11/10/2023

TOP 5 cổ phiếu ngân hàng đáng đầu tư nhất 2023

Cổ phiếu ngân hàng luôn được nhà đầu tư quan tâm bởi ngân hàng là một trong những trụ cột của nền kinh tế. Tìm hiểu ngay Top 5 cổ phiếu ngân hàng đáng đầu tư nhất 2023.

icon-fb

Share

icon-copy

Copy link

Cổ phiếu ngân hàng là loại chứng khoán được phát hành bởi các ngân hàng. Cổ phiếu ngân hàng được cho là an toàn. Để đạt hiệu quả cao hơn nữa, các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đầu tư ngân hàng được TOPI chia sẻ dưới đây.

I. Đặc điểm của cổ phiếu ngành ngân hàng

Cổ phiếu ngân hàng luôn được xếp vào nhóm cổ phiếu có tính an toàn cao, cực kỳ thích hợp với những người mới gia nhập thị trường bởi ngân hàng là một trong những trụ cột quốc gia, có khả năng chi phối mạnh mẽ tới các ngành khác. Khi được niêm yết trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ngành ngân hàng có những đặc điểm chính sau đây:

- Do tiền rất quan trọng đối với cả nền kinh tế, là sản phẩm kinh doanh các dịch vụ cho vay vốn đầu tư, đảm bảo an toàn, uy tín và văn minh, thế nên ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

- Ngân hàng là một tổ chức có khả năng chi phối nền kinh tế và các ngành khác một cách mạnh mẽ.

Đặc điểm của cổ phiếu ngành ngân hàng

Cổ phiếu ngân hàng luôn được quan tâm bởi các nhà đầu tư

- Nhóm ngân hàng chịu sự quản lý, giám sát của ngân hàng nhà nước nên cổ phiếu của nhóm ngân hàng cũng có sự uy tín và minh bạch cao. 

- Ngân hàng rất khó phá sản do được ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ. Các ngân hàng phải đáp ứng tiêu chí về quy mô mức vốn điều lệ từ 3000 đến 5000 tỷ đồng để đảm bảo cho hoạt động. Khi có vấn đề bất thường xảy ra, bộ phận Kiểm toán và Ngân hàng Trung ương sẽ hỗ trợ để ngăn ngừa tình trạng phá sản.

- Tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu nhóm ngân hàng chiếm khoảng 1/4 thị trường chứng khoán và giữ vai trò điều phối phần lớn thị trường chung. 

- Cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng sẽ dễ nắm bắt, dễ định giá hơn do nó thể hiện trực tiếp ở dịch vụ và các chính sách của ngân hàng. Ngân hàng tốt sẽ có nhiều chính sách thu hút khách hàng.

Có thể nói với những đặc thù trên, cổ phiếu ngân hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của nhiều người.

II. Tiềm năng khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Tại Việt Nam, ngành ngân hàng vẫn được coi là ngành “hot” và đang trên đà phát triển. Nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và nhu cầu vay vốn của các cá nhân và tổ chức là rất lớn, thế nhưng hệ thống ngân hàng ngày nay vẫn chưa đáp ứng được hết.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định ngân hàng mở (Open banking) là một mô hình kinh doanh mới và tiềm năng và là xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại.

Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, công nghệ đã giúp ngành tài chính - ngân hàng chuyển đổi số tương đối tốt. Công nghệ lõi đã được áp dụng vào hầu hết các nhiệm vụ chính của hệ thống ngân hàng như: Dịch vụ tư vấn và đại lý, đầu tư và tự doanh, thanh toán, cho vay và tài trợ, chứng khoán, bảo hiểm, an ninh mạng… Có thể thấy công nghệ hiện đại đã giúp cho ngành ngân hàng có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn,

Tiềm năng khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai

Bên cạnh đó, với đà hồi phục kinh tế và sản xuất sau đại dịch, nhu cầu vay vốn của các cá nhân và tổ chức tăng, ngành ngân hàng được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực trong thời gian tới.

Giá cổ phiếu các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cũng đang ở mức vừa phải, không quá cao. Ngoài cổ phiếu VCB của Vietcombank có mức 88,400đ/cp và BID của BIDV với 44,750đ/cp thì các ngân hàng còn lại chỉ dưới 32,500đ/cp.

III. Danh sách mã cổ phiếu trên thị trường

Ở Việt Nam hiện nay trong tổng số 49 ngân hàng đã có 23 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên 3 sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM. Cụ thể như sau:

STT Tên ngân hàng Mã cổ phiếu Sàn niêm yết
1 Ngân hàng BIDV BID HOSE
2 Ngân hàng Vietinbank CTG HOSE
3 Ngân hàng Vietcombank VCB HOSE
4 Ngân hàng Vpbank VPB HOSE
5 Ngân hàng Eximbank EIB HOSE
6 Ngân hàng HDBank HDB HOSE
7 Ngân hàng quân đội MB MBB HOSE
8 Ngân hàng Sacombank STB HOSE
9 Ngân hàng Techcombank TCB HOSE
10 Ngân hàng TPBank TPB HOSE
11 Ngân hàng VIB VIB HOSE
12 Ngân hàng Phương Đông OCB HOSE
13 Ngân hàng Đông Nam Á SSB HOSE
14 Ngân hàng ACB ACB HOSE
15 Ngân hàng bưu điện Liên Việt LPB HOSE
16 Ngân hàng Hàng Hải MSB HOSE
17 Ngân hàng NCB NCB HNX
18 Ngân hàng An Bình ABB HNX
19 Ngân hàng SHB SHB HNX
20 Ngân hàng Bắc Á BAB UPCOM
21 Ngân hàng Kiên Long KLB UPCOM
22 Ngân hàng Bản Việt BVB UPCOM
23 Ngân hàng Việt Nam Thương Tín VBB UPCOM
24 Ngân hàng Nam Á NAB UPCOM
25 Ngân hàng Xăng dầu PGBank PGB UPCOM
26 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB UPCOM

IV. TOP 5 mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nhất hiện nay

1. VCB - Cổ phiếu ngân hàng Vietcombank

Vốn hóa: 417.881 tỷ

P/E: 13,98

P/B: 3,03

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là 1 trong những ngân hàng lớn thuộc Nhà nước, có hệ thống phòng giao dịch dày đặc và dịch vụ khách hàng tốt. Cổ phiếu VCB luôn có kế hoạch cho vay thận trọng, quản lý rủi ro chặt chẽ, chính điều này đã giúp tăng khả năng cạnh tranh khi khách hàng cần tìm đến những ngân hàng an toàn nhất trên hệ thống.

VCB - Cổ phiếu ngân hàng Vietcombank

Tăng trưởng doanh thu đều đặn của Vietcombank qua các năm

Doanh thu và thu nhập ròng của Vietcombank qua các năm lần lượt là: 49.345 tỷ đồng/18.472 tỷ (2020), 57.300  tỷ/21.939  tỷ (2021), 68.748 tỷ/29.919 tỷ (2022)TCB - Mã cổ phiếu ngân hàng Techcombank

2. TCB - Mã cổ phiếu ngân hàng Techcombank

Vốn hóa: 107.979 tỷ

P/E: 5,36

P/B: 0,95

Techcombank thuộc hệ thống ngân hàng thương mại và luôn là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng đều đặn và ổn định. Tổng doanh thu và thu nhập ròng hàng năm của Techcombank luôn ở mức tốt ngay cả trong thời kỳ khó khăn như đại dịch Covid-19.

TCB - Mã cổ phiếu ngân hàng Techcombank

Báo cáo thu nhập của ngân hàng Kỹ thương tăng trưởng qua các năm

Doanh thu của Techcombank không ngừng tăng qua các năm với 30.219 tỷ (2020), 39.612 tỷ (2021), 43.225 tỷ (2022), thu nhập ròng cũng có sự tăng trưởng tốt: 12.582 tỷ (2020), 18.415 tỷ (2021), 20.436 tỷ (2022)

3. MBB - Mã cổ phiếu Ngân hàng MBBank

Vốn hóa: 84.785 tỷ

P/E: 4,85

P/B: 1,06

Ngân hàng TMCP Quân đội - MBBank luôn có sự gia tăng tích cực về hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo doanh thu hàng năm, MB Bank đã vượt qua khó khăn và có mức tăng trưởng tốt.

MBB - Mã cổ phiếu Ngân hàng MBBank

MBBank có mức tăng trưởng tốt và đều đặn qua các năm

Năm 2020, tổng doanh thu của MBBank đạt 28.398 tỷ, sang năm 2021 là 37.776 tỷ và 2022 là 46.344 tỷ. Thu nhập ròng cũng tăng từ 8.606 tỷ trong năm 2020 lên 13.221 tỷ vào năm 2021 và 18.155 tỷ khi kết thúc năm 2022.

Xem thêm:  Đánh giá cổ phiếu MBB năm 2023 - Có nên đầu tư không?

4. CTG - Mã cổ phiếu Ngân hàng Vietinbank

Vốn hóa: 141.769 tỷ

P/E: 8.38

P/B: 1.31

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank hiện đang là một trong những ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam. Theo báo cáo kinh doanh được công bố, doanh thu và thu nhập của ngân hàng này luôn tăng trưởng ổn định và ở mức tốt. Thông tin cụ thể như sau:

CTG - Mã cổ phiếu Ngân hàng Vietinbank

Báo cáo tài chính của Vietinbank tăng trưởng ổn định qua các năm

Năm 2020, doanh thu của Vietinbank là 45.578 tỷ, năm 2021 tăng lên 53.797 tỷ và 2022 là 64.573 tỷ đồng. Thu nhập ròng qua các năm cũng tăng đáng kể. Năm 2020 thu nhập đạt 13.757 tỷ, 2021 là 14.215 tỷ, 2022 là 16.834 tỷ đồng. Bạn có thể xem các số liệu chi tiết khác được cập nhật liên tục tại ứng dụng TOPI.

5. VPB - Mã chứng khoán ngân hàng VPBank

Vốn hóa: 138.627 tỷ

P/E: 7,63

P/B: 1,34

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank với mã cổ phiếu VPB đang được nhiều nhà đầu tư chọn vào danh mục. Điều này cũng không có gì lạ khi báo cáo tài chính của VPBank luôn có mức tăng trưởng tốt bất chấp thời gian khó khăn như đại dịch.

VPB - Mã chứng khoán ngân hàng VPBank

VPBank tăng trưởng tốt với biên lợi nhuận ròng 28,1%

Tổng doanh thu của VPBank qua các năm lần lượt là 40.233 tỷ (2020), 46.959 tỷ (2021) và 60.217 tỷ (2022), thu nhập ròng cùng tăng ấn tượng với 10.413 tỷ (2020), 11.477 tỷ (2021) và 16.908 tỷ (2022).

Xem chi tiết:  Cổ phiếu VPB năm 2023 - Nhận định sự tăng trưởng trên thị trường chứng khoán

V. Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng thành công

1. Nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn?

Việc xếp nhóm cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư ngắn hay dài hạn tùy thuộc vào phong cách đầu tư của từng người và kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu trong nhiều năm.

Theo những chuyên gia thì nhà đầu tư cần quyết định theo biến động thị trường, nếu thị trường biến động mạnh thì nên đầu tư ngắn hạn, lướt sóng, khi thị trường đi ngang hoặc giảm liên tục thì nên chuyển sang hình thức đầu tư dài hạn, tuy nhiên cần chọn được mã cổ phiếu tiềm năng, giá trị của nó đang bị định giá thấp hơn giá trị thực thì mới có cơ hội phát triển sau này. Còn nếu không tiềm năng thì giữ qua bao nhiêu năm cũng vậy.

2. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu tiềm năng của ngành ngân hàng

Ở Việt Nam hiện nay có đến 49 ngân hàng nội địa và nước ngoài (4 ngân hàng 100% vốn Nhà nước, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 31 ngân hàng TMCP, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh, 1 ngân hàng hợp tác xã).

Thế nhưng không phải ngân hàng nào cũng được niêm yết trên sàn chứng khoán, và cũng không phải mã nào cũng nên mua vào. Để chọn được cổ phiếu ngân hàng tiềm năng, nhà đầu tư cần lưu ý:

- Tìm hiểu và đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng: Cần phải nắm được các chỉ số của ngân hàng hiện tại và quá khứ (dựa vào báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm), đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng đó trong hiện tại, Tính toán các chỉ số ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) từ 10% trở lên là tốt, ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản) từ 1% trở lên là ổn.

Kinh nghiệm chọn cổ phiếu tiềm năng của ngành ngân hàng

Cần nghiên cứu kỹ khi lựa chọn đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng

- Tìm hiểu tình hình chia cổ tức của ngân hàng có diễn ra thường xuyên không, cổ tức có cao không. Nếu ngân hàng thường xuyên chia cổ tức cao nghĩa là đang làm ăn rất tốt, lợi nhuận cao.

- Đánh giá độ rủi ro của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu càng cao thì càng đáng lo ngại), rủi ro vỡ nợ, rủi ro thanh khoản (khả năng thanh toán tiền gửi cho khách hàng).

3. Định giá cổ phiếu ngân hàng thế nào?

Để biết nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng nào cần định giá cổ phiếu, so sánh giá trị thực với thị giá. Việc định giá cổ phiếu không đơn giản, nhà đầu tư cần thực hiện nhiều, giàu kinh nghiệm thì sẽ có định giá chuẩn. Khi định giá cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, chúng ta tập trung vào 3 chỉ số cơ bản sau:

+ Chỉ số P/E: Nhà đầu tư nên xem xét chỉ số P/E của ngân hàng so với toàn ngành. P/E quá cao đôi khi do nó được định giá cao hơn giá trị thực, nên chọn những mã có P/E thấp để có lợi thế đầu tư lâu dài.

+ Chỉ số P/B: Đây là chỉ số biểu thị giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách. Chỉ số P/B lớn hơn 1 cho thấy nó được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, được kỳ vọng nhiều. P/B càng cao cho thấy mức kỳ vọng càng lớn. Kết hợp P/E và P/B, nhà đầu tư có thể tìm ra cổ phiếu tiềm năng đang bị thị trường bỏ qua.

+ Chỉ số EPS: Đây là tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động của công ty, xem xét lợi nhuận nhận được từ khoản vốn đầu tư ban đầu. Dùng chỉ số EPS để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các ngân hàng với nhau.

Hy vọng những thông tin về nhóm cổ phiếu ngân hàng TOPI chia sẻ có thể giúp các bạn nắm rõ những đặc điểm và tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng và tìm được những mã cổ phiếu ngân hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro và phong cách đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/v23yAxRk2xZICxjRVF4xtoef2kZ5SQYFqm06JWbn.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI