Facebook Topi

16/10/2024

Chi phí vốn là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách tính chi phí vốn

Chi phí vốn (CAPEX) là một khoản đầu tư lớn và quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, thể hiện sức khỏe tài chính và tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp. Đây cũng là mức lãi suất doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chi phí vốn (CAPEX) là khoản đầu tư lớn và khấu hao dần theo thời gian, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình hình tài chính của doanh nghiệp, lợi ích dự kiến từ việc đầu tư, lãi suất thị trường, chính sách thuế, chu kỳ kinh tế và quy mô của dự án.

Chi phí vốn cũng là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả để huy động nguồn vốn, bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố then chốt trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư và quản lý tài chính doanh nghiệp. Tính toán chính xác chi phí vốn giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và nâng cao lợi nhuận. Trong bài viết này, TOPI sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm chi phí vốn và công thức tính để hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa nguồn lực tài chính nhé!

Chi phí vốn (CAPEX) là gì?

Chi phí vốn (Capital Expenditure, viết tắt là CAPEX), hay còn gọi là chi tiêu vốn hoặc chi phí tài sản cố định, là một khoản chi phí quan trọng trong kinh doanh. Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải trả để huy động các nguồn lực tài chính. Doanh nghiệp sử dụng chi phí vốn để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hoặc duy trì các tài sản cố định nhằm mục đích duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chi phí vốn bao gồm việc mua sắm các tài sản vật chất như nhà máy, đất đai, máy móc, công nghệ, thiết bị văn phòng và thậm chí cả tài sản vô hình như bằng sáng chế, giấy phép. Đây là những khoản đầu tư có giá trị lớn, mang lại lợi ích dài hạn, và thường không diễn ra thường xuyên. CAPEX được coi là chìa khóa để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường. Chi phí này thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm và phản ánh mức lãi suất hoặc lợi nhuận mà nhà đầu tư yêu cầu.

Chi phí vốn là gì

Chi phí vốn là khoản đầu tư quan trọng và lâu dài của doanh nghiệp

Do bản chất của chi phí vốn thường rất lớn và không thể hiện ngay trong kết quả kinh doanh ngắn hạn, nên doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo các khoản đầu tư này mang lại lợi ích lâu dài, đồng thời được khấu hao dần theo thời gian.

Chi phí vốn thường được doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích mở rộng hoặc duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh trong dài hạn. Đây là những khoản đầu tư lớn, có thể khấu hao dần theo thời gian và giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai.

Ý nghĩa của chi phí vốn trong đầu tư

Chi phí vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư và ra quyết định tài chính của doanh nghiệp. 

Nó giúp doanh nghiệp xác định ngưỡng lợi nhuận tối thiểu mà một dự án đầu tư cần đạt được để mang lại giá trị dương. Nếu lợi nhuận kỳ vọng của một dự án cao hơn chi phí vốn, dự án đó sẽ có khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu lợi nhuận thấp hơn chi phí vốn, dự án sẽ không khả thi và có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí vốn còn là công cụ để so sánh giữa các cơ hội đầu tư khác nhau. Doanh nghiệp sẽ ưu tiên các dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí vốn để tối đa hóa giá trị cho cổ đông.

Ví dụ về chi phí vốn

Giả sử một công ty cần huy động 1 tỷ đồng để đầu tư vào một dự án. Công ty quyết định sử dụng 60% vốn vay với lãi suất 8% và 40% vốn chủ sở hữu với lợi nhuận yêu cầu là 12%. Trong trường hợp này, chi phí vốn bình quân sẽ được tính theo công thức sau:

Chi phí vốn bình quân bằng (60%×8%)+(40%×12%)=9,6% 

Với chi phí vốn là 9,6%, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng lợi nhuận của dự án phải cao hơn tỷ lệ này để tạo ra giá trị gia tăng.

Đặc điểm của CAPEX

Chi phí vốn CAPEX là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Việc quản lý và tối ưu hóa các khoản chi tiêu vốn này có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng cũng đòi hỏi sự tính toán cẩn trọng để tránh rủi ro tài chính.

Một số đặc điểm quan trọng của CAPEX doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện các khoản đầu tư:

  • Đầu tư vào tài sản cố định nhằm mục đích duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài.
  • Các tài sản cố định được đầu tư từ CAPEX sẽ được khấu hao theo thời gian. Điều này có nghĩa là chi phí ban đầu sẽ được phân bổ dần dần vào báo cáo tài chính trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản.
  • Chi phí CAPEX không phát sinh hàng ngày hay hàng tháng. Thay vào đó, đây là những khoản đầu tư lớn thường diễn ra định kỳ hoặc khi có nhu cầu mở rộng, cải tiến. Do đó, các quyết định chi tiêu vốn thường được lên kế hoạch kỹ lưỡng và liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
  • CAPEX thường đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do đó, doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng về khả năng tài chính và nguồn tài trợ trước khi thực hiện các khoản đầu tư. CAPEX có thể được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, vốn vay, hoặc các nguồn khác, và cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tối ưu hóa chi phí và lợi ích.
  • Mặc dù CAPEX không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp thông qua khấu hao và chi phí tài chính. CAPEX tác động trực tiếp đến bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, làm tăng tài sản và nợ phải trả nếu được tài trợ bằng vốn vay.
  • CAPEX thường đi kèm với rủi ro do các khoản đầu tư lớn không phải lúc nào cũng đảm bảo mang lại lợi ích mong muốn. Tuy nhiên, nếu được quản lý hiệu quả, các khoản đầu tư này có thể mang lại lợi nhuận cao và giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Tại sao phải xác định chi phí sử dụng vốn?

Xác định chi phí sử dụng vốn là một bước quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, vì những lý do sau:

Đánh giá hiệu quả đầu tư: Chi phí vốn là tiêu chuẩn để doanh nghiệp so sánh với lợi nhuận kỳ vọng từ các dự án đầu tư. Chỉ khi lợi nhuận dự án cao hơn chi phí vốn, doanh nghiệp mới có thể đạt được giá trị gia tăng. Điều này giúp xác định các dự án đầu tư có khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro.

Ra quyết định tài chính: Chi phí vốn ảnh hưởng đến các quyết định tài chính như lựa chọn nguồn vay nợ hoặc phát hành cổ phiếu, phân bổ vốn vào các dự án khác nhau, và xác định cơ cấu vốn tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn.

chi phí vốn

Chi phí vốn ảnh hưởng đến các quyết định tài chính như lựa chọn nguồn vay nợ hay phát hành cổ phiếu

Tối ưu hóa cơ cấu vốn: Hiểu rõ chi phí của từng nguồn vốn (nợ và vốn chủ sở hữu) giúp doanh nghiệp thiết lập cơ cấu vốn hợp lý để tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn. Doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa việc sử dụng nợ (với lãi suất thấp hơn nhưng rủi ro tài chính cao hơn) và vốn chủ sở hữu (không phải trả lãi nhưng có yêu cầu lợi nhuận cao hơn).

Tăng giá trị doanh nghiệp: Việc xác định và quản lý chi phí vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quyết định tài chính, từ đó tăng lợi nhuận và tối đa hóa giá trị cho cổ đông.

Hỗ trợ trong định giá doanh nghiệp: Chi phí vốn còn là thành phần quan trọng trong mô hình định giá doanh nghiệp, chẳng hạn như mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF), giúp ước tính giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai. Điều này hỗ trợ việc đánh giá giá trị của các tài sản hoặc dự án mà doanh nghiệp đầu tư.

Phân biệt CAPEX (chi phí vốn) và OpEx (chi phí hoạt động)

Để quản lý tài chính hiệu quả và có chiến lược đầu tư dài hạn, ngắn hạn tối ưu, doanh nghiệp cần phân biệt rõ CAPEX và OpEx (chi phí hoạt động):

  • CAPEX là chi phí đầu tư vào tài sản cố định, có lợi ích dài hạn và được khấu hao dần theo thời gian.
  • OpEx là các khoản chi tiêu thường xuyên để duy trì hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, như tiền lương, chi phí vận hành, chi phí mua hàng hóa và dịch vụ nhằm cải thiện hiệu suất…

Chi phí vốn là gì

Sự khác nhau giữa CAPEX và OpEx

Để dễ hiểu, bạn có thể phân biệt CAPEX và OpEx qua bảng dưới đây

Tiêu chí

CAPEX (Chi phí vốn)

OpEx (Chi phí hoạt động)

Mục đích

Đầu tư vào tài sản cố định

Chi cho các chi phí hàng ngày

Ví dụ

Mua sắm máy móc, thiết bị mới để tăng công suất sản xuất.

Xây dựng hoặc mở rộng nhà xưởng, văn phòng.

Nâng cấp công nghệ thông tin và hệ thống phần mềm quản lý.

Đầu tư vào tài sản vô hình như bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ.

Chi phí nhân sự: Lương nhân viên, các khoản phúc lợi, bảo hiểm xã hội, đào tạo,..

Chi phí văn phòng: Tiền thuê văn phòng, điện nước, internet, văn phòng phẩm, bảo trì,...

Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa (không bao gồm chi phí mua máy móc, thiết bị sản xuất).

Lợi ích

Mang lại lợi ích trong dài hạn

Lợi ích có thể thấy rõ trong ngắn hạn

Giá trị

Chủ yếu là các chi phí lớn, không định kỳ, chỉ khấu hao thành chi phí hàng kỳ

Chi phí nhỏ và thường chi định kỳ

Công thức tính chỉ số CAPEX

Để chỉ số CAPEX, đầu tiên chúng ta cần xác định được số dư PP & E của kỳ trước, sau đó cộng thêm khấu hao hiện tại. Công thức cụ thể như sau:

CAPEX = Δ PP & E + Khấu hao hiện tại

Trong đó:

  • CAPEX: chi phí đầu tư
  • Δ PP & E: thay đổi trong bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

Cách tính chi phí vốn cổ phần

WACC= (E/V)*Re +(D/V)*Rd*(1-Tc)

Trong đó:

  • Re: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (cost of equity)

  • Rd: Chi phí sử dụng vốn vay (cost of debt)

  • E: Giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần

  • D: Giá trị thị trường của tổng số nợ

  • V: Tổng giá trị vốn dài hạn (E + D)

  • Tc: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Cách tính chi phí vốn chủ sở hữu

Chi phí vốn chủ sở hữu là mức lợi nhuận kỳ vọng mà các cổ đông yêu cầu khi đầu tư vào doanh nghiệp. Do cổ đông gánh chịu rủi ro khi nắm giữ cổ phần, chi phí này phản ánh mức độ đền bù cho rủi ro đó.

Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng rủi ro sẽ do các cổ đông gánh chịu theo tỷ lệ tương ứng với vốn đầu tư, không chia đều. Do vậy, chi phí vốn chủ sở hữu cũng chính là lợi nhuận kỳ vọng của cổ đông khi công ty sử dụng vốn để đầu tư và phát triển.

CAPM (Chi phí vốn chủ sở hữu) = Rf + ß (Rm - Rf)

Trong đó:

  • Rf: Tỷ suất sinh lợi không rủi ro (risk-free rate)
  • Rm: Tỷ suất sinh lợi của thị trường
  • β: Hệ số đo lường mức độ rủi ro của cổ phiếu so với thị trường.

Beta (β) trong CAPM được sử dụng để ước tính rủi ro liên quan đến cổ phiếu của công ty đại chúng. Đối với công ty tư nhân, Beta được tính dựa trên trung bình ngành của các công ty đại chúng tương tự, có thể điều chỉnh để phản ánh sau thuế.

Chi phí vốn của ngân hàng 

Chi phí vốn của ngân hàng là khoản chi phí mà ngân hàng phải chi trả để huy động các nguồn vốn cần thiết nhằm tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, như cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản tài chính khác. Chi phí vốn của ngân hàng thường bao gồm hai thành phần chính:

Chi phí vốn vay (nợ): Đây là khoản chi phí mà ngân hàng phải trả để huy động vốn từ các nguồn như tiền gửi của khách hàng, vay mượn từ các tổ chức tài chính khác, hoặc phát hành trái phiếu. Các ngân hàng thường phải trả lãi suất cho các khoản vay hoặc tiền gửi này.

chi phí vốn

Chi phí vốn của ngân hàng

Chi phí vốn chủ sở hữu: Đây là tỷ suất lợi nhuận mà cổ đông yêu cầu để đầu tư vào ngân hàng. Chi phí vốn chủ sở hữu thường cao hơn chi phí vốn vay, vì đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn so với việc ngân hàng chỉ vay vốn.

Công thức WACC được sử dụng để xác định chi phí vốn tổng thể, dựa trên tỷ trọng của nợ và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của ngân hàng.

WACC= (Vốn nợ/tổng vốn x chi phí nợ x (1-thuế suất)) + (vốn chủ sở hữu/tổng vốn x chi phí vốn chủ sở hữu)

Trong đó:

  • Chi phí nợ: là lãi suất trung bình mà ngân hàng phải trả cho các khoản vay hoặc tiền gửi của khách hàng.
  • Chi phí vốn chủ sở hữu: là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của cổ đông đối với vốn góp vào ngân hàng.
  • Thuế suất: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thường được giảm trừ vào chi phí nợ vì lãi suất vay có thể được khấu trừ thuế.
  • Vốn nợ: là giá trị các khoản nợ của ngân hàng, bao gồm tiền gửi và khoản vay.

Vốn chủ sở hữu: là tổng giá trị vốn góp của các cổ đông.

6 yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí vốn CAPEX

Chi phí vốn của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả nội tại và ngoại cảnh. Trước khi đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố chính sau:

Tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ chi tiêu vốn. Một doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào và lợi nhuận ổn định sẽ có khả năng đầu tư vào CAPEX mà không gặp áp lực về nguồn vốn vay. Ngược lại, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, việc đầu tư vào các dự án lớn có thể gây ra rủi ro tài chính.

Lợi ích dự kiến từ việc đầu tư

Doanh nghiệp cần phân tích chi tiết về lợi ích kinh tế mà các khoản đầu tư CAPEX mang lại. Điều này bao gồm việc đánh giá khả năng tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí sản xuất, hoặc tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nếu lợi ích dự kiến vượt quá chi phí đầu tư, dự án CAPEX sẽ có tính khả thi cao.

Lãi suất thị trường

Lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc quyết định có nên đầu tư vào CAPEX hay không. Khi lãi suất vay vốn thấp, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí thấp hơn, từ đó khuyến khích đầu tư vào các tài sản cố định. Ngược lại, khi lãi suất tăng cao, doanh nghiệp có thể trì hoãn hoặc cân nhắc lại kế hoạch đầu tư.

Chi phí vốn là gì

Chi phí vốn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và nội tại

Chính sách thuế

Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào CAPEX là chính sách thuế. Ở nhiều quốc gia, các chi phí đầu tư vào tài sản cố định được khấu trừ thuế hoặc nhận các ưu đãi thuế đặc biệt. Điều này giúp giảm thiểu chi phí thực tế cho doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các dự án dài hạn.

Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư CAPEX. Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp thường đầu tư mạnh mẽ để mở rộng sản xuất và tận dụng cơ hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, doanh nghiệp thường hạn chế đầu tư để tránh rủi ro tài chính.

Quy mô và độ phức tạp của dự án

Chi phí CAPEX phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của các dự án đầu tư. Các dự án lớn, phức tạp như xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ mới thường yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn hơn, kèm theo các rủi ro và thời gian hoàn vốn kéo dài hơn so với các dự án nhỏ.

Tầm quan trọng của việc quản lý chi phí vốn CAPEX

Quyết định chi tiêu một số tiền lớn vào tài sản cố định thường là những quyết định cực kỳ quan trọng của một doanh nghiệp. Quản lý chi phí vốn hiệu quả là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Nếu quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ có cơ hội:

  • Tăng cường năng lực sản xuất: Đầu tư vào máy móc hiện đại, công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận hành và cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • Tăng trưởng doanh thu: Các dự án CAPEX thành công thường mang lại doanh thu và lợi nhuận dài hạn, đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng trưởng bền vững.
  • Giảm rủi ro tài chính: Quản lý CAPEX tốt giúp doanh nghiệp tránh được các khoản đầu tư không hiệu quả hoặc rủi ro cao, từ đó bảo vệ nguồn tài chính và khả năng sinh lời.

Chi phí vốn là gì

Quản lý chi phí vốn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Ứng dụng của CAPEX trong đầu tư chứng khoán

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, CAPEX được xem là một chỉ báo giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và còn được dùng để tính toán một số chỉ số tài chính thiết yếu như dòng tiền từ hoạt động (CFO) và dòng tiền tự do (FCFF), dòng tiền thuần vốn (FCFE). Những chỉ số này giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng tạo dòng tiền và quản lý tài sản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Tính CFO (Cash Flow from Operations) thông qua CAPEX

CFO là chỉ số đo lường lượng tiền mặt mà một doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ các yếu tố không liên quan như chi tiêu vốn (CAPEX). CAPEX có thể làm giảm dòng tiền tự do trong ngắn hạn, nhưng lại cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản để tạo ra lợi nhuận dài hạn.

CFO/CAPEX = Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh/ CAPEX

Tỷ lệ CFO/CAPEX > 1: Hoạt động kinh doanh hiệu quả

Tỷ lệ CFO/CAPEX < 1: Kinh doanh chưa hiệu quả, doanh nghiệp cần thêm vốn để phục vụ nhu cầu

Lưu ý: Khi tính CFO/CAPEX, bạn cần xem xét tỷ lệ ngành cụ thể và chỉ nên so sánh tỷ lệ doanh CFO/CAPEX của doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực có mức CAPEX tương đương.

Tính FCFF (Free Cash Flow to the Firm) qua chỉ số CAPEX

FCFF là chỉ số quan trọng đánh giá khả năng tạo dòng tiền tự do của doanh nghiệp sau khi đã chi tiêu cho các hoạt động cần thiết như CAPEX. FCFF cho thấy doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu tiền mặt mà không bị ràng buộc bởi các khoản đầu tư vào tài sản cố định hoặc các yếu tố ngắn hạn khác.

FCFF = EBIT (Lợi nhuận kinh doanh) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động

  • FCFF > 0: Doanh nghiệp vẫn còn tiền mặt sau khi trừ chi phí
  • FCFF < 0: Doanh thu không đủ phục vụ cho các hoạt động

Tính FCFE (Free Cash Flow to Equity) qua chỉ số CAPEX

FCFE hay dòng tiền thuần cho cổ đông, là chỉ số đo lường lượng tiền mặt còn lại mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả cổ tức hoặc tái đầu tư, sau khi đã chi trả cho tất cả các chi phí, nợ và đầu tư vào tài sản cố định (CAPEX). Đây là một chỉ số quan trọng cho các nhà đầu tư vì nó thể hiện dòng tiền thực tế mà cổ đông có thể nhận được.

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)

  • FCFE > 0: Doanh nghiệp đủ tài chính để chi trả cổ tức cho các cổ đông
  • FCFE < 0: Doanh nghiệp không đủ tài chính để trả cổ tức. Nếu muốn duy trì cổ tức, doanh nghiệp cần có chính sách vay vốn, đầu tư..

CAPEX là một chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán, giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng tạo dòng tiền tự do và sức khỏe tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Việc ứng dụng CAPEX trong tính toán CFO, FCFE và FCFF cho phép nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.

Tóm lại, chi phí vốn CAPEX đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào các tài sản cố định như máy móc, công nghệ và cơ sở hạ tầng có thể mang lại lợi ích lâu dài, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý tài chính cẩn thận. Hiểu rõ chi phí vốn là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn CAPEX sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững trên thị trường. Hãy theo dõi TOPI để cập nhật thêm những kiến thức đầu tư hữu ích nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger