Facebook Topi

18/10/2023

7+ cách xử lý các khoản nợ khi có lạm phát

Những cách xử lý nợ cá nhân trong thời kỳ lạm phát sau đây sẽ giúp bạn đối mắt với những khó khăn tài chính và tránh rơi vào tình huống mất khả năng chi trả.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Lạm phát không chỉ vấn đề đau đầu của cả một quốc gia mà ngay cả với mỗi cá nhân, dù có đang vay nợ hay không thì nó cũng đều đem đến những khó khăn. Nếu bạn đang có một vài khoản nợ thì cần có biện pháp xử lý tốt khi lạm phát kéo đến.

I. Rủi ro của nợ trong thời kỳ lạm phát

Khái niệm lạm phát dùng để chỉ sự tăng mức giá chung một cách liên tục của các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của tiền tệ. Khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, một đơn vị tiền tệ lúc này sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn trước đây. 

Tình hình lạm phát luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, bởi đây là vấn đề kinh tế mà mọi quốc gia đều phải đối mặt. Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến nợ vì khi lạm phát xảy ra, ngân hàng Trung Ương sẽ tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi, rút bớt tiền lưu thông khỏi thị trường. Lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi cho vay cũng tăng lên gây khó khăn cho những người đang vay nợ.

Rủi ro của nợ trong thời kỳ lạm phát

Lạm phát khiến các khoản nợ trở nên tồi tệ hơn

Đặc biệt, những người vay nợ mới trong thời kỳ lạm phát hoặc đang áp dụng lãi suất thả nổi thì lãi tăng do lạm phát là tin tức cực kỳ xấu bởi họ sẽ phải trả tiền lãi hàng tháng nhiều hơn.

Trong khi đó, lạm phát khiến cho giá cả mọi hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn, nếu thu nhập không thay đổi trong thời kỳ lạm phát thì người vay sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề: Chi phí sinh hoạt tăng lên, lãi vay tăng lên.

Những khó khăn này khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để trả nợ, thậm chí có người vỡ nợ, mất khả năng thanh toán nợ đã vay.

Cũng chính trong thời gian lạm phát, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu qua thẻ tín dụng nhiều hơn dẫn đến khoản nợ thẻ tín dụng tăng lên. Lạm phát khiến cho những khó khăn tài chính nối tiếp nhau.

Xem ngay:  Khi lạm phát nên đầu tư gì? 5 kênh đầu tư hiệu quả khi lạm phát tăng cao

II. 7+ cách xử lý nợ khi có lạm phát

Giải quyết nợ nần khi đang chống chọi với lạm phát không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chống chọi với nợ nần trong thời kỳ lạm phát như sau:

7 cách xử lý nợ khi có lạm phát

Người vay nợ phải đối mặt với lãi suất cao trong thời kỳ lạm phát

1. Tham khảo tư vấn tín dụng phi lợi nhuận

Hãy tham khảo lời khuyên từ các công ty tư vấn tín dụng phi lợi nhuận về vấn đề giải quyết nợ, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát. Họ có thể giúp lên kế hoạch ngân sách, giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về tài chính của bản thân, từ đó điều hướng tốt hơn trong việc giải quyết các khoản nợ thẻ tín dụng, khoản vay sinh viên hay chi phí nhà ở,…

2. Nghiên cứu cách thay đổi lãi vay

Hãy thử bàn bạc với nhân viên tín dụng nơi bạn vay vốn về tình hình khó khăn lúc này, nếu bạn là khách hàng lâu năm, có lịch sử thanh toán tốt thì có thể được xem xét giảm lãi suất, giãn nợ, thay đổi ngày thanh toán cho hợp với chu kỳ trả nợ, cơ cấu lại khoản nợ…

Việc đàm phán thành công những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt trong tương lai. Bạn cũng có thể hợp nhất khoản nợ thành một khoản duy nhất giúp cắt giảm tối đa tiền lãi chi trả hàng tháng và dễ dàng hơn trong việc quản lý và trả nợ.

Nghiên cứu cách thay đổi lãi vay

Tính toán cách xử lý để giảm nợ xuống thấp nhất

3. Chọn chiến lược trả nợ hiệu quả

Có nhiều chiến lược trả nợ, bạn cần tham khảo và cân nhắc xem chiến lược nào phù hợp với bản thân nhất trong thời điểm này. 

Có 2 chiến lược trả nợ cơ bản sau:

Chiến lược “tuyết lở” (debt avalanche)

Với chiến lược này, bạn sẽ tập trung vào việc trả nợ theo lãi suất từ cao đến thấp, không quan tâm đến số dư nợ. Nghĩa là bạn sẽ ưu tiên trả hết những khoản vay đang áp dụng lãi suất cao nhất rồi khoản giảm dần. Với cách này, bạn sẽ phải trả tổng số tiền lãi ít nhất.

Chiến lược “quả cầu tuyết” (debt snowball)

Phương pháp này khuyến khích xử lý những khoản nợ có số dư thấp nhất rồi tăng dần lên, không kể lãi suất. Việc này rất dễ dàng, khi bạn giải quyết xong nhiều món nợ nhỏ, lặt vặt sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục trả các khoản nợ lớn hơn.

4. Ưu tiên thanh toán nợ xấu

Hãy ưu tiên thanh toán những khoản nợ xấu trước. Nợ tốt là nợ dùng để mua vật phẩm có giá tị tăng lên trong tương lai mà phần tăng lên nhiều hơn phần lãi phải trả. Nợ xấu là nợ vay để mua tiêu sản, lãi từ khoản nợ này làm tăng chi phí trong tương lai. Nợ xấu thường do mua sắm theo cảm tính, “vung tay quá trán”.

Hãy lập kế hoạch loại trừ từng khoản nợ và hạn chế hết mức việc vay thêm nợ vào thời điểm này.

5. Nâng cao thu nhập cá nhân

Ngoài những chiến lược trên, bạn cũng cần tìm cách gia tăng thu nhập bằng cách đầu tư, tự kinh doanh, kiếm thêm việc “tay trái” để gia tăng khả năng trả nợ. 

Ví dụ: Bạn có thể kinh doanh online, nhận thêm một công việc freelancer, đầu tư chứng khoán,….

6. Giảm các khoản chi tiêu không cần thiết

Hãy tìm mọi cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn bạn nghĩ. Đừng cắt giảm một cách mù quáng mà hãy tìm cách để hạn chế những khoản chi không quan trọng hoặc thay thế nó bằng một cách khác ít tốn kém hơn.

Ví dụ: Thay vì đi ăn nhà hàng 4 lần/tháng thì bạn có thể giảm xuống 1 lần/tháng, còn lại nấu ăn tại nhà, đem cơm đi làm. Thay vì đi xem phim ở rạp thì bạn xem trên internet. Thay vì mua cà phê pha sẵn thì bạn pha từ nhà để mang đi…

Giảm các khoản chi tiêu không cần thiết

Giảm những chi tiêu không thực sự cần thiết

7. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Khi lạm phát xảy ra, bạn cần xem xét thiết lập lại kế hoạch chi tiêu để vẫn đảm bảo khả năng trả nợ và không được quên tiết kiệm quỹ dự phòng rủi ro. Bạn cần nắm rõ tổng thu nhập và các khoản chi “cứng” hàng tháng, khoản còn lại trích một phần để tiết kiệm dự phòng, một phần để trả nợ và chi tiêu..

Trước khi đi mua sắm, hãy lập danh sách các khoản cần mua và chỉ mua đúng theo danh sách đó, không mua những thứ ngoài danh sách chỉ vì cảm tính.

8. Chuyển sang dùng gói cước rẻ hơn

Bạn sẽ ngạc nhiên vì cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm hẳn một khoản không nhỏ. Giả sử thay vì trả vài trăm ngàn cước điện thoại hàng tháng, bạn có thể tìm gói cước rẻ hơn, khống chế sử dụng trong gói cước đó, còn lại thay thế bằng những cuộc gọi qua internet.

Thay vì đăng ký các gói Netflix, K+... bạn có thể xem trực tuyến trên ứng dụng điện thoại hoặc các trang web. 

9. Quản lý tốt tài sản

Sau khi thanh toán hết nợ xấu và chi tiêu hợp lý, bạn sẽ có khoản tiết kiệm và tài sản tăng dần. Lúc này cần có kế hoạch quản lý tài sản hợp lý để đảm bảo tài sản sẽ tạo ra các nguồn lợi đều đặn. 

Các loại tài sản có thể là:

- Tài sản giảm: có giá trị giảm theo thời gian như ô tô (tiêu sản)

- Tài sản tăng: có giá trị chắc chắn tăng trong tương lai như bất động sản

- Tài sản rủi ro: có giá trị biến động và không chắc chắn như cổ phiếu

- Tài sản đứng yên: có giá trị không thay đổi như tiền mặt để trong két

(Thời gian và giá trị chỉ mang tính tương đối)

Lên kế hoạch về danh mục tài sản đảm bảo thu nhập từ tài sản trong tương lai.

Quản lý tốt tài sản

Giảm chi tiêu không quan trọng giúp tài chính cá nhân vững vàng

10. Tuân thủ các nghĩa vụ pháp luật về tài chính

Hãy luôn tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân ngay cả khi bạn đang liêu xiêu vì trả nợ bởi việc kê khai thuế thiếu hoặc trốn thuế sẽ dẫn tới các khoản truy thu, nộp phạt hay vướng vào vòng lao lý, khiến cho mọi việc trầm trọng hơn.

Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ ở trên có thể giúp bạn xử lý tốt những khoản nợ và giữ vững tài chính cá nhân trong cơn bão lạm phát.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI