Facebook Topi

07/09/2023

Chỉ số Dow Jones là gì? Vai trò của chỉ số chứng khoán Dow Jones

Chỉ số Dow Jones hay Dow 30, DJIA là chỉ số trung bình của 30 công ty có giá trị cổ phiếu lớn nhất của Mỹ. Nó là chỉ số nổi tiếng phản ánh sức khỏe nền kinh tế của Hoa Kỳ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

 

Chỉ số Dow Jones là chỉ số chứng khoán nổi tiếng của nước Mỹ phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế Hoa Kỳ, được phát triển bởi Dow Jones & Company - một trong những công ty cung cấp tin tức tài chính và kinh doanh lớn nhất thế giới.

I. Chỉ số Dow Jones là gì?

Tìm hiểu về chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones hôm nay

Chỉ số Dow Jones hay chỉ số Dow 30 có tên đầy đủ là The Dow Jones Industrial Average (DJIA) - Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones là chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi 30 công ty blue-chip lớn, thuộc sở hữu công khai giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ.

DJIA là chỉ số thị trường lâu đời thứ hai của Hoa Kỳ sau chỉ số trung bình vận tải Dow Jones, ban đầu nó ra mắt chỉ với 12 công ty, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp như đường sắt, bông, ga, đường, thuốc lá và dầu mỏ, sau đó, đã phát triển lên thành 30 công ty.

30 công ty blue-chip này đều là những công ty lớn, có lịch sử hoạt động hiệu quả lâu dài. Do sự nổi bật của các công ty này trong chỉ số Dow Jones và “độ tuổi” của chính nó mà các chuyên gia tài chính thường sử dụng hiệu suất của nó như một “cách viết tắt” tóm lược tổng thể về thị trường chứng khoán Mỹ.

Hoạt động của các công ty công nghiệp tại Mỹ được xem như bao quát gần hết các hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, nên DJIA trở thành thước đo chính cho sức khoẻ nền kinh tế của quốc gia này. Mặc dù, nền kinh tế còn gắn liền với nhiều lĩnh vực khác nhưng DJIA vẫn được coi là một chỉ số quan trọng đại diện cho sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Xem thêm:  TOP 10 sàn chứng khoán quốc tế uy tín nhất hiện nay [cập nhật 2023]

II. Lịch sử chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones được đặt theo tên của Charles Dow và Edward Jones, hai người đã tạo ra chỉ số này vào ngày 26/05/1896, ban đầu chỉ với 12 công ty, tới năm 1928 thì tăng lên 30 công ty, do có sự chuyển trọng tâm từ chỉ số đo lường hiệu suất của ngành công nghiệp nặng sang đo lường sức khoẻ của toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ. Kể từ đó cho đến nay, có rất nhiều thay đổi trong 30 công ty top đầu đại diện cho các lĩnh vực khác nhau như công nghệ, tài chính, công nghiệp, dịch vụ y tế và năng lượng.

Từ khi bắt đầu Charles Dow đã phát hiện ra rằng, đa số các cổ phiếu trên thị trường chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế chung, nên ông cố gắng nghiên cứu để tìm ra một đại lượng có thể phản ánh được xu hướng chung của toàn bộ thị trường chứng khoán, đại lượng này chính là các chỉ số chứng khoán.

Tiền thân của chỉ số Dow Jones là kết quả tính trung bình của 11 công ty vận tải. Khi mới thành lập chỉ số Dow Jones, Charles Dow đã tính mức trung bình đơn giản bằng cách cộng giá của 12 cổ phiếu của các công ty hàng đầu được liệt kê trong danh sách Dow và chia cho 12. Theo thời gian, chỉ số có những thay đổi bổ sung hoặc loại bỏ cần phải tính đến, chẳng hận việc sáp nhập và chia tách cổ phiếu. Khi đó, một phép tính trung bình đơn giản không còn phù hợp nữa.

Từ khi thành lập đến nay, chỉ số Dow Jones đã trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng và suy thoái, phản ánh sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ và kinh tế Mỹ nói chung.

Các sự kiện lịch sử quan trọng đã ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones bao gồm Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 (Great Depression), Thập kỷ tăng trưởng của thập kỷ 1950, sự suy thoái toàn cầu năm 2008 (Global Financial Crisis), và tăng trưởng mạnh mẽ sau đợt suy thoái đó.

Dow Jones đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng như việc vượt qua mốc 1.000 điểm vào năm 1972, vượt qua 10.000 điểm vào năm 1999, và 30.000 điểm vào năm 2020.

Thành viên mới nhất của danh sách Dow Jones là Apple, được bổ sung vào ngày 19/03/2015 sau đợt chia cổ phiếu của Visa. Hiện tại Apple đứng thứ 5 trong chỉ số và Goldman Sachs là công ty ở vị trí số 1 với giá trị cổ phiếu đắt nhất. 

III. Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ số Dow Jones

Đặc điểm của chỉ số Dow Jones

Đầu tư vào các công ty trong danh sách Dow Jones có thể yên tâm phần nào

Đặc điểm

Quy mô: Dow Jones bao gồm 30 công ty lớn và đáng tin cậy nhất của Mỹ, đại diện cho các lĩnh vực khác nhau như công nghệ, tài chính, công nghiệp, dịch vụ y tế và năng lượng.
Trọng số: Mỗi công ty trong Dow Jones có mức đóng góp trọng số khác nhau vào chỉ số, dựa trên giá cổ phiếu và tổng giá trị thị trường.
Chỉnh sửa: Dow Jones được điều chỉnh theo mức giá (price-weighted index), tức là các công ty với giá cổ phiếu cao có ảnh hưởng lớn hơn đến chỉ số so với các công ty với giá cổ phiếu thấp hơn.

Ý nghĩa

Vào đầu thế kỷ 20, hiệu suất của các công ty công nghiệp thường gắn liền với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chính điều này đã củng cố mối quan hệ giữa hiệu suất của chỉ số Dow và toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Thậm chí ngày nay, đối với nhiều nhà đầu tư, chỉ số Dow Jones hoạt động tốt đồng nghĩa với một nền kinh tế mạnh và ngược lại, chỉ số Dow Jones yếu thì nền kinh tế đang bị chậm lại.

Chỉ số Dow được đánh giá thường xuyên. Khi nền kinh tế thay đổi theo thời gian, thành phần của chỉ số cũng thế. Sẽ có 1 danh sách các công ty dự bị để thế chỗ cho những công ty trong top 30, một khi công ty đó trở nên “đuối sức”, ít liên quan đến các xu hướng hiện tại của nền kinh tế thì sẽ bị loại bỏ. Chẳng hạn khi một công ty có giá trị vốn hoá thị trường của nó giảm xuống do kiệt quệ tài chính thì cũng là lúc nó bị “rớt” khỏi top 30, và một công ty liền sau đó sẽ thế chân nó.

DJIA là chỉ số theo trọng số giá, các cổ phiếu có giá trị cao hơn sẽ có trọng số lớn hơn và sẽ được coi trọng hơn, thay vì chia cho số lượng cổ phiếu ở mức trung bình theo như công thức tính trung bình cộng thông thường. Mục đích của ước số Dow là để dịu đi các tác động của việc chia tách cổ phiếu, trả cổ tức hoặc các công ty con của các công ty lớn.

Điều này cho phép chúng ta chỉ có một chỉ số nhất quán, không bị biến dạng bởi các sự kiện xảy ra một lần. Kết quả là DJIA chỉ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về giá cổ phiếu và các cổ phiếu có giá trị cao hơn sẽ tác động mạnh hơn đến sự biến động của chỉ số Dow.

IV. Phân loại chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones được chia thành 4 loại: chỉ số bình quân công nghiệp, chỉ số trung bình vận tải, chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng và chỉ số Dow Jones hỗn hợp. 

Chỉ số bình quân công nghiệp (Ký hiệu DJIA): Gồm 30 mã cổ phiếu blue chip trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Phân loại chỉ số Dow Jones trên thị trường

Có thể chia chỉ số Dow Jones làm 4 loại

Chỉ số Dow Jones vận tải - tiếng Anh là Dow Jones Transportation Average (Ký hiệu DJTA): Chỉ số này được tính từ danh sách 20 mã cổ phiếu thuộc lĩnh vực đường sắt, hàng không và đường thủy được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Hiện nay, chỉ số Dow Jones vận tải đã được sáp nhập vào Dow Jones hỗn hợp.

Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng - tiếng Anh là Dow Jones Utility Average (Ký hiệu DJUA): Tháng 1 năm 1929 là lần đầu tiên DJUA được công bố trên tờ The Wall Street Journal. Chỉ số này được cấu thành bởi 15 công ty lớn mạnh nhất trong ngành dịch vụ công cộng, thuộc lĩnh vực khí đốt và điện ở Mỹ.

Chỉ số Dow Jones hỗn hợp: Đây là chỉ số tổng hợp 65 mã cổ phiếu bao gồm DJIA, DJTA và DJUA. Đây là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất, được dùng làm thước đo cho thị trường chứng khoán Mỹ. 

V. Ưu và nhược điểm của chỉ số Dow Jones

Ưu điểm:

Chỉ số Dow Jones cung cấp công cụ để theo dõi hiệu suất và đo lường tình trạng chung của thị trường chứng khoán Mỹ một cách dễ dàng;

Vì chỉ số này đã tồn tại gần 130 năm nên nó có bối cảnh lịch sử tin cậy, hỗ trợ việc phân tích các dữ liệu lịch sử, nhờ đó nhà đầu tư có thể có các quyết định sáng suốt về đầu tư cổ phiếu, đặc biệt trong dài hạn.

Nhược điểm:

Nhiều người cho rằng, nền kinh tế Hoa Kỳ lớn như vậy, chỉ 30 công ty vốn hoá lớn không thể đại diện toàn bộ cho cả nền kinh tế. Chỉ số Dow Jones đã bỏ qua nhiều công ty có quy mô khác nhau, lĩnh vực khác nhau, đồng thời con số 30 là quá ít để tính toán. Một số chuyên gia tài chính tin rằng S&P 500 đại diện tốt hơn vì số lượng công ty nhiều hơn.

Bên cạnh đó, DJIA cũng vướng tranh cãi khi chỉ tính giá cổ phiếu của một công ty, điều này không thể phản ánh chính xác giá trị của một công ty, giống như việc xem xét giá trị vốn hoá thị trường của công ty đó. Theo cách nhìn này, một công ty có giá cổ phiếu cao hơn nhưng vốn hoá thị trường nhỏ hơn sẽ có trọng số lơn hơn một công ty có giá cổ phiếu thấp nhưng vốn hoá lớn hơn. Như vậy, không thể phản ánh được đúng quy mô thực sự của công ty đó.

Chỉ số Dow Jones chỉ là một chỉ số có trọng số theo giá, trái ngược với trọng số theo vốn hoá thị trường. Điều này có nghĩa là các cổ phiếu trong chỉ số có giá cổ phiếu cao hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn, bất kể chúng có phải là các công ty nhỏ hơn về tổng thể giá trị thị trường hay không. Cho nên, việc chia tách cổ phiếu sẽ có tác động đến chỉ số.

VI. Vai trò của chỉ số Dow Jones trong thị trường chứng khoán

Chỉ số Dow Jones chỉ đơn giản là sự phản ánh mức bình quân gia quyền của giá cổ phiếu và bản thân nó có thể coi là một mức giá. Nhìn chung, chỉ số Dow tăng cho thấy giá cổ phiếu của các công ty cấu thành nó cũng có giá trị hơn, phản ánh triển vọng tích cực và ngược lại.

Ngày nay, DJIA được sử dụng làm chuẩn cho nền kinh tế Mỹ, lấy ví dụ, đợt sụt giảm 22% của chỉ số Dow Jones vào ngày 19/10/1987 hay đợt sụt giảm 12.9% vào ngày 16/03/2020, đều ứng với những thời điểm bất ổn tài chính kinh tế tại Mỹ. Chỉ một sự thay đổi đáng kể trong các hoạt động kinh tế, chính trị của Hoa Kỳ chẳng hạn như chính sách kinh tế, thiên tai, chiến tranh, bất ổn xã hội… cũng khiến Dow Jones bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, lưu ý, chỉ số tăng có thể là do giá cổ phiếu của một công ty riêng lẻ tăng đáng kể, bù đắp cho sự sụt giảm của một cổ phiếu khác. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang nắm giữ cổ phiếu của 1 trong 30 công ty cấu thành, thì chỉ số Dow Jones tăng không có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty bạn đang đầu tư cũng sẽ tăng. Chỉ số Dow Jones chỉ ra xu hướng trung bình của tất cả 30 cổ phiếu hàng đầu, chiều hướng tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu của những cá thể mạnh nhất.

VII. Cách tính chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones được tạo ra để thay thế phép tính trung bình cộng đơn giản, nghĩa là ta không tính bằng cách sử dụng bình quân số học có trọng số, vì các thay đổi trong chia tách cổ phiếu, thay đổi danh sách các công ty thành phần sẽ làm thay đổi tổng giá thành phần. Bất kỳ thay đổi nào về giá cổ phiếu của công ty thành phần bất kỳ nằm trong danh sách Dow Jones đều ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số Dow Jones như nhau. Có điều, chuyển động của các cổ phiếu có giá trị cao hơn thì tác động sẽ lớn hơn đến giá trị của chỉ số.

Công thức tính chỉ số Dow Jones

Công thức tính chỉ số chứng khoán Dow Jones

Không giống như chỉ số S&P 500 sẽ đại diện vốn hoá thị trường của các công ty thành phần, Dow Jones phản ánh thương số hay kết quả của tổng giá cổ phiếu các công ty thành phần khi chia cho hằng số Dow. Hằng số Dow được xác định trước và sử dụng xem xét tác động của việc di chuyển một điểm đối với cổ phiếu bất kỳ trong số 30 cổ phiếu tạo nên chỉ số Dow Jones.

Giá DJIA = SUM (Giá cổ phiếu thành phần ) ÷ Hằng số Dow

Kể từ tháng 06/2022, hằng số Dow là 0.151728.

VIII. Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số Dow Jones

Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số Dow Jones nhanh chóng

Chính sách kinh tế và chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số Dow Jones

Vì chỉ số Dow Jones là trọng số giá nên giá cổ phiếu của 30 công ty thành phần ảnh hưởng mạnh mẽ đến chỉ số này.

Lập trường chính sách tiền tệ của FED là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Khi lạm phát ở mức cao, các dữ liệu kinh tế dần mất động lực, FED muốn tăng lãi suất và giảm quy mô của bảng cân đối kế toán thì các tài sản rủi ro như cổ phiếu sẽ không được lạc quan cho lắm, khi ấy, chỉ số Dow Jones sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, có khuyến khích kinh tế thì cổ phiếu cũng sẽ lạc quan hơn, từ đó chỉ số Dow Jones cũng tích cực hơn.

Các báo cáo hoạt động của công ty thành phần: Thể hiện việc nó đang phát triển hay đang suy thoái, một số yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có thể kể đến như: thông cáo báo chí về thu nhập và lợi nhuận, công bố cổ tức, giới thiệu sản phẩm mới, thu hồi sản phẩm hư hại, sa thải nhân viên, tiếp quản sáp nhập công ty mới, bê bối trong công ty, hay có ký kết hợp động lớn mới…

Hiệu suất các ngành của các công ty thành phần: Đôi khi trong cùng một thị trường nhưng đối thủ cạnh tranh của các công ty thành phần bị bất lợi thì người hưởng lợi sẽ là các công ty thành phần đó, có thể giá cổ phiếu sẽ tăng, từ đó, chỉ số Dow Jones cũng có thể tăng theo.

Tâm lý nhà đầu tư: Tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư cũng có thể khiến thị trường đi lên hoặc đi xuống, khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số Dow Jones. Khi kinh tế phục hồi hoặc bùng nổ kinh tế, tâm lý nhà đầu tư cũng lạc quan hơn vì vậy giá cổ phiếu chung cũng tăng lên, và ngược lại.

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu như triển vọng kinh tế, dịch bệnh bất ngờ, lạm phát, giảm phát, bất ổn kinh tế và chính trị, những thay đổi trong chính sách kinh tế và giá trị của đồng USD cũng khiến chỉ số Dow Jones bị biến động.

IX. Đầu tư theo chỉ số Dow Jones

Đầu tư theo chỉ số Dow Jones

Đầu tư hiệu qua thông qua chỉ số Dowjones

1. Cách đầu tư vào Dow Jones hiệu quả

Khi phân tích hiệu suất của chỉ số Dow Jones cần lưu ý chỉ số này không ổn định. Nhiều chuyên gia đầu tư không khuyến nghị đầu tư vào các sản phẩm chạy theo biến động của DJIA. Điều đó có nghĩa rằng, sự biến động của chỉ số Dow Jones sẽ khác với rủi ro kinh doanh của các công ty thành phần. 30 công ty thành phần là top những doanh nghiệp lâu đời và vững mạnh nhất nên rủi ro kinh doanh của họ thấp. Nhưng giá cổ phiếu của họ thì có thể biến động lớn trong thời gian ngắn, cho nên các sản phẩm đầu tư “sao chép” hiệu suất chỉ số Dow Jones có thể sẽ gặp rủi ro về lỗ ngắn hạn đáng kể.

Đầu tư vào các công ty blue-chip thường ổn định và sinh lời cao nhất trên thị trường. Tuy nhiên, bạn không thể mua cổ phiếu chỉ số Dow Jones, nhưng bạn có thể tiếp xúc với chỉ số Dow Jones và các công ty nằm trong đó. Có các lựa chọn đầu tư như sau:

Mua cổ phiếu của 30 công ty có trong danh sách chỉ số Dow Jones, hầu hết các nhà môi giới không tính phí hoa hồng đối với các giao dịch và có thể đầu tư cổ phiếu theo tỷ lệ, nghĩa là bạn có thể mua một phần cổ phiếu. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải quản lý các cổ phiếu một cách riêng lẻ, và thay đổi danh mục đầu tư của mình bất cứ khi nào chỉ số thay đổi.

Hoặc mua cổ phiếu của những quỹ ETF tập trung vào chỉ số Dow Jones. Các quỹ hoán đổi danh mục theo dõi hoạt động của chỉ số này sẽ giúp bạn đầu tư vào những cổ phiếu trong danh sách của chỉ số Dow. Mua chứng chỉ quỹ dễ hơn việc đầu tư cổ phiếu riêng biệt và không bắt buộc phải thay đổi danh mục đầu tư của mình khi có sự thay đổi trong danh sách top 30 công ty. Lưu ý, cần phải tính đến các loại chi phí của quỹ để tối ưu hoá dòng tiền.

Bạn cũng có thể đầu tư vào quyền chọn Dow hoặc hợp đồng tương lai, mua quyền chọn Dow thông qua sàn giao dịch quyền chọn thị trường toàn cầu CBOE và mua hợp đồng tương lai Dow thông qua Sàn giao dịch Chicago Mercantile của Tập đoàn CME. Lưu ý, loại đầu tư này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm.

2. Xem chỉ số Dow Jones ở đâu

Khi search Dow Jones index trên thanh công cụ Google thì nó sẽ hiện luôn kết quả theo giờ và ngày mà bạn search.

Cách khác là vào trang web của sàn NYSE và NASDAQ:

Sàn NYSE: https://www.nyse.com/

Sàn NASDAQ: https://www.NASDAQ.com/

Ngoài ra bạn có thể xem trên các trang web đầu tư như Investing.com, tradingview.com, trang đầu tư của Yahoo, các trang nước ngoài như businessinsider.com, cnbc.com, wsj.com…

3. Danh sách cổ phiếu nằm trong chỉ số Dow Jones 

* Cập nhật đến tháng 09/2023.

Tên công ty Mã cổ phiếu
3M MMM
American Express AXP
Amgen AMGN
Apple AAPL
Boeing BA
Caterpillar CAT
Chevron CVX
Cisco Systems CSCO
Coca-Cola KO
Disney DIS
Dow DOW
Goldman Sachs GS
Home Depot HD
Honeywell International HON
IBM IBM
Intel INTC
Johnson & Johnson JNJ
JPMorgan Chase JPM
McDonald's MCD
Merck MRK
Microsoft MSFT
Nike NKE
Procter & Gamble PG
Salesforce CRM
Travelers TRV
UnitedHealth Group UNH
Verizon VZ
Visa V
Walmart WMT
Walgreens Boots Alliance WBA

Tóm lại, chỉ số DJIA hay Dow Jones là một trong những chỉ số lâu đời nhất và được công nhận rộng rãi nhất trong số 3 triệu chỉ số thị trường chứng khoán trên thế giới. Chỉ số Dow Jones thay đổi liên tục và hoạt động như một giá trị thay thế cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, cũng là tín hiệu chỉ báo về trạng thái của nền kinh tế của nước này.

 

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI