Cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) gây chú ý trong thời gian gần đây bởi tuy là bluechip với vốn hóa hơn 160.000 tỷ đồng, số lượng lưu hành tới 5,37 tỷ cổ phiếu nhưng nhịp tăng diễn ra tương đối nhanh, thanh thoát không thua kém bất kỳ cổ phiếu trong nhóm midcap và penny. Vậy tiềm năng của cổ phiếu này trong năm 2024 ra sao, liệu có nên đầu tư hay không? Và bài viết này sẽ cho các nhà đầu tư cái nhìn rõ nét nhất về mã cổ phiếu này.
I. Thông tin ngân hàng VietinBank
1. Tổng quan chung
Thông tin chung về ngân hàng VietinBank
VietinBank là 1 trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất hiện nay, độ phủ sóng cao ở nhiều tỉnh thành. Vietinbank thành lập dựa trên cơ sở tách ra từ ngân hàng nhà nước năm 1988.
Giá trị vốn hóa thị trường ở thời điểm hiện tại khoảng 141,048.78 tỷ đồng, thuộc top doanh nghiệp đầu ngành. Ngân hàng nhà nước hiện là cổ đông lớn nhất của Vietinbank với 64,46% vốn chủ sở hữu, thứ 2 là MUFG nắm 19,73% vốn.
Năm 2009, Vietinbank cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE với mã CTG. Dù có nhiều ngân hàng tư nhân mới ra đời, nhưng Vietinbank vẫn giữ được vị thế là ngân hàng hàng đầu về quy mô tổng tài sản cùng vốn chủ sở hữu. Vietinbank không chỉ phát triển trong nước mà còn có mối quan hệ ngoại giao với hơn 1000 ngân hàng đại lý ở 90 quốc gia. Điều này cho thấy vị thế của ngân hàng Vietin trên thị trường.
Các dịch vụ mà Ngân hàng Công thương cung cấp gồm: Huy động tiền gửi ngắn hạn, thanh toán cá nhân/ tổ chức, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại quốc tế, giao dịch ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, các dịch vụ ngân hàng được ngân hàng nhà nước cho phép hoạt động… Vietinbank không ngừng cải tiến về dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng.
Tên Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam;
Tên Tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade;
Tên giao dịch (tên viết tắt): VietinBank;
Hội sở chính: Số 108 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Điện thoại: (84-24) 3942 1030;
Website: www.vietinbank.vn
Ngày 26/03/1988: Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN);
Ngày 25/12/2008: Ngân hàng Công Thương chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần;
Ngày 03/07/2009: Đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh lần đầu được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội số 010303887;
Ngày 16/07/2009: Chính thức niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán là CTG trên sàn HoSE của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM;
Ngày 25/01/2011: IFC đầu tư khoảng 182 triệu USD, nắm giữ 10% cổ phần của VietinBank;
Ngày 27/12/2012: BTMU (Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ) trở thành nhà đầu tư chiến lược của VietinBank với 20% cổ phần;
Năm 2013: Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 37,234 tỷ đồng;
Ngày 08/09/2021: Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 48,057.56 tỷ đồng.
2. Các sản phẩm và hoạt động của VietinBank
Ngành nghề kinh doanh chính là thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm:
Huy động và nhận tiền gửi từ các tổ chức - cá nhân, bao gồm tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các sản phẩm: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, gói tài khoản thanh toán dành cho khách hàng ưu tiên, tiết kiệm tích lũy cho con;
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở khả năng nguồn vốn của ngân hàng với các sản phẩm: cho vay nhà ở, mua ô tô - xe trả góp, vay sản xuất kinh doanh, cầm cố sổ tiết kiệm;
Thanh toán các giao dịch giữa các tổ chức và cá nhân thông qua các sản phẩm thẻ như: thẻ ghi nợ quốc tế premium Banking, thẻ tín dụng quốc tế Premium Banking, thẻ Visa Signature, dịch vụ phòng chờ sân bay cho khách hàng ưu tiên.
Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế và những giấy tờ có giá trị khác;
Các sản phẩm của VietinBank
Một số dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép với các sản phẩm như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, kinh doanh vàng bạc đá quý, trang sức cao cấp, chứng khoán, cho thuê tài chính, cho thuê ngăn tủ sắt, gửi giữ tài sản, kiều hối, bảo lãnh ngân hàng, sản phẩm của công ty Quản lý quỹ VietinBank.
Ở thời điểm hiện tại, VietinBank là một trong những thành viên của Big 4 khối ngân hàng, tức là một trong 4 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam.
3. Ban lãnh đạo CTG
Ông Trần Minh Bình giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Thành viên HĐQT có:
- Ông Trần Văn Tần, ông Nguyễn Thế Huân, bà Phạm Thị Thanh Hoài và bà Trần Thu Huyền, bà Nguyễn Thị Bắc, ông Nguyễn Đức Thành, ông Masahiko Oki, ông Masashige Nakazono.
- Bà Lê Anh Hà giữ chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát.
- Ông Nguyễn Hoàng Dũng giữ chức vụ Phó TGĐ - Phụ trách Ban Điều Hành.
Ban lãnh đạo đứng sau ngân hàng Vietinbank
II. Đánh giá cổ phiếu CTG thời điểm hiện tại
1. Mã chứng khoán trên sàn giao dịch
Mã cổ phiếu: CTG
Sàn giao dịch: HOSE
Vốn hóa thị trường: 190,097.71 tỷ đồng
EPS cơ bản: 3.76 nghìn đồng
EPS pha loãng: 3.36 nghìn đồng
P/E: 9.42
Giá trị sổ sách/ cp: 25.040 nghìn đồng
P/B: 1.57
Hiện tại, giá cổ phiếu CTG chưa thể hiện xu hướng tăng rõ nét
2. Lịch sử giá cổ phiếu CTG
5 năm vừa qua, giá cổ phiếu CTG có nhiều biến động:
- 24/10/2019, giá cổ phiếu CTG ở mức 16.500 đồng. Đây không phải mức giá cao nhưng không thấp so với mặt bằng chung ở thời đó. Gần 2 năm, mức giá không có nhiều thay đổi, chỉ dao động trong biên độ hẹp. Mức giá đỉnh trong giai đoạn này đạt 20.070 đồng/ cổ phiếu, nhưng cũng giảm xuống còn 13.200 đồng/ cổ phiếu.
- Đầu tháng 8/2020, giá CTG mức 15.700 đồng/ cổ phiếu. Sau đó, liên tục tăng leo dốc và đặt đỉnh gần 41.000 đồng/ cổ phiếu, vào 31/5/2021.
- Mức giá cao này duy trì trong khoảng hơn 20 ngày, đến 28/6/2021, giá CTG bắt đầu tụt mạnh xuống mức 28.900 đồng/ cổ phiếu. Ngay sau đợt tụt dốc mạnh, giá cổ phiếu CTG phục hồi trở lại mức 37.300 đồng/ cổ phiếu vào đầu tháng 2/2022.
- Tuy nhiên, giá CTG không ổn định cho đến hiện tại, trải qua nhiều chu kỳ tăng giảm, có lúc giá rớt xuống mức 19.700 đồng/ cổ phiếu. Sau thời gian này, mức giá tăng nhẹ ở thời điểm này khoảng 25.040 đồng/ cổ phiếu.
Có thể thấy, sau 5 năm giá cổ phiếu CTG có nhiều biến động, nhưng vẫn tăng trưởng. So với các doanh nghiệp cùng ngành, CTG vẫn là cổ phiếu có giá trị cao.
Lịch sử giá cổ phiếu CTG giai đoạn 2019 đến nay (Nguồn:tradingview)
3. Định giá, phân tích mã cổ phiếu CTG mới nhất
Dưới đây là phân tích tổng quan về giá trị CTG ở thời điểm hiện tại:
- Giá trị P/E của cổ phiếu CTG ở mức 9.42 là mức trung bình so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn, có khả năng tăng trưởng về giá trong tương lai.
- Chỉ số EPS của cổ phiếu CTG ở mức 3,36 là mức trung bình so với thị trường chung, cho thấy CTG có mức tăng trưởng ổn định.
Hiện tại, giá cổ phiếu CTG chưa thể hiện xu hướng tăng rõ nét, với nhiều điểm bất thường, khó lường. Tuy nhiên, về lâu dài, đây vẫn là mã chứng khoán ngon để nhà đầu tư xuống vốn. CTG có nhiều cơ hội lập đỉnh trong thời gian tới, với dư địa tăng trưởng mạnh.
Bên cạnh đó, các kỳ vừa qua, CTG vẫn trả cổ tức đều đặn, bằng cổ tức hoặc tiền mặt, cho thấy sự ổn định của doanh nghiệp
Tiềm năng cổ phiếu CTG trong năm 2024
III. Hướng dẫn nhà đầu tư cách đọc báo cáo tài chính CTG
Kết quả kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2020-2023
Bạn có thể đọc báo cáo tài chính CTG như sau:
- Hãy xem tổng quan về doanh thu, lợi nhuận, tài sản và nợ của ngân hàng trong báo cáo tài chính.
- Kiểm tra thật kỹ thông tin trong Bảng Cân Đối Kế Toán (Balance Sheet): Bảng này cho biết tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của công ty tại một thời điểm cụ thể, giúp bạn hiểu về cơ cấu tài sản và nợ của công ty.
- Xem Bảng Tài Chính Kết Hợp (Income Statement): Bảng này cho biết doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp bạn hiểu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Xem Báo Cáo Luồng Tiền (Cash Flow Statement): Báo cáo này cho biết số tiền đã vào và ra khỏi công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp bạn hiểu về khả năng tài chính và tiềm năng phát triển của công ty.
Nhớ kiểm tra các chú thích và giải thích bên cạnh các số liệu trong báo cáo để hiểu rõ hơn về thông tin được cung cấp.
Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu là gì?
IV. Triển vọng cổ phiếu CTG năm 2024 - Có nên đầu tư không?
Lợi nhuận năm 2023 vượt chỉ tiêu, Ông Trần Minh Bình - Chủ tịch HĐQT VietinBank chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024:
- Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của VietinBank hơn 2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,5% so với cuối năm 2022.
- Dư nợ tín dụng gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng trưởng gần 16% so với cuối năm 2022; cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành và tuân thủ hạn mức tăng trưởng của NHNN.
- Nguồn vốn huy động hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với cuối năm 2022. Lợi nhuận trước thuế năm 2023 vượt mục tiêu kế hoạch ĐHCĐ giao phó.
NIM được kỳ vọng sẽ cải thiện trong năm 2024, đạt 3.0%
- Các khoản huy động có kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm phần nhiều sẽ đáo hạn trong c quý 4 năm 2023 – quý 1 năm 2024, các đợt hạ lãi suất sẽ làm giảm COF của CTG trong năm 2024. Các khoản vay có lãi suất ~ 7.4% là nguyên nhân chính khiến COF của CTG tăng mạnh từ quý 1 năm 2023.
- Thanh khoản dồi dào giúp lãi suất huy động duy trì ở mức thấp. Thanh khoản của CTG dồi dào, đáp ứng được các tỷ lệ về thanh khoản mặc dù tăng trưởng huy động có phần chậm lại. Kỳ vọng COF của CTG năm 2024 giảm 55bps khi duy trì được mức nền lãi suất thấp.
- Casa quay trở lại mức 20% trong quý 3 năm 2023 do dịch chuyển từ các khoản tiền gửi kì hạn dài sang kì hạn ngắn hơn.
- Trong năm 2024, kỳ vọng CTG tiếp tục cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, giữ được mức casa như hiện nay. Nợ xấu kiểm soát ổn định dưới 1.8%.
- Nợ xấu của CTG trong quý 3 năm 2023 tăng lên 1.37% (+10bps QoQ). Cụ thể, nợ nhóm 4 tăng mạnh 28bps QoQ, nợ nhóm 5 tăng 11bps QoQ và thu hồi nợ xấu thu nhập lũy kế 9M2023 đạt 3.2 tỷ VND (-25.4% YoY).
- CTG trích lập dự phòng hơn 19.8 nghìn tỷ đồng, cải thiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong quý 3 năm 2023 lên 172.4% (+3.58 ppts). Các chuyên gia đánh giá CTG có đủ dư địa để linh hoạt trong việc quản lý và xử lý nợ xấu dưới 1.8% năm 2024.
Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2024
- Dự phóng kết quả kinh doanh của VietinBank có thể đạt doanh thu 80.109 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 23.182 tỷ đồng năm 2024. Định giá của CTG là 43.476 đồng/cp, dựa theo dự phóng lợi nhuận và trung bình 5 năm P/B ở mức 1,32.
- P/B dự phóng 2023 ở mức 1.32x tương đương đường trung bình P/B 5 năm của CTG, phản ánh kỳ vọng về tình hình kinh tế cải thiện trong năm 2024 Giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu CTG năm 2024 là 43,500 đồng/cổ phiếu.
- Khuyến nghị mua CTG với giá mục tiêu là 43.476 đồng/cổ phiếu.
V. Cách mua cổ phiếu CTG an toàn, nhanh chóng
Để mua được cổ phiếu CTG, nhà đầu tư có thể truy cập vào website chính thức của VietinBank Securities (Chứng khoán của Ngân hàng VietinBank) theo đường link: https://docs.cts.vn/books/huong-dan-giao-dich, rồi làm theo hướng dẫn mở tài khoản, gồm các bước: khai báo, hoàn thiện hồ sơ, nộp/rút tiền, tham khảo các biểu phí dịch vụ lưu ký, các biểu phí giao dịch khác liên quan đến chứng khoán. Cuối cùng đặt lệnh mua.
Lưu ý, nhà đầu tư phải đặt lệnh mua ở mức giá thấp nhất bên cột Dư bán thì lệnh mới khớp. Khối lượng mua thì tuỳ chọn theo nhu cầu
Cách mua cổ phiếu CTG online nhanh chóng, an toàn
Bạn có thể tải ứng dụng về điện thoại thông minh để tiện cho các giao dịch về sau.
Mọi thông tin chi tiết liên quan tới sản phẩm dịch vụ chứng khoán của VietinBank liên hệ về:
Trụ sở chính: Số 306 phố Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
Chi nhánh Sài Gòn: Số 49, Tôn Thất Đạm, Quận 1;
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 36 Trần Quốc Toản, Quận Hải Châu;
Điện thoại: 024 3 3974 1771;
Đặt lệnh nhanh: 1900 585 866.
Ngoài cách mua trực tiếp tại Công ty chứng khoán của Ngân hàng VietinBank thì bạn cũng có thể mua tại các công ty chứng khoán khác như: SSI, VND, VCBS, MBS, TPS… hoặc bất cứ ứng dụng tài chính nào thuộc quyền quản lý của một đơn vị uy tín trên thị trường.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết: https://topi.vn/cach-mua-co-phieu.html
VI. Xem thông tin cổ phiếu CTG tại TOPI
TOPI là một ứng dụng tài chính đầu tư trực tuyến có tích hợp nhiều sản phẩm như tích lũy tiền gửi, chứng chỉ quỹ, vàng và cổ phiếu.
TOPI - Cung cấp cho bạn thông tin cổ phiếu, thị trường tài chính nhanh và chính xác
Trên ứng dụng, bạn truy cập vào mục cổ phiếu, sau đó search trên thanh tìm kiếm từ khoá CTG. Tất cả các thông tin liên quan tới cổ phiếu của Ngân hàng VietinBank sẽ hiển thị các mục như sau:
Tổng quan: Giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, biểu đồ giá
Giới thiệu: Thông tin cơ bản liên quan tới mã chứng khoán, cơ cấu cổ đông của ngân hàng và các công ty con
Sự kiện: Các thông tin về cuộc họp Đại hội Cổ đông của ngân hàng
Tin tức: Các tin tức liên quan đến ngân hàng.
Tài chính: Tình hình sức khỏe tài chính của ngân hàng VietinBank, bao gồm báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được sắp xếp hiển thị theo quý và năm
Báo cáo doanh nghiệp: Các dự báo mới nhất về tình hình hoạt động cũng như là khuyến nghị giao dịch đối với cổ phiếu CTG.
Trong năm 2024, VietinBank có nhiều dấu hiệu tích cực về vấn đề tăng vốn các hạn mức tín dụng nên nhiều nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng tín dụng của ngân hàng này tăng kéo theo giá cổ phiếu CTG có những phản hồi khả quan. Bên cạnh đó, tài sản của VietinBank cũng được đánh giá tốt, đảm bảo hiệu quả thu nhập trong dài hạn vì ngân hàng luôn chủ động trích lập dự phòng ở mức cao. Như vậy, cổ phiếu CTG quả thực còn nhiều dư địa để tăng trưởng và phát triển ở tương lai.
Trên đây là những thông tin về cổ phiếu CTG đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Hy vọng, thông tin sẽ hữu ích giúp nhà đầu tư phân tích mã chứng khoán CTG hiệu quả.