Facebook Topi

13/10/2023

CAPM là gì? Công thức tính và các thành phần của CAPM

Mô hình CAPM là mô hình định giá tài sản vốn, thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro đối với tài sản. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

CAPM được biết đến là một mô hình định giá tài sản vốn, được sử dụng rất nhiều trong tài chính doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro của chứng khoán với thị trường chung. Vậy rốt cuộc thì mô hình CAPM là gì? Cùng TOPI tìm hiểu ngay!

I. Mô hình CAPM là gì?

Mô hình CAPM là gì?

Tìm hiểu tổng quan về mô hình CAPM

Mô hình CAPM là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Capital asset pricing model, nghĩa tiếng Việt là mô hình định giá tài sản vốn, dùng để mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro đối với tài sản, đặc biệt là cổ phiếu.

Mô hình này dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư là những người lựa chọn đầu tư có tính toàn vẹn thông tin, hợp lý, và muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.

Khi thực hiện so sánh tỷ lệ sinh lời kỳ vọng và tỷ lệ sinh lời thực tế trên vốn chủ sở hữu (VCSH) ta sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi của doanh nghiệp một cách khái quát nhất.

Các thành phần của mô hình CAPM gồm: lợi nhuận của tài sản phi rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng của thị trường, lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu, hệ số bê-ta, khoản bù đắp rủi ro. Nhờ mô hình CAPM, ta có thể đánh giá được khả năng sinh lời của cổ phiếu có tương ứng với giá hiện tại của cổ phiếu không.

Các chủ ngân hàng đầu tư rất ưa chuộng mô hình này trong việc phân tích các cổ phiếu riêng lẻ, thậm chí là toàn bộ danh mục đầu tư. CAPM cũng là nền tảng để tính toán ta nhiều đại lượng quan trọng khác trong tài chính doanh nghiệp.

Mô hình CAPM được phát triển từ thập niên 60 của nhà kinh tế học William Forsyth Sharpe, ứng dụng rất nhiều trong giao dịch chứng khoán. Những yếu tố quan trọng hình thành nên mô hình này gồm:

Nguyên tắc cơ bản là càng mạo hiểm thì lợi nhuận càng cao, vì vậy, nếu kỳ vọng tỷ suất sinh lời của cổ phiếu lớn thì chi phí sử dụng vốn cũng phải cao tương đương.

Dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống sẽ tính toán ra được khoản bù đắp rủi ro. Được kết quả, ta đem cộng với lợi nhuận tài sản phi rủi ro sẽ ra được lợi nhuận kỳ vọng.

Với giả định thị trường hoàn hảo, cạnh tranh công bằng, nhà đầu tư có đầy đủ thông tin để có thể tiếp cận mọi giao dịch đầu tư với chi phí thấp và không có “cá mập” chi phối thị trường.

Nhà đầu tư sẽ nắm giữ cổ phiếu trong vòng 01 năm với hai lựa chọn đầu tư: hoặc đầu tư vào cổ phiếu thường hoặc đầu tư vào chứng khoán không rủi ro.

II. Công thức tính CAPM

Mô hình CAPM xem xét quan hệ giữa lợi suất trông đợi của một tài sản (thường được ký hiệu là "Ri"), lợi suất trên thị trường (thường được ký hiệu là "Rm"), và rủi ro hệ số beta (β) của tài sản. Rủi ro hệ số beta (β) đo lường sự biến động của lợi suất của tài sản so với lợi suất chung của thị trường.

Để tính được mô hình CAPM ta dựa vào công thức như sau:

E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) - Rf]

Trong đó:

E(Ri) là lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu - giả định dài hạn về khoản đầu tư sẽ phát huy tốt trong suốt vòng đời của nó;

E(Rm) là lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường - hay chi phí vốn cổ phần là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư;

Rf là lợi nhuận của tài sản phi rủi ro - tương đương với lợi tức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm;

Hệ số beta  (β)  là hệ số đo lường mức độ rủi ro của cổ phiếu hay sự biến động của lợi nhuận thông qua việc đo lường biến động thị giá cổ phiếu trên thị trường chung. 

Công thức tính CAPM

Công thức tính CAPM hiệu quả

Lưu ý:

Khi β < 0 thì chứng khoán đang biến động ngược chiều so với xu hướng thị trường;

Khi β = 0 thì rủi ro không xảy ra và lợi nhuận sẽ là tối đa;

Khi β = 1 thì lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu sẽ bằng với lợi nhuận kỳ vọng của thị trường;

Khi β > 1 rủi ro ở mức cao, cao hơn cả mức chung thị trường;

Khi β < 1 rủi ro ở mức thấp hơn cả mức chung thị trường.

[E(Rm) - Rf] là khoản bù đắp rủi ro.

Mối quan hệ giữa hệ số beta và tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng được thể hiện qua đường SML (security market line - đường thị trường chứng khoán).

III. Các thành phần của mô hình CAPM

Các thành phần của mô hình CAPM

Các thành phần trong mô hình CAMP chính

Nhìn vào công thức tính của mô hình CAPM, chúng ta cũng đã biết được các thành phần của nó là gì.

1. Lợi tức của tài sản phi rủi ro

Về lý thuyết thì có một số chứng khoán sẽ không tồn tại rủi ro hay phi rủi ro chẳng hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, vì Chính phủ thì không có khả năng vỡ nợ. Người ta thường sử dụng lợi tức của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm làm số tương đương của đại lượng này.

2. Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường

Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường là số tiền bình quân mà các nhà đầu tư hy vọng sẽ nhận được từ khoản đầu tư trên thị trường chung, dựa vào dữ liệu trong quá khứ.

3. Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu

Đây là lợi nhuận kỳ vọng tài sản, cổ phiếu hay khoản đầu tư sẽ phát huy tác dụng trong suốt thời gian đầu tư.

4. Hệ số beta

Hệ số beta của một cổ phiếu, tài sản hay khoản đầu tư đo lường mức độ rủi ro khi đầu tư, do nó đại diện cho mức độ biến động của giá cổ phiếu so với thị trường và được hiển thị dưới dạng một con số. Bê-ta cũng có thể được xem là mức độ nhạy cảm của cổ phiếu đối với những thay đổi của thị trường. Khi hệ số beta cao thì cổ phiếu sẽ rất nhạy cảm, dễ biến động. Hệ số beta thấp tương ứng với cổ phiếu ổn định, ít biến động.

Hệ số beta cao hay thấp không hẳn là xấu hay tốt, đứng trên khía cạnh lợi nhuận thì khi cổ phiếu có hệ số beta cao có nghĩa là rủi ro cũng cao và lợi nhuận cũng cao, ngược lại với hệ số beta thấp. Đối với những cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn thì hệ số beta thường âm.

5. Khoản bù đắp rủi ro

Cách gọi khác là bảo hiểm rủi ro hay phần bù đắp rủi ro thị trường, về cơ bản thì đây là số tiền nhà đầu tư sẽ nhận được khi chấp nhận đầu tư vào những hạng mục rủi ro cao, thay vì đầu tư hạng mục rủi ro thấp hoặc bằng 0 như trái phiếu chính phủ. Nếu một tài sản, cổ phiếu hoặc khoản đầu tư có tỷ lệ rủi ro cao thì khoản bù đắp rủi ro này cũng cao tương ứng. Những nhà đầu tư sẽ cảm thấy việc đầu tư của mình cũng xứng đáng.

Dựa trên những thành phần riêng lẻ của mô hình CAPM, ta có thể đánh giá được khả năng sinh lời của cổ phiếu có tương ứng với giá hiện tại của cổ phiếu không.

IV. Ưu và nhược điểm của mô hình CAPM

Ưu và nhược điểm của mô hình CAPM

Ưu và nhược điểm của mô hình CAPM

Ưu điểm của mô hình CAPM

Dễ triển khai và tính toán: Mô hình CAPM có công thức đơn giản và dễ tính toán, chỉ cần ba thông số là lãi suất tỷ lệ tài sản không rủi ro (Rf), lợi suất trên thị trường (Rm), và rủi ro hệ số beta (β) của tài sản. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình định giá tài sản vốn.

Có Tính lí thuyết và logic hợp lý: Mô hình CAPM dựa trên những giả định hợp lý về hành vi của nhà đầu tư, bao gồm cả giả định về hành vi hợp lý của nhà đầu tư trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.

Định giá tài sản vốn: Mô hình CAPM có khả năng định giá các tài sản vốn như cổ phiếu và chứng khoán dựa trên rủi ro và lợi suất trông đợi. Điều này giúp nhà đầu tư hiểu được giá trị thực của các tài sản và tối ưu hóa việc phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư.

Đo lường hiệu quả: Mô hình CAPM có thể sử dụng để đo lường hiệu quả của một tài sản so với thị trường chung. Nếu tài sản có lợi suất trông đợi cao hơn hoặc rủi ro thấp hơn so với thị trường, nó được coi là tài sản hiệu quả.

Không giới hạn danh mục đầu tư, giả định được sử dụng trong mô hình là nhà đầu tư có một danh mục đầu tư đa dạng với khẩu vị rủi ro khác nhau;

Có tính đến rủi ro thị trường (hệ số beta), rủi ro này nằm ngoài các mô hình hoàn vốn khác và là rủi ro không thể lường trước, không thể loại bỏ hoàn toàn;

Trong quá trình tìm kiếm các cơ hội mới, nếu hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp khác với hoạt động kinh doanh và tài chính mới, thì ta không thể sử dụng các công thức tính lợi nhuận bắt buộc khác (ví dụ tính chi phí vốn bình quân gia quyền WACC). Nhưng, mô hình CAPM có thể làm được điều này.

Ưu điểm của mô hình CAPM

Những ưu điểm của CAPM

Nhược điểm:

Về mặt lý thuyết:

- Mô hình CAPM là mô hình một yếu tố, tập trung chủ yếu và duy nhất vào rủi ro hệ thống khi định giá, nhưng thực tế thì có rất nhiều loại rủi ro tác động đến khoản đầu tư khiến nó biến động không ngừng;

- Mô hình CAPM không thể nắm bắt được mục tiêu đầu tư của những giai đoạn trong tương lai hay xem xét tác động trong các kỳ kế tiếp.

Về mặt ứng dụng:

- Danh mục đầu tư được tính trong mô hình CAPM quá hỗn tạp, tính cả những loại không thể đầu tư;

- Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện uỷ thác đầu tư thì CAPM sẽ không còn đúng nữa. Tại mỗi một quốc gia thì kỳ vọng lợi nhuận về cùng một loại tài sản là khác nhau nên điều này đã không đúng với giả định mô hình;

- Hệ số beta chỉ là ước tính, thực tế thì beta 3 năm sẽ khác beta 5 năm, 7 năm, vì vậy, cùng một tài sản nhưng bê-ta khác nhau thì kết quả của mô hình cũng sẽ ra khác nhau;

- Lãi suất phi rủi ro thường được sử dụng bằng với lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, vấn đề nằm ở đây, khi sử dụng đầu vào này, số lượng của nó thay đổi hằng ngày nên sẽ sinh ra biến động;

- Lợi nhuận kỳ vọng trên thị có thể là giá trị âm, vậy thì, lợi nhuận trong dài hạn sẽ được sử dụng để làm phẳng lợi nhuận. Hơn nữa, lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường không đại diện cho lợi nhuận thị trường ở tương lai, mà chỉ ở quá khứ.

CAPM được xây dựng trên 04 giả định chính, trong đó có 1 giả định không hề xảy ra trong thế giới thực, đó là việc các nhà đầu tư có thể vay vốn (cho vay) với lãi suất phi rủi ro. Suy ra, đường lợi tức yêu cầu tối thiểu có thể dốc ít hơn so với tính toán của mô hình (nghĩa là lợi nhuận mang lại là thấp hơn so với tính toán).

V. Những ứng dụng của CAPM

Mô hình CAPM rất được ưa chuộng trong đầu tư chứng khoán, nó đóng vai trò khá quan trọng trong mô hình tài chính và định giá tài sản.

Những ứng dụng của CAPM

Những ứng dụng thực tế của mô hình CAPM

Ở phần ưu điểm của mô hình CAPM, chúng ta biết được từ mô hình có thể tính được chi phí vốn bình quân gia quyền. Trong công thức này, CAPM đóng vai trò như là chi phí vốn chủ sở hữu. Từ đây, ta có thể xác định được giá trị nội tại của cổ phiếu, nếu:

- Giá trị nội tại của cổ phiếu đang cao hơn giá đang giao dịch trên thị trường, nhà đầu tư nên mua vào để tích trữ;

- Khi giá trị nội tại của cổ phiếu thấp hơn giá đang giao dịch trên thị trường thì nên bán ra để kiểm lời.

- Bên cạnh đó, mô hình CAPM cũng được ứng dụng vào việc:

- Tính toán mức lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư cũng như hiệu quả của khoản đầu tư hiện tại;

- Hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra các quyết định giao dịch mua bán, nắm giữ tài sản;

- Giúp nhà đầu tư có cơ sở để điều chỉnh và xây dựng danh mục đầu tư của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

VI. Tổng kết

Mô hình CAPM được ứng dụng khá phổ biến trong ngành tài chính, các nhà đầu tư có thể sử dụng nó để xác định xem khoản đầu tư có đáng để mạo hiểm hay không, hoặc phân tích danh mục đầu tư liệu có hoạt động tốt không. Bên cạnh đó, CAPM cũng được sử dụng để tính toán nhiều số liệu quan trọng khác như chi phí vốn bình quân gia quyền WACC - đại diện cho chi phí cơ hội của doanh nghiệp.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI