Facebook Topi

19/01/2024

Kakeibo - Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật

Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng của người Nhật chỉ với việc ghi chép lại toàn bộ những khoản chi tiêu và thu nhập trong tháng, sau đó dần dần có biện pháp điều chỉnh để tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

“Trí nhớ có thể mơ hồ nhưng những cuốn sổ thì không” - Đây là câu nói khẳng định phong cách quản lý tài chính cá nhân của người dân Nhật Bản.

Hầu hết người Nhật đều sở hữu một cuốn sổ Kakeibo để ghi chép lại tất cả các khoản thu chi hàng ngày, nhờ đó họ có thể kiểm soát và cân đối các khoản thu chi sao cho hợp lý và nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính cần thiết. Hôm nay TOPI sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp Kakeibo để có thể áp dụng trong việc quản lý tài chính cá nhân.

I. Phương pháp Kakeibo - Cách tiết kiệm tiền của người Nhật

Kakeibo tiếng Nhật là sổ cái tài chính gia đình, được nữ nhà báo Hani Motoko sáng tạo ra vào năm 1904. Khi nhà văn Fumiko China xuất bản cuốn sách “Kakeibo: Nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật” vào năm 2018 thì phương pháp quản lý tài chính này đã lan rộng ra thế giới.

Phương pháp Kakeibo không đòi hỏi những ứng dụng công nghệ hiện đại, bạn chỉ cần một cuốn sổ, viết tay lại tất cả các khoản thu chi của mình, sau đó tự bản thân suy ngẫm và nhìn nhận lại, rồi tự điều chỉnh thói quen chi tiêu sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.

Kakeibo hướng tới mục đích trọng tâm là sống chậm lại, giúp bạn hiểu được mối quan hệ giữa mình với tiền bạc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết tay mọi thứ như một cách nghiền ngẫm, quan sát thói quen chi tiêu và dần kiểm soát chúng theo ý muốn.

Vậy Kakeibo có khác gì so với những phương pháp khác?

Phương pháp Kakeibo - Cách tiết kiệm tiền của người Nhật

Sự tối ưu của phương pháp Kakeibo trong việc quản lý tài chính cá nhân

Đầu tiên, nó tiện lợi. Chỉ cần bút và sổ là bạn đã bắt đầu theo dõi được chi tiêu của mình. Theo một số nghiên cứu, việc ghi chép bằng tay sẽ giúp cải thiện trí nhớ, nó là một quá trình suy ngẫm, thiền định. 

Thứ hai, hệ thống phân chia danh mục của Kakeibo giúp bạn có thể nhìn lại sau mỗi lần mua hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Bạn có cơ hội suy nghĩ lại xem tất cả chi tiêu của mình phản ánh giá trị gì và ưu tiên của bạn dành cho chúng như thế nào.

Thứ ba, khi bạn quyết định mua một thứ gì đó không cần thiết, bạn sẽ suy nghĩ cẩn thận, khi ấy bạn sẽ mua hàng một cách thông minh chứ không phải bốc đồng như cũ.

II. Cách thức hoạt động của phương pháp Kakeibo

Cách thức hoạt động của phương pháp Kakeibo

Các thực hiện của phương pháp Kakeibo của người Nhật

Phương pháp Kakeibo hoạt động theo cơ chế tạo ra một ngân sách các mục, các khoản chi tiết vào đầu mỗi tháng, dựa trên thu nhập và chi tiêu dự kiến, kèm theo khoản tiết kiệm. Trong suốt cả tháng, bạn sẽ ghi chép lại nhật ký chi tiêu mỗi ngày, để cuối tháng xem lại tiến trình rồi điều chỉnh ngân sách hoặc hành vi cho các tháng sau, đến khi nào hoàn thành được mục tiêu.

Vào đầu mỗi tháng, bạn lập ngân sách ghi lại thu nhập dự kiến và chi tiêu cố định của mình, đồng thời đặt ra một mục tiêu tiết kiệm. Tương tự như viết nhật ký, bạn ghi lại từng số tiền bạn đã chi tiêu dù rất nhỏ nhặt.

Trong sổ tay Kakeibo bạn hãy chia chi tiêu thành 4 loại: 

Nhu cầu thiết yếu tức là những thứ nếu không có chúng thì bạn không thể sống được;

Sở thích xoay quanh những sở thích của bạn;

Văn hoá và giáo dục gồm những việc chi để tìm hiểu về văn hoá như mua sách, thăm bảo tàng, vé xem phim ca nhạc, các dịch vụ streaming…

Các khoản bất ngờ: sửa chữa, quà tặng cho người khác, hiếu hỷ, trường hợp khẩn cấp…

Cách tiếp cận này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tiền của bạn sẽ đi về đâu. Nếu tiết kiệm nhiều hơn là quan trọng đối với bạn, thì bạn sẽ nhìn ra được những khoản nào đang ngăn cản bạn thực hiện mục tiêu.

Hãy viết hết những thứ mà bạn từng mua ra, vào cuối tháng xem lại tiến trình của mình để biết mục tiêu ban đầu mà bạn đề ra đã thực hiện được chưa. Việc này cho bạn cơ hội để suy ngẫm, cho dù không đạt được mục tiêu ngay, nhưng bạn cũng cần động viên mình để có thể thực hiện tốt trong những tháng sau.

Hãy dành chút thời gian để đánh giá việc thực hiện của bạn bằng cách tự hỏi các câu hỏi sau:

- Mình có bao nhiêu tiền?

- Mình muốn tiết kiệm bao nhiêu?

- Mình đang tiêu bao nhiêu tiền, còn bao nhiêu tiền?

- Làm sao để cải thiện được tình hình?

Thường xuyên xem lại tiến trình trên sổ Kakeibo của mình sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về những gì bạn đang chi tiêu, và thay đổi ngân sách để đạt được mục tiêu tiết kiệm.

III. Phương pháp Kakeibo phù hợp cho ai?

Phương pháp Kakeibo phù hợp cho ai?

Kakeibo sẽ phù hợp với nhiều đối tượng muốn quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả

Kakeibo không giới hạn đối tượng áp dụng, tức là ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. 

Với những người thích sống trong khuôn khổ, tính kỷ luật cao sử dụng phương pháp Kakeibo có khả năng cao hoàn thành được những mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Với những người có ngân sách không nhất quán, sự đơn giản và linh hoạt của Kakeibo giúp bạn bám sát được ngân sách mà mình đã lập ra.

Với những người sợ hãi hoặc không giỏi trong việc sắp xếp, lên kế hoạch chi tiêu thì Kakeibo sẽ giúp bạn dần loại bỏ ý nghĩ này, biết chịu trách nhiệm về chi tiêu của mình, từ đó tự tin hơn và nắm quyền kiểm soát thu nhập của mình.

Với những người tiết kiệm lần đầu, bạn có thể viết hết tất cả những chi tiêu nhỏ nhất, thúc đẩy bạn tiết kiệm nhiều hơn trong quá trình thực hiện.

Xem thêm:  Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với quy tắc 50 20 30

IV. Các bước ghi sổ Kakeibo như người Nhật

Các bước thực hiện việc ghi sổ theo phương pháp Kakeibo như sau:

Bước 1, ghi lại toàn bộ các khoản thu 

Các khoản thu này sẽ bao gồm tiền lương công việc toàn thời gian, lương làm thêm, tiền người khác trả nợ, lãi suất từ đầu tư, lãi suất từ các khoản tiền tiết kiệm… Nói chung tất cả các dòng tiền vào thì bạn đều thống kê vào hết sau đó cộng dồn vào để ra được số tiền thu nhập cuối tháng.

Bước 2, liệt kê các khoản chi cố định

Đó là các khoản chi thiết yếu như tiền nhà hay tiền phòng trọ, tiền điện nước. Những khoản này luôn xuất hiện vào mỗi tháng, cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. Bạn cũng cộng dồn vào để ra một con số cụ thể.
Sau đó lấy tổng tiền thu ở bước đầu trừ đi tổng tiền chi cố định, ta có được khoản tiền sẽ nhàn rỗi, chuyển sang bước 3.

Bước 3, trích tiền đầu tư hoặc gửi tiết kiệm

Từ số tiền nhàn rỗi đã tính được ở bước 2, bạn nên trích ra một khoản tiền nhỏ để đầu tư hoặc gửi tiết kiệm, có thể chiếm từ 10% - 20% thu nhập, tùy theo khả năng tài chính của bạn, điều chỉnh con số này cho hợp lý nhất. 

Việc đầu tư sẽ khiến tiền của bạn đẻ ra tiền, tức là sinh được thêm nhiều nguồn thu khác, tiền sẽ luôn luôn lưu động. Nếu bạn lựa chọn việc gửi tiết kiệm thì có thể bạn vừa phòng ngừa rủi ro cho tài sản của mình vừa hưởng lãi suất cố định và tuỳ vào tình huống có thể lấy số tiền này để tiêu dùng.

Bước 4, ghi chép cụ thể các chi tiêu hàng ngày

Số tiền còn lại khi trừ đi khoản tiết kiệm đầu tư sẽ dùng cho chi tiêu vào các nhu cầu sinh hoạt, có thể chia thành các mục cụ thể như sau:

Nhu cầu cần thiết: thực phẩm, xăng xe đi lại, học tập, internet, đồ dùng sinh hoạt cá nhân hằng ngày;

Nhu cầu linh hoạt: shopping, ăn uống với bạn bè, xem phim, du lịch, chi cho các hoạt động giải trí khác… những chi phí này không cần thiết phải chi tiêu, có thể tiết kiệm được thì càng tốt.

Nhu cầu phát sinh: khám chữa bệnh, hiếu hỷ, từ thiện… những chi phí này sẽ không chi tiêu thường xuyên, nhưng có thể phải dùng đến số tiền lớn.

Ghi chép cụ thể trông có vẻ chi ly nhưng lại rất hữu ích trong việc xem xét lại thói quen tiêu dùng trong cuộc sống của bạn. Khi nhìn lại những con số này, bạn mới biết được mình đã tiêu “quá tay” hay chưa. Có những khoản tiền cực nhỏ, nhưng khi cộng tổng vào sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. 

Theo dõi sát sao các khoản thu chi đã kể trên khiến bạn nắm rõ được nhu cầu cuộc sống của mình, từ đó điều chỉnh linh hoạt với mục tiêu tiết kiệm nhiều hơn, nâng cao thu nhập và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.

Bước 5, cuối tháng tính toàn bộ số tiền đã sử dụng

Vào thời điểm kết thúc tháng bạn hãy tính tổng số tiền mà mình đã chi, xem mình có chi vượt quá số tiền đã lên kế hoạch ở đầu tháng không. 

Các khoản chi tiêu quá nhiều, bị trội ra nên tiết chế lại, nhất là với những mục không nằm trong phần thiết yếu. Những tháng sau, phải cam kết thực hiện theo đúng như kế hoạch tài chính đã ghi trong sổ Kakeibo và cần phải có biện pháp để cải thiện tình hình.

V. Những lưu ý khi sử dụng cách quản lý tiền Kakeibo của người Nhật

Những lưu ý khi sử dụng cách quản lý tiền Kakeibo của người Nhật

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng phương pháp Kakeibo để có hiệu quả tốt

Một số điều cần lưu ý nếu sử dụng phương pháp Kakeibo:

Giữ lại toàn bộ các hoá đơn để việc ghi chép được chính xác hơn về số tiền mình đã sử dụng cho mục đích nào;

Ghi chép cẩn thận, kiên trì từng ngày để tránh sai sót xảy ra;

Dù là thu nhập thấp hay thu nhập cao thì vẫn nên có kế hoạch quản lý tài chính sao cho tiền của mình được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

VI. Các mẹo sử dụng sổ tay Kakeibo hiệu quả

Các mẹo sử dụng sổ tay Kakeibo hiệu quả

Bí quyết sử dụng cách tiết kiệm của người nhật một cách hiệu quả

Một số mẹo chi tiêu khi sử dụng sổ tay Kakeibo mà bạn có thể áp dụng:

1. Quy tắc 10 giây

Trước khi mua các món đồ thiết yếu, cần lập hết danh sách tại nhà. Nếu tới cửa hàng có phát sinh thêm các món đồ ngoài danh sách thì nên đợi 10 giây suy nghĩ về nhu cầu với món đồ này, nếu thực sự không cần thì nhanh chóng bỏ qua.

2. Quy tắc 30 ngày

Khi bạn đang nhắm tới một món đồ có giá trị cao mà chưa biết mình có thực sự dùng chúng hay không thì bạn nên đợi đúng 30 ngày để quyết định.

Trong 30 ngày này, nếu món đồ này không quan trọng thì hẳn bạn sẽ quên đi nhu cầu này. Việc mua chậm giúp bạn tránh phung phí tiền bạc, để dành cho những mục đích có lợi hơn như đầu tư hay tích luỹ tiền bạc.

3. Hãy luôn dành ra một khoản dự phòng khẩn cấp

Khoản tiền này dành cho những trường hợp bất ngờ xảy ra, bạn sẽ không hốt hoảng và bất ngờ, không xoay sở được tiền ngay. Với những người đã thiết lập được tính kỷ luật theo phương pháp Kakeibo thì khả năng cao cuối tháng vẫn dư ra một ít tiền.

Nên tích luỹ số tiền này dù có nhỏ, nhưng quá trình tích tiểu sẽ thành đại, tiền phòng thân không bao giờ là thừa.

Nhật Bản là quốc gia rất thành thạo trong việc sắp xếp lại trật tự cho cuộc sống. Một bậc thầy dọn dẹp khơi dậy được niềm vui cho toàn thế giới khi đưa ra khái niệm wabi-sabi giúp chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo trong cuộc sống hằng ngày. Và giờ đây, chúng ta có thể thêm phương pháp tiết kiệm tiền Kakeibo vào trong tủ kiến thức để trợ giúp tình hình tài chính, đưa chúng trở lại quỹ đạo cân bằng. Mong rằng, những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:  Quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger