Facebook Topi

29/03/2024

Thị trường chứng khoán Mỹ và những tác động lên chứng khoán toàn cầu

Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi niêm yết của những công ty lớn nhất, giá trị nhất trên thế giới, là nơi tập trung rất nhiều “kỳ lân” của giới công nghệ, có 4 chỉ số chứng khoán Mỹ được quan tâm nhất là Dow Jones, Nasdaq Composite, Nasdaq 100 và S&P 500. Chính vì vậy nên nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán nhiều khu vực trên toàn thế giới. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Thị trường chứng khoán Mỹ hay còn được biết đến với cái tên thị trường Phố Wall có những tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán thế giới. Hãy cùng TOPI tìm hiểu những đặc điểm cũng như các chỉ số chính của thị trường này bạn nhé!

1. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ không phải là thị trường chứng khoán đầu tiên của thế giới, nhưng từ khi nó được thành lập, thì đã nhanh chóng vượt mặt những thị trường “đàn anh” như thị trường chứng khoán Anh hay Amsterdam nhờ vào nền kinh tế thị trường năng động, tự do và khổng lồ. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ có mức độ uy tín cực cao, minh bạch nên rất khó bị thao túng giá, chuyên nghiệp, lợi nhuận tốt, thời gian giao dịch cũng rất linh hoạt khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu đổ về đây rất nhiều.

Đặc điểm của thị trường chứng khoán Mỹ

Những đặc trưng của thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ được thành lập vào ngày 17/05/1792 tại 68 Phố Wall và Sở Giao dịch Chứng khoán đầu tiên tại Mỹ ra đời vào năm 1800. Phố Wall là nơi đặt trụ sở của các sàn giao dịch lớn nhất nước Mỹ, nơi đây cũng là cái nôi của những giao dịch chứng khoán đầu tiên nên người ta thường gọi thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường Phố Wall.

Phố Wall - nơi có hai sàn chứng khoán lớn nhất thế giới là NYSE (sở giao dịch chứng khoán tập trung) và NASDAQ (thị trường chứng khoán phi tập trung), trong đó NYSE có giá trị vốn hoá lớn hơn cả sàn chứng khoán Nhật Bản, Thượng Hải, Thẩm Quyến và Euronext cộng lại. Vì vậy, khối lượng giao dịch hàng ngày tại thị trường Mỹ cũng lớn nhất toàn cầu, tổng giá trị lên đến 33 ngàn tỷ Đô la Mỹ, gấp 5 lần thị trường Trung Quốc, gấp 15 lần thị trường Ấn Độ (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018).

Sàn chứng khoán Mỹ là nơi niêm yết của những công ty lớn nhất, giá trị nhất trên thế giới như Microsoft, Amazon, Apple, Abbott, tập đoàn Alibaba, Canon, China Telecom, FedEX, Honda... Tính đến tháng 01/2023 thì giá trị vốn hoá của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ chiếm đến 42% tổng số các công ty, tổ chức toàn cầu. Bên cạnh những “gã khổng lồ” thì thị trường Phố Wall còn là nơi tập trung rất nhiều “kỳ lân” của giới công nghệ, rất đáng để đầu tư.

Vì nhiều công ty niêm yết nên thị trường Mỹ cũng đa dạng về các sản phẩm, từ cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá cho đến các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai… Hỗ trợ nhà đầu tư bán khống hầu hết các sản phẩm, không giới hạn biên độ giá, không giới hạn số lượng hay lô giao dịch, muốn chia nhỏ để giao dịch cũng được. Và tỷ lệ đòn bẩy lên đến 2000%.

Thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu các ngày trong tuần, từ 9h30 sáng cho đến 4h chiều ET, ngoại trừ các ngày nghỉ lễ và cuối tuần sẽ không giao dịch.

Trong lịch sử, Mỹ từng chiếm đến hơn nửa giá trị vốn hoá toàn thế giới, tức là hơn 50% thị trường chứng khoán toàn cầu vào những năm 70. Sang thập niên 80, do ảnh hưởng bong bóng giá tài sản tại Nhật Bản, tỷ trọng này giảm xuống. Cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tỷ trọng của thị trường chứng khoán Mỹ chạm đáy, nhưng sau đó tăng đều đặn cho đến thời điểm hiện tại.

2. Những chỉ số cơ bản của chứng khoán Mỹ

Hiện tại, trên thị trường chứng khoán Mỹ, có 4 chỉ số chứng khoán Mỹ được quan tâm nhất là Dow Jones, Nasdaq Composite, Nasdaq 100 và S&P 500.

Những chỉ số cơ bản của chứng khoán Mỹ

Các chỉ số thông dụng của chỉ số chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones chỉ số công nghiệp trung bình DJIA là chỉ số lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của thị trường Phố Wall, đánh giá giá trị trung bình của cổ phiếu thuộc top 30 công ty công nghiệp hàng đầu Mỹ thuộc sở hữu Chính phủ, giao dịch trên thị trường NYSE và NASDAQ. Chỉ số DJIA bị ảnh hưởng bởi các báo cáo kinh tế, các sự kiện liên quan đến địa chính trị như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố hay chiến tranh. Nhìn chung, Dow Jones bao gồm các công ty blue-chip tốt nhất của thị trường Mỹ.

Chỉ số Nasdaq Composite là chỉ số xây dựng trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn NASDAQ. Chỉ số này không chỉ phản ánh tình trạng của nền kinh tế của nước Mỹ mà còn cả các công ty quốc tế nữa.

Chỉ số Nasdaq 100 là chỉ số chứng khoán đại diện cho 100 công ty phi tài chính lớn nhất đã niêm yết trên sàn NASDAQ. Chỉ số này giúp nhà đầu tư khoanh vùng được các công ty tốt thuộc ngành công nghệ, viễn thông, công nghệ sinh học, công ty về dịch vụ và công ty truyền thông. 100 công ty sẽ thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào biến động giá trị thị trường của họ.

Chỉ số S&P 500 là chỉ số dựa trên vốn hoá thị trường của 500 cổ phiếu đại diện cho tất cả các ngành công nghiệp lớn đã niêm yết trên sàn NYSE và NASDAQ. Chỉ số này chiếm đến 80% tổng giá trị giao dịch cả thị trường Phố Wall. S&P 500 là chỉ số trọng số thị trường, cho nên, mỗi cổ phiếu trong chỉ số này sẽ thể hiện tỷ lệ với tống vốn hoá thị trường của nó, nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả 500 công ty giảm bao nhiêu phần trăm thì chỉ số này cũng sẽ giảm bấy nhiêu phần trăm.

Xem thêm:  Các chỉ số chứng khoán thế giới quan trọng mà nhà đầu tư nên biết

3. Tác động của chứng khoán Mỹ lên thị trường chứng khoán toàn cầu

Vì thị trường chứng khoán Mỹ lớn nhất thế giới, nên nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Khi nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu suy thoái, các ngành sản xuất bị kìm kẹp, chính sách tiền tệ thắt chặt FED gia tăng lãi suất thì chắc chắc thị trường chứng khoán Mỹ sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các nhà đầu tư do thua lỗ nên nếu họ đầu tư ở các thị trường khác, họ buộc phải rút vốn về. Vì việc rút vốn về thì thị trường chứng khoán ở các khu vực khác trở nên tiêu cực, đồng tiền ở các khu vực khác cũng mất giá theo. Từ đó, các nhà đầu tư vào những thị trường này cũng bị thiệt hại nặng nề.

Tác động của chứng khoán Mỹ lên thị trường chứng khoán toàn cầu

Tác động của chứng khoán Mỹ lên thị trường chứng khoán toàn cầu

Ngược lại, khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng tốt, nhà đầu tư thu được lợi nhuận như kỳ vọng thì họ sẽ rót vốn vào các thị trường chứng khoán khu vực khác nữa, để tối đa danh mục đầu tư của họ. Nhờ dòng vốn về, các thị trường chứng khoán này cũng trở nên sôi động hơn, các cổ phiếu tốt chắc chắn cũng sẽ tăng trưởng hơn, và lúc ấy, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi.

Tuy vậy, vẫn có nhiều trường hợp không theo quy luật, chẳng hạn như thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều phiên giao dịch giảm mạnh dù thị trường Mỹ tăng mạnh và ngược lại. Như vậy, sự biến động của thị trường chứng khoán từng khu vực còn chịu tác động từ nền kinh tế - xã hội của khu vực đó nữa.

Tại thị trường Việt Nam, khối ngoại sẽ chịu tác động rất nhiều từ thị trường chứng khoán Mỹ, khi khối ngoại mua ròng hay bán ròng sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư khối nội và thị trường trong nước từ đó cũng biến động tích cực hoặc tiêu cực theo.

Kết: Thị trường chứng khoán Mỹ là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất với lịch sử hình thành lâu đời nhất trên thế giới, nên nó cũng có vai trò to lớn đối với các thị trường chứng khoán toàn cầu. Đầu tư cổ phiếu Mỹ là một kênh đầu tư khá tốt, lợi nhuận khủng nhưng rủi ro cũng rất cao. Hãy nắm thật vững các kiến thức về kinh tế chính trị xã hội của Mỹ trước khi quyết định tham gia kênh đầu tư này nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI