và nhận lãi từ số tiền gửi này. Tuy nhiên, cần đầu tư dài hạn mới có thể sinh lời. Hiện nay có các gói gửi tiết kiệm ngân hàng được nhiều người ưa chuộng như gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn, gửi tiết kiệm với lãi suất thả nổi, gửi góp.
Những kênh đầu tư giúp bạn đầu tư tài chính một cách an toàn và hiệu quả
Dưới đây là 10 kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả nhất:
Gửi tiết kiệm lãi suất kép ở các ngân hàng: Một trong những ưu điểm nổi trội mà hình thức này sở hữu hơn bất kỳ kênh đầu tư nào khác đó chính là thanh khoản nhanh và hoàn toàn do bạn quyết định.
Lãi suất kép là khi bạn giữ nguyên cả gốc và lãi để gia tăng các kỳ hạn gửi tiền trong thời gian dài. Tuy nhiên hình thức này sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy nhiên, đây vẫn là 1 kênh đầu tư an toàn, sinh lời và linh hoạt, vì vậy bạn có thể chia số vốn đang có để tham gia 1 phần.
Đầu tư vàng: Đây là một kênh đầu tư có tuổi đời lâu nhưng không lỗi thời. Sở hữu ưu điểm nổi trội là tính thanh khoản cao, có xu hướng tăng theo thời gian và phù hợp với nhiều nhà đầu tư.
Đầu tư vàng bằng số vốn nhàn rỗi thì không bao giờ sợ lỗ. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức đầu tư này nằm ở việc bảo quản vàng vật lý, nếu như gửi ở tủ bảo mật của ngân hàng thì bạn sẽ mất thêm chi phí bảo quản.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ: Ngoài việc hạn chế tổn thất xảy ra trong cuộc sống thì bảo hiểm còn có thể tham gia để tăng tài sản. Với mục đích gia tăng tài sản thì bạn nên lựa chọn gói bảo hiểm thiên về đầu tư hơn sức khỏe.
Tham gia đầu tư chứng khoán: Đây là kênh đầu tư thu hút được nhiều người có am hiểu về tài chính, kinh tế và có khả năng nắm bắt thị trường nhanh. Bạn có thể tự đầu tư hoặc là thông qua các quỹ, các công ty tài chính.
Với số vốn bỏ ra cũng không nhiều (từ 3 – 5 triệu) là có thể mở tài khoản và tham gia đầu tư. Tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi nhà đầu tư có lượng kiến thức nhất định để tránh bị thua lỗ.
Ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường chứng khoán
Đầu tư trái phiếu: Đây cũng là một trong những kênh đầu tư an toàn bởi trái phiếu không bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động kinh doanh của công ty. Trái phiếu còn có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm, vì vậy nhiều người lựa chọn loại hình này thay vì gửi ngân hàng.
Đầu tư vào các quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là quỹ được lập ra để các nhà đầu tư góp vốn cùng đầu tư và được vận hành bởi các công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Kênh đầu tư này phù hợp với nhiều đối tượng bởi không yêu cầu kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là yêu cầu có một số vốn ban đầu khá lớn từ vài chục đến vài trăm triệu.
Đầu tư bất động sản: Đây là một loại hình đầu tư nhiều người quan tâm nhưng lại có tâm lý cần nhiều tiền, song hiện nay có nhiều kênh đầu tư hàng hóa này mà không cần yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ vốn lớn.
Vì dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nhà tăng mạnh vì thế bất động sản theo thời gian cũng leo thang là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, đây là kênh đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn so với cổ phiếu, vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư.
Đầu tư vào ngoại tệ: Thị trường ngoại tệ là kênh đầu tư không còn xa lạ, nhà đầu tư dựa vào sự chênh lệch giá của các đồng tiền trên thế giới để kiếm lời. Sản phẩm tài chính này có ưu điểm là tính thanh khoản cao, chuyển đổi tiền mặt nhanh chóng.
Nhược điểm của kênh đầu tư ngoại tệ nằm ở việc nhiều sàn ngoại tệ ảo với các chiêu thức tinh vi, và kênh đầu tư này chưa được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam. Vì vậy, bạn nên tham khảo và chỉ đầu tư khi nắm rõ được bản chất cũng như có kiến thức sâu về thị trường này.
Đầu tư tiền mã hóa đang có giá trị thấp: Tiền điện tử là loại sản phẩm tài chính đầu tư có thể mang lại cho nhà đầu tư lợi suất 100 lần và cũng khiến nhà đầu tư mất hết tài khoản bất cứ lúc nào. Nếu muốn đầu tư tiền ảo bạn nên hiểu rõ người đứng sau các mã tiền ảo là ai và lịch sử tồn tại của đồng tiền đó như thế nào để hạn chế rủi ro.
Đầu tư vào bản thân: Đây là sự lựa chọn đầu tư nên được xếp thứ tự đầu tiên. Bạn có thể đầu tư kiến thức cho mình để có đủ hiểu biết kiểm soát được nguồn tài chính của bản thân chi tiêu sao cho hợp lý, lựa chọn kênh đầu tư khôn ngoan để mang lại nguồn thu nhập tốt.
Việc quản lý tài chính không có nghĩa là bạn phải chi tiêu tằn tiện, khiến bản thân sống thiếu thốn, khổ sở. Mà bạn cần phải lên những kế hoạch, phương án phân bố chi tiêu hợp lý như một khoản chi hằng ngày, khoản để tiết kiệm, khoản để tự thưởng cho bản thân... Có thể nói việc lập bảng kế hoạch giúp bạn có thể chủ động trong việc chi tiêu hợp lý và hiệu quả hơn.
VI. Bí quyết quản lý tài chính cá nhân tối ưu
Để giải quyết bài toán tài chính cá nhân, bạn cần xác định các chỉ số như: Nguồn ngân sách (thống kê các khoản thu nhập cố định mà bạn có), hạn chế dùng thẻ tín dụng, hãy dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, luôn tuân thủ kế hoạch, kiên nhẫn.
Cần xác định năng lực tài chính cá nhân thông qua các chỉ số
1. Lập mục tiêu tài chính cá nhân chi tiết
Hãy lập bảng cân đối tài chính cá nhân bằng cách liệt kê các mục tiêu bạn muốn đạt được càng cụ thể càng tốt theo thứ tự ưu tiên: mục tiêu ngắn hạn (tiết kiệm tiền đi du lịch chẳng hạn), mục tiêu lâu dài (mua nhà, nghỉ hưu sớm…). Đối với các mục tiêu ngắn hạn, hãy giảm thiểu chi tiêu nhất có thể và hạn chế dùng thẻ tín dụng.
2. Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cho riêng mình
Dựa vào mục tiêu và các quy tắc, bạn thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân để từng bước cán đích. Bạn có thể thêm các bước thực hiện hoặc lên mục tiêu theo tháng, quý để kế hoạch rõ ràng hơn.
Hãy thêm các bước thực hiện hoặc cột mốc quan trọng để tiện theo dõi và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
3. Không nên mắc phải nợ xấu
Các khoản nợ xấu sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu tài chính của bạn. Hãy ưu tiên trả hết các khoản nợ, sau đây là một số bí quyết giải quyết nợ:
Thanh lý đồ dùng không cần đến nữa để có thêm tiền.
Tăng thu nhập bằng một công việc nữa để tăng tiền trả nợ.
Cắt giảm ngân sách cho những khoản chi không thực sự cần thiết để dành trả nợ.
4. Tìm hiểu nhiều kiến thức quản lý tài chính cá nhân từ chuyên gia
Quản lý tài sản của mình từ những chi tiêu nhỏ nhất
Nếu bạn muốn học cách quản lý tài sản hiệu quả và đầu tư số tiền nhàn rỗi thì có thể tham vấn kiến thức từ chuyên gia tài chính hoặc những người có kinh nghiệm như bố mẹ, anh chị, đồng nghiệp… Điều này nhằm hạn chế rủi ro nhất có thể.
VII. Công cụ quản lý tài chính cá nhân tốt nhất
Để quản trị tốt tài chính cá nhân, ngoài kiến thức về tài chính, bạn cần có công cụ ghi chép và quản lý chi tiêu hiệu quả và định kỳ cần xem xét lại, xác định những khoản chi tiêu hợp lý và không hợp lý để điều chỉnh. Học được nghệ thuật tiêu tiền bạn mới có thể thực hiện mục tiêu và làm giàu nhanh chóng.
1. Sử dụng sổ ghi chép
Nên mang theo một quyển sổ nhỏ bên mình để ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày, dù là nhỏ nhất, điều này có thể giúp bạn kiểm soát tốt cách chi tiêu. Cách tốt nhất là bạn hãy chủ động ghi ra trước các đề mục dự định chi và chỉ cần bổ sung số tiền thực tế vào sổ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể học phương pháp quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật với sổ Kakeibo. Ghi chép chi tiêu vào sổ Kakeibo được người Nhật ứng dụng rộng rãi
Mỗi khi có ý định tiêu tiền, bạn phải trả lời 4 câu hỏi để xác định mức độ cần thiết của khoản chi:
- Bạn đang có bao nhiêu tiền?
- Mục tiêu tiết kiệm bao nhiêu?
- Bạn chi cho việc này bao nhiêu tiền?
- Làm thế nào để hạn chế chi tiêu?
Học cách ghi chép và chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm theo phong cách người Nhật
2. Sử dụng bảng excel
Chỉ cần biết một chút về sử dụng phần mềm excel một cách cơ bản là bạn có thể tự mình hạch toán chi tiêu, lên bảng thống kê và tính toán thu chi.
Cách sử dụng công cụ excel như sau: Hàng ngày bạn ghi lại tổng thu nhập, các khoản chi, khoản tiền tiết kiệm được, khoản công nợ, thiết lập giới hạn chi tiêu, tính toán số dư, khoản tiết kiệm hoặc đầu tư…
Chỉ cần bạn ghi chép thông tin hàng ngày, phần mềm excel với tính năng hỗ trợ tính toán, thiết lập biểu đồ tự động sẽ giúp bạn giám sát ngân sách và dòng tiền đã sử dụng, đầu tư có hiệu quả như kế hoạch.
3. Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính online
Bạn có thể sử dụng nhiều ứng dụng quản lý tài chính cá nhân miễn phí trên máy tính hoặc app quản lý tài sản dành cho người Việt như sổ thu chi Misa, ứng dụng PocketGuard, app Money Helper, phần mềm quản lý chi tiêu HomeBudget, Money Lover, Money Manager Expense & Budget.
- Sổ thu chi MISA: Giúp bạn quản lý, ghi lại chi tiêu hàng ngày theo từng hạng mục. Hệ thống báo cáo cung cấp đầy đủ số liệu, giúp bạn đưa ra được những thay đổi kịp thời.
- Money Lover là ứng dụng thông minh và dễ sử dụng, cho phép quản lý và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu, tạo lập, theo dõi kế hoạch tài chính trong tương lai. Bạn chỉ tốn vài phút để ghi chép chi tiêu hàng ngày và phân loại các mục như: thức ăn, mua sắm,...
- Mint giúp bạn nắm rõ tất tiền của bạn đi đâu về đâu bằng cách liên kết với thẻ ngân hàng. Mint theo dõi các hóa đơn để đảm bảo không bỏ lỡ kỳ thanh toán nào. Nó còn đưa ra cảnh báo khi chi tiêu có dấu hiệu quá trớn.
Một trong những ứng dụng quản lý tài chính cá nhân toàn diện đang được chú ý nhất hiện nay là TOPI. Để sử dụng tính năng này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập các thông tin cần thiết, ứng dụng sẽ tự động đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhất dành cho bạn. Nếu tự mình nghiên cứu hoặc thuê chuyên gia từ công ty tài chính tư vấn, bạn sẽ mất nhiều thời gian hoặc chịu nhiều chi phí. Thay vào đó, khi sử dụng tính năng quản lý tài chính online tại TOPI, bạn không phải mất nhiều thời gian hoặc chi phí mà vẫn có những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.
Sử dụng các app tài chính để quản lý dòng tiền hiệu quả
VIII. Những câu hỏi thường gặp
1. Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên lưu ý gì?
Khi mới học quản trị tài chính cá nhân, bạn cần kiên định với mục tiêu. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy không quen, nhưng dần bạn sẽ hình thành được kỷ luật tiết kiệm và chi tiêu cho bản thân.
2. Nên quản lý dòng tiền cá nhân qua đâu?
Bạn có thể sử dụng sổ Kakeibo, phần mềm excel hay ứng dụng / app quản lý tài chính trên điện thoại… tùy theo sở thích. Tốt nhất là nên dùng app trên điện thoại bởi đây là cách quản lý dòng tiền cá nhân được giới trẻ yêu thích, bạn có thể dễ dàng cập nhật và cập nhật tình trạng tài chính mới nhất ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.
3. Rủi ro khi không biết quản lý tài chính cá nhân là gì?
Nhiều sai lầm khiến bạn có thể phá vỡ nguyên tắc quản lý tài chính như mua sắm vô độ, mắc nợ xấu, thiếu kiên định khi thực hiện kế hoạch… Hãy cố gắng khắc phục các sai lầm đó để đạt được mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn.
Bạn có thể đọc thêm những sách về quản lý tài chính cá nhân để có nhiều phương pháp hiệu quả, từng bước nâng cao năng lực tài chính của mình. Hãy theo dõi TOPI để có nhiều kiến thức về quản trị tài chính và phương pháp tốt nhất từ chuyên gia nhé.