Facebook Topi

12/12/2022

9 tư duy đầu tư tài chính thông minh dánh cho GEN Z

Một số tư duy đầu tư tài chính thông minh trong thời đại 4.0 cần phải có khẩu vị rủi ro nhất định và tối đa khoản lợi nhuận thu được khi đầu tư. Hãy cùng TOPI tìm hiểu 9 tư duy đầu tư thông minh dành cho thế hệ Gen Z ngay nhé!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Khác với các thế hệ trước ưa chuộng việc tích lũy tài sản, gen Z trong thời đại 4.0 không ngừng tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập để sớm đạt được tự do tài chính. Với lợi thế xã hội cùng điều kiện phát triển đầu tư tốt như hiện nay, kỳ vòng thế hệ trẻ sẽ có những bước tiền trong tư duy và cách thức đầu tư, mang lại hiệu quả tốt.

I. Tư duy đầu tư tài chính là gì?

Tư duy đầu tư tài chính là phương pháp đầu tư có tư duy, có mục đích, có định hướng về các vấn đề liên quan đến tài chính trong cuộc sống, bao gồm cả cách chúng ta suy nghĩ, tính toán và thực hiện mục tiêu.

Việc hình thành tư duy đầu tư ngay từ khi bắt đầu giúp cho nhà đầu tư có được định hướng và mục tiêu tài chính rõ ràng. Đặc biệt, với thời đại công nghệ như hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm đầu tư thông minh, nhiều kênh đầu tư hấp dẫn.

Các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư trẻ, nhà đầu tư Gen Z cần xây dựng cho mình một tư duy đầu tư tài chính sớm, một tư duy phù hợp với mục đích, mục tiêu và lợi thế của mình.

Tư duy đầu tư tài chính là gì?

Xây dựng tư duy đầu tư thông minh ngay trước khi bắt tay vào đầu tư

II. Lợi ích khi có tư duy đầu tư tài chính tốt

Nếu có tư duy đầu tư tài chính tốt thì bạn có thể được hưởng những lợi ích sau đây:

- Gia tăng thêm nguồn lợi nhuận nhiều nhất có thể so với số vốn ban đầu;

- Giúp bạn quản lý tốt dòng tiền của mình;

- Hiệu quả đầu tư cao khi các quyết định mua/bán, cắt lỗ, phân bổ nguồn vốn được đưa ra một cách kịp thời;

- Phòng ngừa sự mất giá của đồng tiền khi lạm phát xảy ra bằng việc tăng giá trị của đồng tiền khi tham gia hoạt động đầu tư;

Bạn có thể phân biệt được đâu là kênh đầu tư an toàn, đâu là kênh đầu tư rủi ro, tránh khỏi những trường hợp đáng tiếc như lửa đảo hay đa cấp.

Lợi ích khi có tư duy đầu tư tài chính tốt

Lợi thế đầu tư của những người có tư duy đầu tư thông minh ngay từ đầu

III. 9 tư duy đầu tư tài chính thời 4.0 thành công

1. Đầu tư dài hạn thay vì đầu cơ

Những nhà đầu tư mang tư duy đầu cơ thường mang nặng tâm lý “cờ bạc” hên thì được lên đỉnh cao, xui thì mất hết cơ nghiệp, trở về tay trắng. Còn đầu tư dài hạn sẽ giúp bạn tránh được các biến động của thị trường trong ngắn hạn, đủ thời gian để ta có thể xây dựng được một chiến lược chắc chắn và thông minh. Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng thói quen kiên trì và kỹ năng phân tích thị trường nhạy bén. 

Rủi ro mà đầu tư dài hạn mang đến cũng ở mức độ vừa phải, bạn có thể vừa giải quyết rủi ro vừa tiếp tục đầu tư cho các hoạt động khác và mang về thêm một nguồn lợi nhuận khác, bù đắp vào thua lỗ.

Tuy vậy, muốn sử dụng hình thức này thì bạn buộc phải nắm trong tay một số tiền lớn.

2. Tích lũy và đầu tư tài chính từ sớm

Tỷ phú Warren Buffet từng nói, ông đã lãng phí 11 năm cuộc đời vì chỉ bắt đầu đầu tư vào năm 11 tuổi. Nói như vậy để hiểu được tầm quan trọng của việc tích lũy và đầu tư tài chính càng sớm càng tốt.

Xem ngay:  Phương pháp đầu tư của Warren Buffett - Bí quyết đầu tư chứng khoán thành công

Đầu tư và tích lũy tài chính sớm sẽ giúp bạn:

- Tận dụng được tối đa sức mạnh của lãi suất kép, từ đó tài sản của bạn sẽ tăng trưởng lên một cách nhanh chóng;
“Vấp đau” khi còn trẻ tốt hơn là lúc đã có tuổi. Về sau bạn sẽ càng dày dặn kinh nghiệm, việc học hỏi và rèn luyện cũng ngắn hơn người khác;

- Có công cụ phòng ngừa lạm phát bào mòn tài sản của bạn.

3. Quản lý tài chính là môn học quan trọng

Quản lý tài chính gồm tất cả những vấn đề liên quan tới việc quản lý, sử dụng tiền, hạch toán tiền thu - chi, tiết kiệm và đầu tư của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có kinh tế khác nhau, do thu nhập không giống nhau, chi tiêu, nhu cầu và thói quen tiêu dùng cũng khác biệt. Bởi vậy, bạn buộc phải học cách quản lý tài chính của bản thân. 

Việc này giúp bạn không rơi vào tình trạng bị động trước mọi tình huống, hiểu được mình có gì, cần gia tăng thêm tài sản hay hạn chế chi tiêu… hướng tới mục tiêu tự do tài chính.

Một số cách quản lý tài chính hiệu quả có thể kể đến như phương pháp 50 30 20, phương pháp 6 cái lọ, phương pháp Kakeibo của người Nhật hoặc sử dụng các phần mềm ứng dụng như MoneyLover, PocketGuard, HomeBudget…

Quản lý tài chính là môn học quan trọng

Quản lý tài chính là bàn đạp quan trọng trong hành trình đầu tư

4. Tận dụng thời cơ đầu tư thông minh

Thời cơ là tình thế xuất hiện trong một thời điểm nào đó có lợi cho việc phát huy hết sức mạnh để giành được thắng lợi, cũng là sự kết hợp hàng loạt nhân tố cả chủ quan và khách quan trong điều kiện chín muồi.

Trong thời điểm này, nếu nhà đầu tư không tận dụng thì chẳng còn lúc nào thích hợp để kiếm lợi nhuận nữa. Không ai bày sẵn cho bạn biết lúc nào thì nên đầu tư và đầu tư cái gì, điều này bạn phải từ mày mò học hỏi và liên tục theo dõi các biến động kinh tế xã hội cả trong và ngoài nước.

Ví dụ đối với thị trường cổ phiếu, trong năm sẽ có 4 thời điểm mua được cổ phiếu với giá tốt đó là: khi đại hội cổ đông thường niên diễn ra, 02 tuần trước khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III, trước Tết Nguyên Đán và đợt sụt giảm lớn của thị trường.

5. Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với bản thân

Có rất nhiều mô hình đầu tư như mua chứng khoán, bất động sản, chứng chỉ quỹ, vàng hoặc kinh doanh trực tiếp. Hãy bám sát tình trạng thực tế của mình rồi lựa chọn các kênh đầu tư sao cho thật hợp lý. 

Mỗi kênh sẽ có ưu nhược điểm riêng và các điều kiện cần có để tham gia, ví dụ muốn mua bất động sản thì cần nhiều vốn mà tính thanh khoản của bất động sản thì không cao, muốn mua cổ phiếu phải hiểu biết về các thuật ngữ, cách thực hiện các lệnh, tính toán lỗ-lãi, lợi nhuận khá lớn nhưng rủi ro cũng rất cao… 

Nắm được nguyên tắc của mỗi hình thức cộng thêm việc hiểu được sức khỏe tài chính cũng như thang độ “gồng lỗ” của bản thân thì các bạn sẽ dễ dàng tìm ra được kênh đầu tư phù hợp cho mình. 

Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với bản thân

Xác định, lựa chọn cho mình kênh đầu tư phù hợp và mang lại hiệu quả nhất

6. Nợ tín dụng vô cùng nguy hiểm

Hậu quả của việc nợ tín dụng quá hạn đó là:

- Thẻ tín dụng bị vô hiệu;

- Phí phạt cao, càng để lâu không trả thì tiền sẽ càng lớn;

- Nếu đã bị liệt kê vào danh sách nợ xấu thì bạn không có cơ hội tiếp cận với các khoản vay khác của ngân hàng hay tổ chức tín dụng hợp pháp;

- Có nguy cơ bị siết tài sản hoặc mất tiền nếu như gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng.

- Và còn rất nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự nghiệp của các bạn. Cho nên, cố gắng hoàn trả đầy đủ số tiền vay tín dụng trong kỳ hạn.

7. Đa dạng danh mục đầu tư để tránh rủi ro

Đa dạng danh mục đầu tư ở đây bao gồm cả đa dạng hóa các ngành, đa tài sản, đa dạng hóa tổ chức phát hành, đa dạng hóa địa lý (vượt phạm vi và vùng lãnh thổ). Mỗi ngành nghề, lĩnh vực hay lãnh thổ sẽ có mức lãi suất kỳ vọng và độ rủi ro khác nhau, vì vậy đa dạng hóa danh mục đầu tư là một phương án dự phòng, giảm thiểu tổn thất cho nhà đầu tư, vì rất hiếm trường hợp tất cả các ngành cùng lên hoặc cùng xuống tại một thời điểm.

Lưu ý, chỉ có thể giảm thiểu rủi ro đến một con số nhất định chứ không thể về 0. Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro không có tính hệ thống nhưng rủi ro bản chất thị trường thì khó tránh.

Đa dạng danh mục đầu tư để tránh rủi ro

Da dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp hạn chế những rủi ro khi đầu tư

8. Có kế hoạch cân bằng chi tiêu - thu nhập - đầu tư

Việc cân bằng thu - chi - đầu tư luôn là vấn đề đau đầu của nhiều người, đặc biệt gen Z còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm, theo tâm lý thích ăn chơi tiêu xài trước, trả nợ sau, sống phải hết mình nên rất dễ rơi vào tình trạng cháy túi.

Theo các chuyên gia tài chính, ít nhất bạn nên chia ra 3 khoản tiền: 50% dành cho chi phí sinh hoạt thiết yếu, 20% dùng cho tiết kiệm, đầu tư tích lũy cho các mục tiêu dài hạn và 30% còn lại dùng cho các nhu cầu còn lại. Tùy từng tính cách và điều kiện của mỗi người mà phần trăm chia ra cũng khác nhau.

Việc này giúp bạn quản lý chi tiêu tốt, chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong đời, chủ động ứng phó với những biến cố bất ngờ và hướng tới việc loại bỏ áp lực tiền bạc trong cuộc sống.

Có kế hoạch cân bằng chi tiêu - thu nhập - đầu tư

Cân bằng tài chính giúp bạn nắm bắt được cơ hội khi đầu tư và hành trình đầu tư sẽ trở nên đơn giản hơn

9. Đặt mục tiêu tự do tài chính cho bản thân

Có 8 cấp độ của tự do tài chính bao gồm: rõ ràng, tự túc, thoải mái, ổn định, linh hoạt, độc lập tài chính, dồi dào của cải và không bao giờ tiêu hết tiền.

Cần bao nhiêu tiền thì mới có thể tự do tài chính? Đương nhiên không thể có một con số cụ thể nào làm mốc chung cả, bởi mỗi người có nhu cầu khác nhau. Các bạn cần xác định được mục tiêu của mình để lên kế hoạch tài chính rõ ràng, tính toán kỹ lưỡng nguồn thu và các khoản tiền tiết kiệm cần có.

Tìm hiểu thêm:  7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã đạt tự do tài chính

Tự do tài chính là việc nắm quyền làm chủ tài chính của bản thân, ở đó con người có thể dễ dàng chi trả cho tất cả các nhu cầu của cuộc sống mà không bị chi phối bởi tiền bạc, họ sở hữu một dòng tiền ổn định, sống cuộc sống trong mơ, không lo lắng gánh nặng nợ.

Gen Z trong thời đại 4.0 có rất nhiều lợi thế, vừa có nhiều công nghệ khoa học tiên tiến để áp dụng, vừa có thể hỏi hỏi rút kinh nghiệm từ sai lầm và hạn chế của thế hệ trước, lại vẫn có thể chớp lấy các cơ hội mới trong xã hội hiện đại. Hi vọng qua bài viết, các bạn có thể áp dụng được một trong những phương pháp tư duy đầu tư tài chính thông minh ở trên đem lại hiệu quả cao cho cuộc sống. TOPI chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon