15/03/2023

Cổ phiếu TCB - Đánh giá lịch sử giá và tiềm năng tăng trưởng năm 2023

Hiện nay, cổ phiếu TCB đang là một trong 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong năm 2023 dù nhiều dự báo rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại hơn so với năm 2022, nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn thấy triển vọng khá tích cực.

icon-fb

Share

icon-copy

Copy link

Techcombank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Techcombank niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vào năm 2018. Từ năm 2017 đến nay, giá cổ phiếu của TCB biến động khá mạnh. Theo Techcombank, tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 ít nhất cũng sẽ ngang bằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng. 

I. Thông tin về Ngân hàng Techcombank

1. Lịch sử và tình hình hoạt động của Ngân hàng Techcombank

Lịch sử quá trình hoạt động của Ngân hàng Techcombank:

Ngày 27/09/1993, một nhóm trí thức làm việc tại Châu  u và Liên Xô thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.

Trụ sở chính của Techcombank khi ấy đặt tại: số 6 phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó đến năm 1998 chuyển về Tòa nhà Techcombank, số 15 phố Đào Duy Từ, Hà Nội.

Chỉ sau 2 năm, đến năm 1995, Techcombank thành công mở chi nhánh tại TP. HCM, tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Tới năm 1996, mở rộng thêm 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch, số vốn điều lên tiếp tục tăng lên 70 tỷ đồng.

Năm 2003, Techcombank hợp tác với Vietcombank, chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 và triển khai công nghệ phần mềm Globus trên toàn hệ thống ngân hàng. Lúc này, vốn điều lệ đã lên đến con số 180 tỷ đồng.

Ngày 09/06/2004, ngân hàng đổi logo nhận diện thương hiệu, từ xanh lục hoa mai chữ in thường, sang phông đỏ đen, chữ in hoa

Đến năm 2005, ngân hàng đã mở thêm được một loạt chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc. Vốn điều lệ tăng lên đến 555 tỷ đồng.

Đến năm 2007, tổng tài sản của Techcombank ước tính khoảng gần 2.5 tỷ USD, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai khối ngân hàng thương mại cổ phần. Cũng trong năm này, HSBC tăng phần vốn góp lên 15%, trực tiếp hỗ trợ hoạt động của Techcombank.

Năm 2018, ngân hàng Techcombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã cổ phiếu là TCB, giá trị vốn hóa tại thời điểm niêm yết là 6.5 tỷ USD.

Năm 2020, tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của Techcombank đứng số 1 tại thị trường Việt Nam, ROA ở mức 3% - cao nhất toàn ngành ngân hàng, Forbes bình chọn là thương hiệu ngân hàng ấn tượng nhất năm 2020.

Lịch sử và tình hình hoạt động của Ngân hàng Techcombank

Thông tin tổng quan về ngân hàng Techcombank

Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank:

Sau 2 năm niêm yết trên sàn chứng khoán, biên lãi thuần NIM của TCB đã tăng từ 0.55% - 5.04%, bên cạnh đó, đây cũng là ngân hàng thuộc top 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chỉ khoảng 0.47%. Từ năm 2016 - 2021, tăng trưởng từ 15.61% lên 33%.

Techcombank vững vàng nằm trong top 3 trong danh sách những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong những năm gần đây. Ngân hàng này ghi nhận tăng trưởng doanh thu 21 quý liên tiếp

Techcombank là ngân hàng có doanh thu thuộc TOP cao

Xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng năm 2022, đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: tổng hợp)

Quý 4 của năm 2022, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 40.9 nghìn tỷ đồng, tăng 10.3% svck năm 2021. 

Thu nhập từ lãi đạt 30.3 nghìn tỷ đồng, tang 13.5% svck năm 2021, chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng, với biên lãi thuần được kiểm soát ở mức 5.1%. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 9.7 nghìn tỷ đồng, tăng 24.8% svck năm ngoái. Chỉ riêng thu phí từ dịch vụ thẻ đã đạt 1,980 tỷ đồng, tăng 83.5% svck năm trước đó, thu từ thư tín dụng tăng 154% và thu từ dịch vụ bảo hiểm tăng 12.3%.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 32.8% thuộc khoảng trung bình của ngành. Chi phí hoạt động của TCB năm 2022 tăng 19.9%, chi phí dự phòng giảm 37.3% do việc hoàn nhập dự phòng một số chi phí đã trích trước cho loạt khoản vay tái cơ cấu do dịch bệnh trong 2 năm 2020 - 2021.

Năm 2022, nhờ kinh doanh tích cực và tiết giảm được chi phí nên LNTT của TCB tăng trưởng 10%, tổng tài sản cũng tăng 22.9% svck năm trước đó. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2022 là 8,527 tỷ đồng tăng 24% so với năm trước, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng gấp gần 2.5 lần so với năm 2021. 

2. Chiến lược hoạt động của Techcombank

Đầu tiên là quản lý chuỗi giá trị để luôn trong trạng thái chủ động ứng phó, giảm thiểu rủi ro.

Ông Ngô Hoàng Hà - Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp TCB cho biết, BĐS là một trong những mảng trụ cột của ngân hàng, dù trước mắt có khó khăn trong thời kỳ lãi suất tăng cao, nhiều ông lớn trong ngành gặp “phốt”, nhưng về lâu dài thì vẫn có tín hiệu tích cực do tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nhà ở mới chỉ ở mức 5%. TCB sẽ tiếp tục phát triển mạnh mảng BĐS và đa dạng hóa thêm các mảng khác nữa.

TCB thực hiện chiến lược quản lý chuỗi giá trị, từ là quản lý từ chủ đầu tư đến bên thi công xây dựng rồi đến khách hàng cá nhân. Nhờ đó, dòng tiền được quản lý chặt chẽ hơn, rủi ro được giảm bớt.

Ngoài ra, TCB sẽ chọn các khách hàng doanh nghiệp uy tín với chất lượng tài chính lành mạnh, tuân thủ tốt các vấn đề về pháp lý. Còn đối với khách hàng cá nhân thì ngân hàng sẽ chọn các khách hàng có thu nhập cao.

Tiếp theo, TCB đảm bảo sự cân bằng sẽ việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: 

Đối với CASA thanh toán, tâm lý khách hàng sẽ duy trì một khoản tiền dư không kỳ hạn để sẵn sàng thanh toán một số khoản tiêu dùng cố định như điện, nước… Với dạng gửi tiết kiệm từ 1 - 12 tháng, thì khả năng tái gửi là rất cao. Chính điều này giúp TCB duy trì được thanh khoản, đánh giá được khoảng chênh lệch giữa huy động vốn và tài sản để có các biện pháp rủi ro kịp thời. Ngoài ra, huy động vốn cả trong và ngoài nước trong trung dài hạn giúp ngân hàng đảm bảo tỷ lệ cho vay duy trì ở mức thấp.

Về quản lý nợ xấu, TCB sẽ làm việc với các doanh nghiệp phát triển BĐS có tiềm lực mạnh, chủ động quản lý dòng tiền từ chủ đầu tư đến người mua cuối cùng, như vậy sẽ tránh rơi vào thế bị động khi khách hàng chưa trả nợ xong.

Lãnh đạo Techcombank khẳng định, ngân hàng sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng, vượt qua các giai đoạn khó khăn bởi vì Techcombank sẽ luôn đặt lợi ích của khách hàng làm tôn chỉ cho mọi hành động.

Chiến lược hoạt động của Techcombank

Chiến lược và định hướng phát triển của Techcombank

3. Ban lãnh đạo của Techcombank

Trong Hội đồng quản trị của Techcombank có:

- Ông Hồ Tùng Anh - Chủ tịch HĐQT

- Ông Nguyễn Nhân Nghĩa - Chủ tịch Ủy ban

Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐQT có:

- Ông Nguyễn Đăng Quang 

- Ông Nguyễn Cảnh Sơn 

- Ông Nguyễn Thiều Quang

- Ông Hồ Anh Ngọc  

Chức vụ: Thành viên HĐQT có:

- Ông Lee Boon Huat

- Ông Saurabh Narayan Agarwa

Trong Ban Kiểm soát có:

- Ông Hoàng Huy Trung - Trưởng Ban kiểm soát và thành viên chuyên trách

- Bà Bùi Thị Hồng Mai là thành viên chuyên trách, và ông Mag Rer Soc Oec Romauch Hannes là thành viên

Trong Ban Lãnh đạo có:

- Tiến sĩ Jens Lottener - Tổng Giám đốc đương nhiệm

- Ông Phùng Quang Hưng - Phó Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp

- Ông Siva R Krishnan - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản trị rủi ro

- Ông Phan Thanh Sơn - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc khối Ngân hàng giao dịch toàn cầu

- Ông Phạm Quang Thắng - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản trị ngân hàng

- Ông Alexandre Macaire - Giám đốc tài chính tập đoàn

*Cập nhật đến ngày 31/12/2022

II. Thông tin mã cổ phiếu TCB

1. Cổ phiếu TCB trên sàn chứng khoán

Tên công ty: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Trụ sở chính: Số 6 Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Website: www.techcombank.com.vn

Điện thoại: (24) 394-46368

Email: [email protected]

Mã chứng khoán: TCB

Sàn: HOSE

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

Giá hiện tại: 27,250 VND/cổ phiếu (24/02/2023)

Cao/thấp trong 52 tuần: 51,300/19,300 VND

Số cổ phiếu đang lưu hành: 3,517,238,514 cổ phiếu

Vốn hóa thị trường: 98,306.82 tỷ đồng

EPS: 5,729.03 VND

PE: 4.88

PB: 0.91

Thông tin mã cổ phiếu TCB

Mã chứng khoán TCB trên sàn chứng khoán Việt Nam

2. Lịch sử giá cổ phiếu TCB

Giá cổ phiếu TCB cao nhất rơi vào ngày 05/07/2021 ở mức 58,000 VND/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh)

Giá cổ phiếu TCB thấp nhất rơi vào ngày 30/03/2020 ở mức 14,900 VND/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh)

Giá cổ phiếu TCB vào ngày niêm yết chào bán với mức tham chiếu là 128,000 VND/cổ phiếu.

Xem ngay:  Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới

3. Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu TCB những năm gần đây

Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu TCB những năm gần đây

Giá cổ phiếu TCB qua các năm từ 2019 - 2023 (Nguồn: TradingView)

Từ năm 2017 đến nay, giá cổ phiếu của TCB biến động khá mạnh.

Từ năm 2019 đến tháng 11/2020 giá cổ phiếu của TCB liên tục xuống dốc

Từ tháng 11/2020 - 03/2022 cổ phiếu của TCB liên tục tăng 

Từ tháng 03/2022 - nay thì giá cổ phiếu TCB chủ yếu theo xu hướng giảm.

III. Có nên mua cổ phiếu Techcombank trong năm 2023?

Hiện nay, cổ phiếu TCB đang là một trong 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mỗi ngày, số lượng cổ phiếu TCB giao dịch rất nhiều, thị hiếu của các nhà đầu tư khá cao, do tính thanh khoản của cổ phiếu này tốt, họ kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận lớn trong tương lai.

Cuối năm 2022, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 699 nghìn tỷ đồng, tăng 22.9% so với đầu năm. Danh mục tín dụng tiếp tục nhắm đến khối khách hàng cho vay cả nhân thay vì cho vay doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu rủi ro danh mục, cũng tăng được hiệu quả sử dụng vốn.

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 226.5 nghìn tỷ đồng, tăng 40.1%, chiếm đến 49.1% danh mục tín dụng của ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 69.4 nghìn tỷ đồng, cũng tăng 7.3% svck.

Dư nợ cho vay

Hình: Cơ cấu tín dụng theo phân khúc (Nguồn: Techcombank)

Theo Techcombank, tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 ít nhất cũng sẽ ngang bằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng. Chi phí vốn có thể tăng nhẹ trong nửa đầu năm, nhưng cuối năm thì có xu hướng giảm.

TCB hiện đang dẫn đầu về tỷ lệ CASA trong toàn ngành, với tỷ lệ 46.5% trên tổng tiền gửi của doanh nghiệp. CASA cao sẽ đảm bảo tỷ lệ NIM, khiến chênh lệch giữa lãi suất huy động với cho vay trong tương lai ngày càng tăng hơn, đảm bảo sự tăng trưởng về lợi nhuận kinh doanh về dài hạn của ngân hàng.

Về tính an toàn, TCB vẫn duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao hơn hẳn mức an toàn theo chuẩn Basel II (15.2% - vào cuối năm 2022, tăng 18 điểm phần trăm so với đầu năm), bên cạnh đó, chi phí dự phòng tiếp tục giảm, ước tính trong 9 tháng đầu năm 2022 thì giảm 38.9% svck năm 2021, chỉ còn 1,245 tỷ đồng.

Về khả năng hoạt động, hết quý 4 năm 2022, Techcombank đã thống kê, hơn 10% dân số Việt Nam tức là 10.8 triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ của TCB. Với khối lượng giao dịch qua kênh điện tử đạt 238.7 triệu giao dịch, tăng 21.7% svck năm ngoái.

TCB đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của các khách hàng. Bên cạnh đó, TCB cũng đang bắt tay hợp tác với Masan Group để tích hợp thêm nhiều tiện ích, đem lại trải nghiệm nâng tầm cho khách hàng.

Như vậy, trong năm 2023 dù nhiều dự báo rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại hơn so với năm 2022, nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn đáng để nắm giữ, đặt biệt là cổ phiếu TCB của ngân hàng đang đứng thứ hai thị trường Việt Nam.

Tìm hiểu thêm:  https://topi.vn/lai-suat-techcombank.html

IV. Cách mua cổ phiếu TCB nhanh chóng, uy tín

Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trực tiếp tại công ty chứng khoán của ngân hàng Techcombank là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương TCBS (Techcom Securities) ở trụ sở chính: Tầng 27, 28, 29, Tòa nhà C5 D’Capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, theo số hotline: 1800 588 826.

Hoặc có thể thông qua một số công ty chứng khoán khác mà đang có thể đã giao dịch như MBS, SSI, VNDirect…

Cách mua cổ phiếu TCB nhanh chóng, uy tín

Mua cổ phiếu TCB uy tín và đầu tư hiệu quả

Sau khi đăng ký và có tài khoản chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ nạp tiền vào tài khoản, với số tiền đủ để mua số cổ phiếu mà mình mong muốn, tối thiểu là 100 cổ phiếu. Những giao dịch về sau, nhà đầu tư có thể hoàn toàn thực hiện trên các ứng dụng tài chính trực tuyến mà các công ty chứng khoán cung cấp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngân hàng Techcombank và cổ phiếu TCB. Các nhận định dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng TCB và theo quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chất tham khảo. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ tình hình về tài chính và biến động thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Hiên nay, ngay trên ứng dụng TOPI đã có tích hợp tính năng cổ phiếu, giúp khách hàng có thể mua cổ phiếu cũng như cung cấp cho khách hàng các loại báo cao, tin tức mới nhất của từng mã cổ phiếu. Truy cập APP TOPI để tìm hiểu và trải nghiệm ngay nhé!

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội