Facebook Topi

20/12/2022

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Quy định và cách tính thặng dư vốn cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần là khái niệm quen thuộc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhà đầu tư, việc hiểu về thặng dư vốn cổ phần cũng giúp ích rất nhiều cho chiến lược đầu tư của mình. Cùng TOPI tìm hiểu ngay!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chúng ta thường thấy trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần có một thuật ngữ gọi là thặng dư vốn cổ phần. Vậy thặng dư vốn cổ phần có phải là phần lợi nhuận của công ty không, công thức tính thế nào và quy định hiện hành ra sao? Cùng tìm lời giải đáp ngay trong bài viết nhé!

1. Thặng dư là gì?

Thặng dư (tiếng Anh: Surplus) hiểu đơn giản là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu khi trừ hết đi số tiền mà họ đã bỏ ra để sản xuất loại hàng hóa đó. 

Thặng dư xảy ra khi lượng cung-cầu của một sản phẩm mất kết nối với nhau hay một số người sẵn sàng trả nhiều tiền cho một sản phẩm hơn những người khác.

Thặng dư là gì?

Giải thích như sau: ban đầu nhà tư bản có tiền sau đó dùng tiền ấy để sản xuất và tạo ra hàng hóa. Mục đích là thu lại được một số tiền lớn hơn số đã chi.

Thặng dư là gì?

Khái niệm về thặng dư trong đầu tư kinh doanh

Ví dụ: Ông chủ công ty A thuê nhân viên B làm việc với mức lương là 50 nghìn/giờ. Nhưng trong một giờ, người ấy làm ra được thành phẩm trị giá 90 nghìn thì 40 nghìn chênh lệch chính là số thặng dư.

Bản chất của thặng dư là tư bản chủ nghĩa bóc lột sức lao động để tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình. Giá trị thặng dư cao đồng nghĩa với bóc lột sức lao động càng nhiều.

Trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng mong đợi thặng dư xảy ra. Sự dư thừa của hàng hóa nếu không kiểm soát tốt thì có thể bị hư hỏng, gây ra nhiều tốt thất vĩnh viễn. Thặng dư sẽ gây ra sự mất cân bằng trên thị trường, mất cân bằng cung-cầu khiến sản phẩm không thể phân phối một cách hiệu quả. Tuy vậy, chu kỳ thặng dư và thiếu hụt sẽ có cách tự cân bằng.

2. Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần (tiếng Anh: Surplus equity) còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần là khoản chênh lệch giữa mệnh giá của cổ phiếu và giá phát hành.

Trong đó:

Phát hành cổ phiếu là hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này sẽ đến từ các nhà đầu tư;

Mệnh giá của cổ phiếu là khoản giá trị mà doanh nghiệp ấn định sẵn cho cổ phiếu, còn gọi là giá trị danh nghĩa.

Giá phát hành cổ phiếu là giá trị thực tế mà nhà đầu tư phải bỏ ra để có thể sở hữu được cổ phiếu.

Ví dụ: Một công ty cổ phần phát hành 11.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 50.000 VND, dự kiến huy động 550 triệu đồng. Theo nhu cầu của thị trường, công ty bán với mức giá 100.000 VND/cổ phiếu. Khi bán hết cổ phiếu họ thu về 1,1 tỷ. Suy ra phần thặng dư vốn cổ phần của công ty là 550 triệu đồng.

Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Tỷ lệ thặng dư vốn cổ phần giúp nhà đầu tư phân tích và đánh giá cổ phiếu một cách hiệu quả

3. Ý nghĩa của thặng dư vốn cổ phần

Xét về mặt kế toán, trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thặng dư vốn cổ phần là một khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu.

Thặng dư vốn cổ phần nằm tách biệt, không được hạch toán vào lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, cũng không được tính là khoản thu nhập của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có thể kết chuyển thặng dư vào vốn cổ phần làm tăng vốn điều lệ theo các trường hợp được liệt kê ở phần quy định thặng dư vốn cổ phần.

Ý nghĩa của thặng dư vốn cổ phần

Vai trò của việc xác định vốn thặng dư cho doanh nghiệp

4. Cách tính thặng dư vốn cổ phần nhanh chóng

Cách tính thặng dư vốn cổ phần:

Cách tính thặng dư vốn cổ phần nhanh chóng

Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần, phần thặng dư này sẽ chuyển thành cổ phần rồi kết chuyển vào vốn chủ sở hữu trong tương lai.

5. Những quy định về thặng dư vốn cổ phần 

Những quy định về thặng dư vốn cổ phần mà bạn cần phải nắm được:

Nếu các khoản chênh lệch tăng từ việc mua/bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch từ giá cổ phiếu phát hành thêm mới cao hơn so với mệnh giá đã hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn thì không được hạch toán trong thu nhập tài chính của công ty. 

Khoản thặng dư sẽ không bị áp thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) và thuế VAT (giá trị gia tăng).

Phương pháp hạch toán thặng dư vốn cổ phần:

Khi giá bán của cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá đã mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm cũng nhỏ hơn so với mệnh giá thì phần chênh lệch bị giảm sẽ không phải hạch toán trong chi phí mà dùng vốn thặng dư để bù đắp vào.

Nếu nguồn vốn thặng dư không đủ thì dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ khác trong công ty để thêm vào.

Điều chỉnh tăng vốn điều lệ:

Toàn bộ phần thặng dư có thể kết chuyển vào vốn cổ phần với mục đích tăng vốn điều lệ. Đương nhiên, kết chuyển thặng dư vốn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá mua vào.

Công ty có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng việc kết chuyển phần thặng dư trong trường hợp bán hết cổ phiếu quỹ.

Trường hợp tổng phần vốn của cổ phiếu quý chưa bán nhỏ hơn thặng dư vốn thì phần chênh lệch khi lấy thặng dư vốn trừ đi phần vốn của cổ phiếu quý chưa bán sẽ được kết chuyển vào vốn điều lệ.

Còn nếu tổng phần vốn của cổ phiếu quý chưa bán lớn hơn hoặc bằng nguồn thặng dư vốn thì công ty không thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ.

6. Những yếu tố ảnh hưởng tới thặng dư vốn cổ phần

Những yếu tố ảnh hưởng tới thặng dư vốn cổ phần thực chất là những yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Đó là:

Quy luật cung-cầu của thị trường chứng khoán: Giá cả cổ phiếu luôn bị ảnh hưởng bởi quy luật cung-cầu. Nếu số lượng nhà đầu tư mua một cổ phiếu bất kỳ nhiều hơn dự đoán của công ty phát hành thì công ty phát hành phải đẩy giá cao hơn để có thể đảm bảo lượng bán ra. Từ đó dẫn đến việc thặng dư vốn cổ phần do cầu tăng nhưng cung không tăng.

Những yếu tố ảnh hưởng tới thặng dư vốn cổ phần

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới vốn thặng dư cổ phần mà nhà đầu tư nên biết

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đang tăng trưởng tốt, lợi nhuận cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đó rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Cùng vì thế mà cổ phiếu phát hành của nó cũng có giá trị hơn.

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp có môi trường thuận lợi để phát triển, nhờ đó mà giá trị cổ phiếu cũng cao hơn và ngược lại. Nếu kinh tế bất ổn, suy thoái xảy ra, lạm phát tăng cao thì nhiều doanh nghiệp có khả năng lao đao đứng bên bờ vực phát sản, vậy thì giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng sụt giảm theo.

Các hiệu ứng tâm lý đám đông: Rất nhiều đối thủ doanh nghiệp lợi dụng truyền thông tạo nên tâm lý đám đông, làm ảnh hưởng xấu tới giá trị của cổ phiếu. Ví dụ một số tin tức không hay của ban lãnh đạo doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp vướng vào vấn đề pháp luật, một số tin tiêu cực của doanh nghiệp… hoặc các chiến thuật đánh vào tâm lý của người mua cổ phiếu khiến cầu tăng cao như FUD, FOMO

Ngoài các yếu tố ở trên thì còn có: lãi suất, tỷ giá chuyển đổi, mức tăng trưởng GDP nội địa… cũng làm thay đổi giá của cổ phiếu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm, quy định cũng như cách tính cách hạch toán thặng dư vốn cổ phần. Hi vọng bài viết của TOPI giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần một cách tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI