Để có thể đầu tư sinh lời trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư bắt buộc phải định giá cổ phiếu, tức là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền, đang cao hơn hay thấp hơn so với giá bán hiện tại.
1. Định giá cổ phiếu là gì?
Một trong những bước quan trọng nhất trong đầu tư cổ phiếu chính là thẩm định giá hay được gọi với khái niệm quen thuộc là định giá cổ phiếu (Intrinsic Value). Hiểu một cách đơn giản, định giá cổ phiếu chính là khâu đánh giá giá thực, đi tìm mức giá cơ sở của cổ phiếu và so sánh giá trị nội tại này với mức giá mà cổ phiếu đó đang được giao dịch trên thị trường, xem giá đó là đắt hay rẻ, nên mua vào hay bán ra.
Giá trị này nhằm chỉ ra giá trị “thực sự” của tài sản hay của công ty sau khi đã đánh giá được chính xác và đầy đủ tất cả các đặc tính của tài sản đó, đây là giá trị mà một nhà đầu tư hợp lý với kiến thức đầy đủ về các đặc tính của tài sản sẽ sẵn sàng trả
Định giá cổ phiếu là bước quan trọng trong việc đầu tư
Để hiểu đúng về định giá cổ phiếu, bạn cần phân biệt được các khái niệm sau:
- Mệnh giá cổ phiếu: Tức là giá trị trên sổ sách của cổ phiếu.
- Thị giá của cổ phiếu: Mức giá mà cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Thư giá của cổ phiếu: Là giá trị ghi trên sổ sách kế toán nhằm đánh giá tình trạng vốn cổ phần của một công ty.
- Giá trị nội tại của cổ phiếu: Chính là giá trị thực sự, giá trị bên trong của cổ phiếu mà không phụ thuộc và bị tác động bởi các yếu tố thị trường. Đây là giá trị mà các nhà đầu tư luôn muốn kiếm tìm.
Đối với những “sói già” am hiểu sâu sắc về thị trường chứng khoán thì việc nhận định giá trị của một cổ phiếu đang đắt hay rẻ, và tiềm năng để đầu tư không phải là điều quá khó khăn nhưng với những nhà đầu tư mới vào nghề thì đây quả là thách thức lớn. Để có được kinh nghiệm quý báu này thường sẽ phải đổi bằng rất nhiều thời gian, tiền bạc và những lần thua lỗ và không ít nhà đầu tư đã phải bỏ cuộc.
Những nhà đầu tư xuất chúng như Warren Buffett hay Benjamin Graham nổi tiếng với phong cách đầu tư vào giá trị nội tại là những người cực kỳ am hiểu về thẩm định giá cổ phiếu
2. Ý nghĩa và vai trò của việc định giá cổ phiếu
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc “tại sao nên định giá cổ phiếu” thì đây chính là câu trả lời:
Việc định giá cổ phiếu nhằm xác định giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu, đang cao hay thấp, từ đó nhà đầu tư quyết định nên mua vào để đầu tư hay bán ra để kiếm lời.
Kỹ năng định giá vô cùng quan trọng vì nếu bạn mua cổ phiếu với giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực tế thì cổ phiếu này được cho là không thể thanh khoản.
3. 9 phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến hiện nay
Bạn có thể tham khảo 9 cách phổ biến để định giá cổ phiếu sau đây:
- Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền: Giá trị nội tại của doanh nghiệp được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của nó. Đây là phương pháp định giá cơ bản nhất mà các nhà đầu tư mới cần nắm được.
- Xác định giá trị cổ phiếu theo chiết khấu cổ tức: Chiết khấu cổ tức hay còn gọi là tỷ suất cổ tức chính là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá cổ phiếu. Khi một nhà đầu tư nghe nói, có một loại cổ phiếu nào đó trả cổ tức 20%/ năm nghĩa là trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu.
- Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B (Price to Book Value Ratio): Phân tích giá cổ phiếu hiện tại gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phương pháp này phù hợp để định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như ngân hàng, công ty tài chính, công ty đầu tư, không thích hợp để đánh giá các công ty dịch vụ.
- Định giá cổ phiếu với phương pháp P/E (Price to Earning Ratio): Tính bằng số năm nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: https://topi.vn/chi-so-pe-la-gi.html
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG: Khi chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1, giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Trong khi đó, nếu PEG > 1 có nghĩa là giá cổ phiếu hiện hành lớn hơn giá trị thực. Với PEG < 1 khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực.
Tham khảo: Chỉ số PEG là gì? Cách tính PEG trong chứng khoán
Phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số PEG được sử dụng một cách hiệu quả
- Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/S (Price Per Share): Cách này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có lợi nhuận năm không ổn định.
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT: Phương pháp này được các nhà đầu tư trên thế giới ưa thích nhưng lại ít được sử dụng ở Việt Nam. Với cách này, bạn có thể so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành hàng và phân khúc.
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp Benjamin Graham: Đây là cách ít được biết đến và sử dụng nhưng được cho là có độ chính xác cao.
- Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng: Khi áp dụng cách này, nhà đầu tư có thể đưa ra định giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó, nhận định được rủi ro hoặc lợi nhuận nếu nắm giữ mã cổ phiếu này trong một thời gian dài.
Hiện nay, việc định giá cổ phiếu đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ có các app định giá cổ phiếu. Một số phần mềm định giá cổ phiếu miễn phí đang được nhiều nhà đầu tư sử dụng có thể kể đến như: Phần mềm định giá cổ phiếu bằng bảng tính Excel, DiscoverCI, Vietstock, app Stock Rover, OldSchoolValue, app định giá cổ phiếu trên điện thoại, Stock Analysis, TC2000, Metastock
4. 5 bước định giá cổ phiếu doanh nghiệp
Một quy trình xác định giá trị cổ phiếu bao gồm 5 bước cơ bản sau:
Bước 1:
Tìm hiểu về doanh nghiệp và ngành nghề đang hoạt động: Cần quan tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì, mức lợi nhuận trung bình của ngành là bao nhiêu, ngành nghề trong tương lai có triển vọng không, ban quản trị có năng lực ra sao, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh thế nào.
Bước 2:
Dự phóng khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai: Để thực hiện được bước này, bạn cần có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp và ngành nghề đang hoạt động.
Định giá cổ phiếu doanh nghiệp qua 5 bước cơ bản
Bước 3:
Chọn mô hình định giá phù hợp: Tùy theo đặc trưng của công ty mà nhà đầu tư chọn mô hình định giá phù hợp như: định giá tuyệt đối, chiết khấu dòng cổ tức, mô hình dòng tiền tự do, mô hình định giá lợi nhuận giữ lại, định giá dựa trên giá trị tài sản, định giá tương đối.
Bước 4:
Đưa các dự phóng vào mô hình định giá: Sau khi đã có những con số ước lượng về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, đã có mô hình định giá phù hợp, bước tiếp theo là đưa những con số này vào mô hình định giá của bạn. Tuy nhiên như đã nói ở trên, rất khó để một nhà đầu tư cá nhân ước tính chính xác về các con số hoạt động của doanh nghiệp hay dự đoán chính xác dòng tiền tương lai.
Bước5:
Kết luận về giá trị định giá
Cần nhắc lại một lần nữa rằng giá trị cổ phiếu được xác định bằng mô hình nào thì cũng chỉ là con số ước đoán dựa trên một loạt những phân tích và kỳ vọng của các yếu tố đầu vào của bạn. Đừng quá cứng nhắc và chắc chắn về con số kết quả mà mô hình trả về, cách nhìn nhận đúng hơn nên là giá trị của doanh nghiệp có thể nằm trong một khoảng giá trị hợp lý xung quanh giá trị định giá này. Khoảng giá này sẽ là các kịch bản để bạn xác định biên an toàn trước khi thực hiện mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
5. Những yếu tố quyết định giá cổ phiếu
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cơ bao gồm:
- Diễn biến của nền kinh tế quốc gia và thế giới: Thông thường khi kinh tế phát triển thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng và ngược lại. Đồng thời, giá cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình chính trị trong và ngoài nước bởi tình hình chính trị có vai trò chi phối hoạt động của nền kinh tế. Khi chính trị bất ổn thì giá cổ phiếu sẽ giảm do nhà đầu tư chuyển sang hình thức đầu tư khác.
- Quy luật cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Khi nhiều người đổ xô nhau đi mua vào một mã cổ phiếu trên thị trường, có thể vì nhiều lý do, thì khi đó tự khắc xảy ra xu hướng tăng giá của cổ phiếu đó, và ngược lại.
Các yếu tố quyết định giá trị cổ phiếu
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp làm ăn có lãi, chia cổ tức đều đặn thì giá cổ phiếu sẽ luôn cao và ổn định, ngược lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thì giá trị trên thị trường chứng khoán sẽ xuống dốc không phanh.
- Các thông tin gây nhiễu: Khi internet phát triển thì bất kỳ ai cũng có thể tung ra những thông tin bất lợi hoặc mang tính chất điều hướng, “lùa gà”. Nhà đầu tư cần tỉnh táo để sàng lọc được loại thông tin này.
- Chinh sách về lãi suất: Khi lãi suất các ngân hàng đồng loạt tăng thì đồng nghĩa với việc tăng chi phí vay của doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận bị hạ thấp, cổ phiếu bị giảm sức hút đối với nhà đầu tư nên hầu hết có xu hướng giảm xuống hoặc đứng yên.
- Mức tăng trưởng của GDP: GDP tăng trưởng tốt đồng nghĩa với người lao động tăng thu nhập, từ đó các nhà đầu tư cũng giao dịch sôi nổi hơn, có xu hướng gom thêm vốn để nắm nhiều cổ phiếu hơn khiến cho giá cổ phiếu cũng tăng theo.
- Tỷ giá giữa các loại tiền tệ: Những công ty xuất khẩu, nhập khẩu rất dễ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá tiền tệ. Ví dụ khi giá trị VNĐ giảm so với các tiền tệ của nước khác sẽ dẫn đến hoạt động xuất khẩu tăng, cổ phiếu của các công ty thiên về xuất khẩu có xu hướng tăng giá. Ngược lại, nếu giá trị VNĐ tăng lên, các công ty trong nước có xu hướng nhập khẩu về bán trong nước, như vậy hoạt động của công ty nhập khẩu sôi động hơn, do đó giá trị cổ phiếu cũng tăng lên.
- Giao dịch nội bộ doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có khối lượng giao dịch nội bộ cao thì sẽ tăng trưởng mạnh, làm ăn tốt, tâm lý nhà đầu tư cũng đổ xô vào mua cổ phiếu và đây là yếu tố làm tăng giá.
- Hiệu ứng lan tỏa: Trước khi ra quyết định đầu tư một mã cổ phiếu, chắc hẳn nhà đầu tư sẽ tham khảo những nhận định, đánh giá từ nhiều nguồn.Vì thế, hiệu ứng lan tỏa trở thành một trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Hiệu ứng lan tỏa phản ánh cho sự tiềm năng của cổ phiếu cũng như doanh nghiệp. Qua sức mạnh của hiệu ứng lan tỏa này, triển vọng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai cũng có thêm cơ sở để dự đoán.
6. Những lưu ý khi định giá cổ phiếu
Một số lưu ý khi tiến hành định giá cổ phiếu
Khi tiến hành xác định giá trị của một mã cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư cần chú ý các điểm sau:
- Không có công thức nào chính xác nhất để định giá cho tất cả các cổ phiếu hay công ty bởi mỗi loại hình doanh nghiệp hoặc mỗi chu kỳ kinh doanh, điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp… khác nhau nên cần các phương pháp định giá khác nhau.
- Từ lưu ý thứ nhất, có thể thấy bạn không thể biết cách định giá tất cả các loại cổ phiếu. Hãy chọn một lĩnh vực, phân khúc mà mình am hiểu sâu sắc nhất để nghiên cứu và thẩm định.
- Đối với các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường chứng khoán, hãy đầu tư vào chính bản thân mình trước khi đầu tư vào cổ phiếu. Tức là cần liên tục trau dồi kiến thức, học hỏi từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Qua bài viết trên TOPI đã cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức cần thiết về khái niệm cũng như những bước cơ bản trong việc định giá cổ phiếu. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn phần nào hiểu và áp dụng được trong việc đọc hiểu các báo cáo phân tích định giá cổ phiếu và bước đầu tiếp cận được phương pháp này mà không còn phải phân vân giữa việc liệu mua cổ phiếu này là “đắt” hay “rẻ”. Chúc bạn đầu tư thành công!