Facebook Topi

24/11/2022

số Graham là gì? Phương pháp định giá cổ phiếu của Benjamin Graham trong chứng khoán

Phương pháp Graham - một trong những công cụ đo lường giá trị cơ bản của một cổ phiếu, thông qua việc tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên cổ phiếu của doanh nghiệp đó. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Có rất nhiều phương pháp để tìm ra giá trị thực, giá trị nội tại của một cổ phiếu trong đó nổi bật nhất là các công thức của Benjamin Graham, gọi tắt là phương pháp Graham. Có 3 công thức Graham, các đại lượng cần có là EPS, P/E, tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân trong 7 đến 10 năm tiếp theo, tỷ suất thu hoàn vốn tối thiểu, lãi suất phi rủi ro xếp hạng AAA với kỳ hạn 20 năm ở thời điểm hiện tại và giá trị sổ sách trên cổ phiếu.

Cần lưu ý, phương pháp Graham áp dụng cho thị trường chứng khoán Mỹ, nên về Việt Nam cần điều chỉnh P/E và y cũng như hệ số nhân sao cho phù hợp nhất để tính.

1. Phương pháp Graham là gì?

Phương pháp Graham là phương pháp do giáo sư kinh tế Benjamin Graham sáng tạo để đo lường giá trị cơ bản của một cổ phiếu, thông qua việc tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Phương pháp Graham là gì?

Phương pháp Graham giúp đo lường giá trị cổ phiếu một cách chính xác

Kết quả của phương pháp Graham giúp nhà đầu tư tìm ra phạm vi giới hạn giá cổ phiếu mà họ phải bỏ ra. Về mặt lý thuyết, nếu giá cổ phiếu đó nhỏ hơn số Graham thì có nghĩa là định giá thấp, rất đáng để đầu tư.

“Ngài thị trường” Benjamin Graham được xem là nhà đầu tư thành công nhất thế giới tính đến hiện tại, với mức lãi hàng năm lên tới 20%/năm. Ông cũng là “người khai sinh” đầu tư giá trị và tác giả của hai cuốn sách được xem như “kinh thánh” của mọi nhà đầu tư: “Phân tích chứng khoán” và “Nhà đầu tư thông minh”.

Ngoài ra, ông nắm giữ chức danh giáo sư giảng dạy tại Học viện Tài chính New York và Đại học California, tỷ phú Warren Buffet vừa là học trò vừa là cộng sự của ông.

2. 3 công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham

Công thức thứ 1 được Benjamin Graham công bố trong cuốn sách “Phân tích chứng khoán” như sau:

V = EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó: 

V là giá trị của cổ phiếu;

EPS là tỷ suất thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế (lũy tháng 12 tháng gần nhất);

8.5 là tỷ lệ P/E ước tính của mỗi cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng thu nhập 0%;

g là tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân trong 7 đến 10 năm tiếp theo.

Công thức thứ 2, Benjamin Graham đã thay đổi một vài chỉ số, cụ thể:

V = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4/y

Khác biệt ở đây là:

4.4: Tỷ suất thu hoàn vốn tối thiểu (lãi suất phi rủi ro/tỷ suất sinh lời phi rủi ro) năm 1962;

y: Lãi suất phi rủi ro xếp hạng AAA với kỳ hạn 20 năm ở thời điểm hiện tại.

Năm 1962, khi Benjamin công bố công thức này thì lãi suất phi rủi ro tại Mỹ là khoảng 4.4% - tương đương lãi suất trái phiếu AAA kỳ hạn 20 năm, cho nên để điều chỉnh công thức cho hiện tại, ta cần thêm biến số y - lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 20 năm ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp xếp hạng AAA vào.

Những doanh nghiệp xếp hạng AAA có trái phiếu xếp hạng cao nhất, doanh nghiệp này có đủ thu nhập để trả cả vốn lẫn lãi từ 5 - 40 năm kỳ hạn của trái phiếu.

Công thức thứ 3:

V = (22.5 x EPS x BVPS)1/2

Trong đó:

BVPS là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.

Khi tính toán, mỗi công thức cho ra một kết quả khác nhau, nhưng giá trị thực của cổ phiếu vốn là 1 dải rộng chứ không phải là 1 con số chính xác tuyệt đối. Vì vậy khi tính ra, ta có thể kết luận giá trị thực của một cổ phiếu nằm trong khoảng nào đến khoảng nào đây chính là dãy số Graham mà nhiều người hay nói đến.

3 công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp graham

Công thức giúp định giá cổ phiếu nhanh chóng

3. Ví dụ cho công thức định giá của Benjamin Graham

Áp dụng đối với cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank:

- Với EPS (2022) = 5.137

- BVPS (2022) = 31.246

- P/E = 4.4

- Giả định g = 19%/năm 

- y = 2.83 + 0.5 + 0.2 = 3.53%

Ta có:

Công thức 1: V = 5.137 x (7 + 1.5 x 19) = 182.363 (VND)

Công thức 2: V = 5.137 x (7 + 1.5 x 19) x 4.4/3.53 = 227.309 (VND)

Công thức 3: V = (22.5 x 5.137 x 31.246) ^ (1/2) = 60.096 (VND)

Vậy giá trị thực của cổ phiếu TCB nằm trong khoảng từ 60.096 đồng đến 227.309 đồng.

Ví dụ cho công thức định giá của Benjamin Graham

Những trường hợp áp dụng phương pháp Graham hiệu quả

Xem thêm:  Định giá cổ phiếu là gì? 10 cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất

4. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp graham trong thị trường chứng khoán

Các công thức của Benjamin Graham chủ yếu ra đời vào giữa thế kỷ 20 và áp dụng cho thị trường chứng khoán tại Mỹ, cho nên, tại Việt Nam, các nhà đầu tư cần điều chỉnh sao cho phù hợp nhất:

Công thức 1 điều chỉnh thành: 

V = EPS x (7 + 1.5g)

Công thức 2 điều chỉnh thành:

V = EPS x (7 + 1.5g) x 4.4/y

Tại Việt Nam, tỷ lệ P/E ước tính của mỗi cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng thu nhập 0% là 7 và áp dụng hệ số nhân 1.5x.

Nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ tăng trưởng theo ước lượng của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, cũng nên đánh giá tỷ lệ này cả trong quá khứ vì 1 chu kỳ kinh doanh của 1 doanh nghiệp thường là 7 năm. 

Vì vậy, nếu EPS của 1 cổ phiếu đã tăng trưởng khoảng 20 - 25%/năm trong 3-5 năm gần nhất thì 5 năm tiếp theo tỷ lệ tăng trưởng bình quân rơi vào khoảng 8 - 10%. Do đó, nếu thấy các công ty chứng khoán vẫn đánh giá tỷ lệ này vẫn là 20%/năm cho 5 năm tới thì nhà đầu tư nên tin tưởng vào đánh giá của mình.

Với hệ số y - lãi suất phi rủi ro hiện tại, ta nên sử dụng lãi suất phi rủi ro kỳ vọng. Dễ thấy từ công thức của Benjamin, giá trị cổ phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất, đồng nghĩa với việc lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng thì giá trị cổ phiếu cũng tăng.

Vì vậy, ta nên sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ vọng trong 1 - 2 năm tới để tính y. Hơn nữa, ở Việt Nam không có trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm, do đó nhà đầu tư hãy sử dụng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm rồi cộng (+) thêm 0.5%.

Ví dụ, lãi suất trái phiếu CP là 5.38%/năm được kỳ vọng tăng thêm 0.5% trong 2 năm tới thì ta có: y = 5.38 + 0.5 + 0.5 = 6.38%.

Nhà đầu tư có thể tham khảo các công thức Benjamin Graham để đánh giá cổ phiếu và quyết định có đầu tư hay không.

Nhưng cần lưu ý thêm những yếu tố khác để đảm bảo có thể tìm ra giá trị phù hợp nhất ứng với cổ phiếu mà mình đang xem xét. TOPI chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI