Mục tiêu độc lập tài chính hiện nay được nhiều người hướng tới, đặc biệt là những bạn trẻ. Hành trình đạt tự do tài chính cần phải dựa vào nhiều yếu tố và phải dựa trên những quy tắc để quá trình này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Vậy tự do tài chính/độc lập tài chính là gì? Làm như thế nào để đạt được tự do tài chính? Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!
1. Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính là trạng thái mà bạn thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc. Bởi vì, bạn có đủ tiền để trang trải cuộc sống và có thể đưa ra những quyết định mà không phải đắn đo về tài chính.
Tự do về tài chính không phụ thuộc vào trí thông minh hay độ tuổi mà phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Hiểu đơn giản, nó là trạng thái "đủ" về tiền bạc và có một cuộc sống thoải mái. Để có được tự do tài chính, bước cơ bản là bạn phải có khoản thu nhập lớn hơn khoản chi.
Ngày càng nhiều bạn trẻ hướng đến tự do tài chính cá nhân
Nếu bạn nhận lương vào đầu tháng rồi đi trả nợ gần hết số tiền đó hoặc chi tiêu thoải mái lúc đầu tháng rồi cuối tháng phải tằn tiện từng chút một thì bạn không có tự do tài chính. Nếu bạn không thể chi tiêu theo sở thích cá nhân thì bạn cũng chưa có tự do tài chính.
2. Bao nhiêu tiền thì đạt tự do tài chính?
Ngưỡng tự do tài chính của mỗi người là khác nhau, không có một con số cụ thể cho việc đạt được tự do tài chính. Tuy nhiên, khi bạn đạt đến tự do tài chính thì là lúc bạn không còn bị phụ thuộc vào tiền. Bạn có thể chi trả cho những nhu cầu và mong muốn của bản thân như những chi phí ăn ở, chi phí giải trí, sức khỏe, hay những nhu cầu sở thích của bản thân... Khi đạt tự do tài chính thì là lúc bạn được tự do sống theo ý của mình, mà không cần lo nghĩ tới khía cạnh về tiền.
Một trong những quy tắc giúp bạn biết được mình đã đạt tới tự do tài chính chứa đó chính là quy tắc 4%. Theo đó, bạn đạt tự do tài chính khi sở hữu số tiền bằng 25 lần tổng chi phí sinh hoạt trong 1 năm của mình.
Ví dụ: Chi phí mỗi tháng của bạn là 50 triệu => 1 năm bạn cần 600 triệu. Vậy số tiền bạn cần để đạt tự do tài chính là 620x25= 15 tỷ.
Theo tình hình lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay khoảng (6-7%/năm) và lạm phát hàng năm của từ (4-5%/năm). Khi đó, bạn gửi tiết kiệm 15 tỷ và rút 4% của 15 tỷ (600 tiệu/năm) để chi tiêu, thì cũng không ảnh hưởng tới gốc 15 tỷ ban đầu.
Tuy nhiên con số này chỉ dừng ở mức tham khảo, nó còn phụ thuộc vào độ tuổi nghỉ hưu, mức độ lạm phát hay mức đầu tư của bản thân.
3 8 cấp độ tự do tài chính - Bạn đang ở đâu?
Hiện nay, có thể chia tự do tài chính thành 8 cấp độ. Hãy tìm hiểu xem bạn đang ở cấp độ nào nhé:
Cấp 1: Có tiền dự phòng
Khi bạn không còn quan tâm đến việc chậm lương hàng tháng nữa bởi bạn có đủ tiền chi trả trong khoảng từ 3 đến 6 tháng thì bạn được coi là tự do tài chính ở mức 1.
Cấp 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ
Ngoài khoản dự phòng, bạn có đủ khả năng chi tiêu khi bạn dừng công việc trong thời gian ngắn và có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng bạn bè, người thân.
So sánh xem bạn đang ở cấp độ mấy của tự do tài chính?
Cấp 3: Chi tiêu thoải mái
Ngoài các khoản ở 2 cấp độ trên, bạn có thể chi tiêu vào những thứ bạn muốn mà không phải băn khoăn về tiền bạc.
Cấp 4: Tự do làm việc mình muốn
Thay vì làm việc để kiếm sống, bạn có thể theo đuổi đam mê bởi bạn có đủ tiềm lực về tài chính. Đây cũng là điều nhiều người mong ước khi có thể tự do làm điều mình thích.
Cấp 5: Có thể “nghỉ hưu”
Không phụ thuộc vào bạn ở độ tuổi nào, bạn có một khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một số tiền chi tiêu ở mức cơ bản, cố định hàng tháng đến hết đời.
Giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới cũng đang hướng đến cấp độ này vì vậy họ tìm mọi cách tối giản chi tiêu, tích lũy tài sản và tạo ra các nguồn thu nhập thụ động.
Cấp 6: Sống dư dả
Nếu ở cấp độ 5, bạn có đủ tiền sống tiết kiệm đến cuối đời thì ở cấp độ 6, tài sản của bạn đủ để bạn sống dư dả, tương đối thoải mái đến cuối đời.
Cấp 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ
Đó là khi khoản tiền thụ động của bạn thoải mái cho bạn chi tiêu bất cứ thứ gì bạn muốn như đi du lịch nước ngoài, mua sắm theo sở thích…
Nguồn thu nhập thụ động lớn hơn mức chi tiêu sẽ giúp bạn tự do tài chính
Cấp 8: Không thể tiêu hết tiền của mình
Ở mức độ này, bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời bởi nguồn tiền thụ động của bạn nhiều hơn số tiền bạn có thể tiêu
Vậy bạn đã biết mình đang ở cấp độ mấy và muốn đặt mục tiêu tự do tài chính ở mức độ nào chưa? Nhiều bạn băn khoăn để có tự do tài chính cá nhân cần bao nhiêu tiền. Chắc chắn là không có thước đo chung cũng như một dấu mốc cụ thể cho tất cả mọi người bởi nhu cầu của mỗi người mỗi khác.
Vì thế, bạn cần xác định mức chi tiêu của bản thân và lên kế hoạch tài chính, tính toán nguồn thu, khoản tiền tiết kiệm đủ để có cuộc sống dư dả, thoải mái.
4. 4 nguyên tắc để đạt tự do tài chính cá nhân
Để sớm đạt được tự do tài chính, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt 4 nguyên tắc sau:
4.1 Chi tiêu khôn ngoan
Hãy cân nhắc mua sắm những thứ thật cần thiết, phục vụ cho học tập, công việc. Thay vì mua “tiêu sản”, bạn hãy mua “tài sản” bởi tiêu sản sẽ mất đi còn tài sản giúp bạn làm ra. Trong đó, đầu tư cho học tập chính là khoản đầu tư có lợi nhất bởi kiến thức sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống như: Học cách tiêu tiền, học các phương pháp đầu tư hiệu quả…
4.2 Hãy kiếm tiền nhiều hơn mức chi tiêu
Bạn không bao giờ đạt được tự do tài chính nếu làm ra bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu hoặc phải vay mượn để mua sắm những thứ mình thích mà bạn không thực sự cần đến nó. Hãy tìm cách tăng thu nhập và cố định các khoản chi tiêu của mình ở mức tối giản. Bạn có thể thấy những tỉ phú hàng đầu thế giới (Mark Zuckerberg, Bill Gates, Warren Buffett…) thường có lối sống khá giản dị.
Hãy sớm lên kế hoạch cho tương lai sớm tự do về mặt tài chính
4.3 Tiết kiệm tiền cho tương lai
Bạn cần một khoản tiền dự phòng dành cho các trường hợp khẩn cấp (bệnh tật, mất việc đột xuất…) và những khoản chi tiêu cần thiết sau này. Hãy trích ra từ 45 đến 75% thu nhập để tiết kiệm cho tương lai nhé. Mỗi khoản tiền bạn tiết kiệm được trong hiện tại chính là một số tiền bạn có thể tiêu dùng trong tương lai.
4.4 Tăng nguồn thu nhập
Cốt lõi của tự do tài chính là có được thu nhập đủ lớn nhằm phục vụ cho chi tiêu. Để quỹ tài chính của bạn trở nên giàu có thì nguồn thu nhập của bạn cũng phải gia tăng. Nhờ vào đó mà mức sống của bạn mới không còn phụ thuộc vào tiền.
Hiện nay việc gia tăng thu nhập có thể bằng nhiều cách, nhiều nguồn. Để đạt được sự độc lập trong tài chính thì không bao giờ đến từ một nguồn thu nhập duy nhất, mà bạn cần phải đa dạng nguồn thu nhập của mình và biến chúng thành những nguồn thu nhập thụ động. Bạn có thể đa dạng nguồn thu nhập của mình từ hoạt động kinh doanh, đầu tư, tích lũy….
4.5 Học cách đầu tư
Làm cho tiền đẻ ra tiền hay gọi là tạo nguồn thu nhập thụ động chính là cách đạt được tự do tài chính nhanh nhất. Ngoài việc làm nhiều hơn và hạn chế mua sắm, bạn cần học cách đầu tư sinh lời từ chính số tiền bạn có được.
5. 5 Cách tạo nguồn thu nhập thu động nhằm đạt tư do tài chính
Đầu tiên, hãy thống kê lại các chi phí phục vụ nhu cầu tối thiểu của bạn hàng tháng như: Chi phí nhà ở, ăn uống, giải trí, hiếu hỉ, giao lưu, học hành, sở thích cá nhân…
Bạn có biết đến quy tắc 4% không? Đây chính là quy tắc để đạt được tự do tài chính được rất nhiều người trên thế giới áp dụng. Quy tắc này như sau:
Số tiền cần để tự do tài chính = Số tiền chi tiêu 1 năm x 25
Nhiều bạn thắc mắc tại sao lại là 4%? Lấy tiếp ví dụ từ phần 1, nếu mỗi tháng bạn cần 20 triệu để sinh sống thì khi có 6 tỉ bạn sẽ đạt tự do tài chính. Giả sử bạn đem 6 tỉ gửi vào ngân hàng thì lãi suất trung bình khoảng 7 - 8%/năm. Trong khi đó tỉ lệ lạm phát rơi vào khoảng 4 - 5% thì bạn không cần đi làm để kiếm tiền nữa và sẽ dùng 240 triệu chi tiêu mỗi năm, số còn lại từ tiền lãi bạn gộp vào gốc để giá trị tài sản không đổi theo thời gian.
Như đã nói ở trên, để đạt được tự do tài chính, được nghỉ hưu sớm thì cách hiệu quả nhất là tạo thêm nguồn thu nhập thụ động. Bạn hãy tham khảo 5 cách phổ biến sau:
5.1 Đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay rất sôi động, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tạo một tài khoản và tham gia đầu tư với số tiền chỉ từ 1 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn cần có kiến thức lựa chọn mã chứng khoán an toàn, sinh lời bền vững, tránh những rủi ro thua lỗ.
Học cách đầu tư sinh lời từ các chuyên gia để có tài chính vững chắc
5.2 Đầu tư vào các quỹ mở
Hình thức đầu tư quỹ mở mang tính an toàn tương đối cao, tạo thu nhập ổn định, an toàn hơn so với đầu tư chứng khoán. Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ, như một hình thức góp vốn để quỹ sử dụng dòng tiền đi đầu tư và mang lại lợi nhuận cho mình.
Hình thức này có lợi nhuận không cao nhưng an toàn, ổn định, phù hợp với người có khẩu vị rủi ro thấp và ít kinh nghiệm đầu tư chứng khoán.
5.3 Đầu tư kinh doanh
Nếu bạn có “máu làm ăn” có thể lên kế hoạch đầu tư kinh doanh. Ở hình thức này, bạn có thể chủ động hơn, lợi nhuận lớn hơn, tuy nhiên phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ thị trường và đối thủ.
5.4 Đầu tư vào bất động sản
Bất động sản luôn có xu hướng tăng giá theo thời gian, vì thế, nếu bạn có nguồn tiền nhàn rỗi có thể chọn mua bán chuyển nhượng đất đai, lướt sóng thu lợi nhuận hoặc xây nhà cho thuê, mở homestay…
5.5 Đầu tư mua bán vàng
Từ thời cha ông đến nay, vàng luôn là kênh trú ẩn tài chính an toàn cho những ai muốn ăn chắc mặc bền. Vàng không sinh lời ngay nhưng là công cụ chống lạm phát hiệu quả vì không bị mất giá như tiền mặt. Đặc biệt, nếu có biến động, bất ổn thì hầu như giá vàng sẽ tăng lên trong khi tiền và các tài sản khác bị mất giá.
Đạt được mục tiêu tự do tài chính hoàn toàn không dễ dàng, chính vì thế, bạn phải lên kế hoạch cụ thể và thực hiện một cách nghiêm ngặt, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết. Hãy theo dõi TOPI để tham khảo kiến thức tài chính và kênh đầu tư hữu ích được chia sẻ bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhé.
6. 5 bước lập kế hoạch tự do tài chính cùng TOPI
Topi gửi bạn 5 bước lập kế hoạch tự do tài chính để sử dụng đúng đồng tiền bạn bỏ ra và mang lại lợi nhuận kỳ vọng như mong muốn. Điểm đặc biệt của phương pháp lập kế hoạch tự do tài chính do TOPI mang lại là giúp nhà đầu tư mới không cần suy nghĩ nên bắt đầu từ đâu, mà chỉ cần thực hiện lần lượt 5 bước sẽ đạt kết quả:
Bước 1: Xác định tình trạng tài chính hiện tại: Gồm các thông tin tài chính của cá nhân:
Dòng tiền: Dòng tiền thường xuyên; dòng tiền kinh doanh; dòng tiền đầu tư
Công thức tính dòng tiền: Dòng tiền = Thu - Chi
Tài sản ròng: Tài sản tiêu dùng; tài sản kinh doanh; tài sản đầu tư
Công thức tính tài sản ròng: Tài sản ròng = Tài sản – nợ
Bước 2: Thông tin về tài sản gồm bảng cân đối tài sản và tháp tài sản
Bảng cân đối tài sản dựa trên các thông tin: thu nhập, chi tiêu, số tiền có thể đầu tư, tài sản đầu tư và tài sản nợ.
Tháp tài sản gồm 4 lớp: lớp bảo vệ, lớp tạo thu nhập, lớp tăng trưởng, lớp rủi ro
Bước 3: Xác định hồ sơ rủi ro. Tâm lí của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng không muốn trực tiếp nhắc tới những điều không may mắn. Tuy nhiên, trong đầu tư sẽ có 2 chiều: tích cực là chúng ta đạt được lợi nhuận và tiêu cực là chúng ta chịu rủi ro. Để thực hiện đầu tư thông minh trước tiên bạn phải xác định hồ sơ rủi cho phù hợp với khẩu vị của bản thân để có được chiến lược phù hợp.
Bước 4: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch: Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng trong tài chính cá nhân để hướng tới tự do tài chính. Mỗi người sẽ có 1 bản đồ chiến lược cho kế hoạch tự do tài chính của mình từ hệ thống tự động của TOPI.
Bước 5: Sau khi hoàn thành các bước trên, hệ thống TOPI đã giúp bạn vẽ một bản đồ hoặc bức tranh về tình hình tài chính, mục tiêu hướng tới và sẽ đề xuất 1 danh mục đầu tư phù hợp với bạn nhất.
Mọi chiến lược đầu tư đều gắn với lợi nhuận từ thấp đến cao và đi kèm đó là mức độ rủi ro tương ứng. Xác định rõ hiện trạng tài chính của bản thân, hồ sơ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng, kèm theo đó là một chiến lược đầu tư bài bản thì việc còn lại của nhà đầu tư là tuân thủ và gặt hái thành quả của tự do tài chính.