Facebook Topi

17/07/2024

Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế

Các chu kỳ kinh tế có xu hướng tuân theo một mô hình tương tự nhau, gồm 4 giai đoạn, suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh, nhưng thời gian, độ dài và mức độ nghiêm trọng của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chu kỳ kinh tế là một mô hình hoạt động kinh tế đáng tin cậy, được quan sát trong thời gian dài, nhưng không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được. Cách thức hoạt động của chu kỳ kinh tế là xen kẽ giữa các giai đoạn tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Hiểu biết về chu kỳ kinh tế sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm đầu tư đúng đắn, ứng với từng giai đoạn của chu kỳ. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle) hay chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là sự thay đổi của hoạt động kinh tế theo thời gian.

Một chu kỳ kinh tế đề cập đến sự mở rộng và thu hẹp định kỳ của nền kinh tế của quốc gia bất kỳ, theo dõi các giai đoạn tăng trưởng và suy giảm khác nhau trong GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc hoạt động kinh tế của quốc gia đó. 

Trong chu kỳ kinh tế, các yếu tố như chỉ số kinh tế, sản xuất, giá cả, lợi nhuận… sẽ có sự tăng giảm liên tục. Người ta xác định chu kỳ kinh tế dựa trên biến động GDP thực và tốc độ tăng trưởng GDP.

Chu kỳ kinh tế là gì?

Những thăng trầm, biến đổi của nền kinh tế luôn mang tính chu kỳ

Vậy nguyên nhân xuất hiện chu kỳ kinh tế là gì? Theo nhà kinh tế học người Thuỵ Sĩ, Theo Sismondi thì chính các yếu tố tác động thị trường như tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa… đã dẫn đến kết quả tự nhiên là hình thành chu kỳ kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ làm biến đổi các hoạt động kinh tế. Còn theo quan niệm truyền thông, các yếu tố tác động bên ngoài như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai… sẽ dẫn đến việc chu kỳ kinh tế xảy ra.

2. Những giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ kinh tế có thể kéo dài từ một năm đến mười năm, hoặc hơn. Có 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế, luân chuyển tuần tự theo một vòng tuần hoàn, đó là:

Giai đoạn 1: Mở rộng

Trong giai đoạn mở rộng, lãi suất thường ở mức thấp, giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ dàng vay tiền hơn. Nhu cầu về hàng tiêu dùng đang tăng lên và các doanh nghiệp bắt đầu tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để tăng sản lượng, các doanh nghiệp thuê thêm lao động hoặc đầu tư vốn để mở rộng cơ sở hạ tầng vật chất và hoạt động của mình. Nhìn chung, lợi nhuận của công ty bắt đầu tăng cùng với giá cổ phiếu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng bắt đầu tăng khi nền kinh tế bắt đầu chu kỳ "bùng nổ".

Giai đoạn kinh tế suy thoái

Nắm được các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư sẽ luôn chủ động

Giai đoạn 2: Đỉnh điểm

Ở giai đoạn này, nền kinh tế đạt đến tốc độ tăng trưởng tối đa. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, sẽ có lúc các doanh nghiệp không còn có thể tăng sản lượng và cung ứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Một số công ty có thể thấy cần phải mở rộng năng lực sản xuất, đòi hỏi phải chi tiêu hoặc đầu tư nhiều hơn. Các doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu trải qua tình trạng chi phí sản xuất tăng (bao gồm cả tiền lương), khiến một số doanh nghiệp chuyển những chi phí này sang người tiêu dùng thông qua giá cao hơn.

Do đó, các doanh nghiệp có thể bắt đầu thấy lợi nhuận “đỉnh” mặc dù tính giá cao hơn. Các doanh nghiệp khác sẽ thấy lợi nhuận giảm do chi phí sản xuất (đầu vào) cao hơn hoặc nhu cầu tiền lương cao hơn. Nhìn chung, áp lực lạm phát bắt đầu tích tụ hoặc “bong bóng”, và nền kinh tế bắt đầu quá nóng. Thông thường, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất để chống lại tình trạng giá cả tăng cao - khiến việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn - nhằm mục đích hạ nhiệt nền kinh tế.

Giai đoạn 3: Thu hẹp

Sau đó, sự thu hẹp kinh tế bắt đầu. Trong giai đoạn này, lợi nhuận của công ty và chi tiêu của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng tùy ý (ví dụ, hàng xa xỉ), bắt đầu giảm. Giá trị cổ phiếu cũng giảm khi các nhà đầu tư chuyển khoản đầu tư của họ sang các tài sản "an toàn hơn" như trái phiếu kho bạc và các tài sản có thu nhập cố định khác , cộng với tiền mặt tốt. GDP co lại do chi tiêu giảm. Sản xuất chậm lại để phù hợp với nhu cầu giảm. Việc làm và thu nhập cũng có thể giảm khi các doanh nghiệp tạm thời đóng băng việc tuyển dụng hoặc phải sa thải công nhân. Nhìn chung, hoạt động kinh tế chậm lại, cổ phiếu bước vào thị trường giá xuống và suy thoái thường xảy ra sau đó.

Đôi khi suy thoái nhẹ, nhưng những làn sóng như Đại suy thoái đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài. Trong thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Nếu nền kinh tế có vẻ đang phải chịu sự suy thoái nghiêm trọng, ngân hàng nhà nước có xu hướng hạ lãi suất để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể vay tiền với giá rẻ để chi tiêu và đầu tư. Các nhà lập pháp có thể điều chỉnh chính sách thuế và/hoặc kêu gọi Bộ Tài chính ban hành biện pháp kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ.

Chu kỳ phục hồi nền kinh tế

Nếu GDP tăng trưởng âm hai quý liên tiếp thì nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái

Giai đoạn 4: Phục hồi

Giai đoạn phục hồi là khi nền kinh tế chạm đáy, chạm đáy và bắt đầu chu kỳ mới. Các chính sách được ban hành trong giai đoạn suy thoái bắt đầu phát huy tác dụng. Các doanh nghiệp đã cắt giảm trong giai đoạn suy thoái bắt đầu tăng tốc trở lại. Giá trị cổ phiếu có xu hướng tăng khi các nhà đầu tư thấy lợi nhuận tiềm năng lớn hơn ở cổ phiếu so với trái phiếu. Sản xuất tăng tốc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao và cùng với đó là sự mở rộng kinh doanh, việc làm, thu nhập và GDP.

Kể từ năm 1945 đến nay đã có 12 chu kỳ kinh tế cả thảy.

3. Mối tương quan giữa chu kỳ kinh tế và GDP

Trên thực tế, chu kỳ kinh tế biến động không theo bất cứ quy luật nào, nên không phải chu kỳ nào cũng giống nhau, đi đúng theo một hướng, áp dụng đúng một công thức là có thể tính toán được thời gian xảy ra chính xác. Chính vì vậy nên các tác động của chu kỳ kinh tế lên đời sống, xã hội càng to lớn, gây ra nhiều tổn thất và bất ổn nặng nề.

Mối tương quan giữa chu kỳ kinh tế và GDP

Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và GDP

Tăng trưởng GDP thể hiện mức sống tại một quốc gia, phản ánh lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ, khi GDP tăng trưởng tốt thì có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển rất thành công. Vì vậy, GDP là thước đo rõ nhất chỉ ra sự tăng giảm của nền kinh tế. Cho nên, giá trị GDP của quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động của chu kỳ kinh tế, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn suy thoái, các hoạt động kinh tế đều bị đình trệ, lượng hàng hoá sản xuất cũng như sức mua và tiêu dùng giảm sâu dẫn tới GDP lao dốc giảm mạnh.

Trong giai đoạn phục hồi, GDP tăng nhẹ nhờ sự thúc đẩy gia tăng giá trị hàng hoá, hoạt động đầu tư và sản xuất hồi phục trở lại, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ khá chậm vì nhu cầu mua bán hàng hoá của người tiêu dùng chỉ mới tăng nhẹ.

Trong giai đoạn hưng thịnh, hoạt động đầu tư và sản xuất được tăng cường hết công suất, tỷ lệ thất nghiệp giảm do ai cũng có việc làm, sự gia tăng sản xuất giúp lương tăng, kéo theo sự thoải mái trong chi tiêu của người dần khiến GDP tăng mạnh. 

Như vậy, chu kỳ kinh tế và GDP có mối tương quan thuận chiều với nhau. Nếu chu kỳ kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái hoặc khủng hoảng sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế GDP. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh tế ở giai đoạn đỉnh cao, hưng thịnh thì sẽ mang lại tác động tích cực đến GDP.

4. Chu kỳ kinh tế tại thị trường Việt Nam

Chu kỳ kinh tế tại thị trường Việt Nam rơi vào khoảng 10 năm một lần. Hai chu kỳ kinh tế được biết đến nhiều nhất là chu kỳ năm 1997 và năm 2008. Đây là những mốc thời điểm mà kinh tế Việt Nam bị kinh tế thế giới tác động trực tiếp, cũng là thời điểm mà thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang manh nha hoạt động, chưa có “sức đề kháng” chống lại các tác động từ bên ngoài.

Năm 1997, khủng hoảng bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan sang các nước Châu Á, khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm, lạm phát gia tăng lên mức 9 chấm, tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, nhưng do độ mở của kinh tế Việt Nam chưa cao nên không bị cuốn vào quá sâu.

Chu kỳ kinh tế tại thị trường Việt Nam hiện nay

Chu kỳ kinh tế tại Việt Nam

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1997, Việt Nam phục hồi khá mạnh mẽ, bằng chứng là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sau khoảng 30 quý đã gần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn trước khủng hoảng, tuy rằng giá trị tuyệt đối của GDP vẫn chưa thể phục hồi tương đương như thế. Bình quân thời kỳ 2000 - 2007, GDP đạt 7.63%/năm, bình quân vốn FDI từ 2000 - 2008 đạt gần 12.9 tỷ USD cao hơn gần 4 lần so với thời kỳ 1998 - 1999, xuất khẩu tăng liên tục.

Với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 diễn ra khi Việt Nam vừa gia nhập vào WTO năm 2007. Tăng trưởng kinh tế vào năm 2008 chỉ còn 6.31%, năm 2009 là 5.32%, vốn FDI giảm mạnh, lượng khách du lịch quốc tế cũng giảm từ 4.2 triệu lượt người xuống còn 3.7 triệu lượt người, lượng kiều hối cũng giảm, lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái bất ổn, rối loạn hoạt động tài chính - ngân hàng, kinh tế bị đình trệ.

Năm 2009 sau đó, Chính phủ đã tung ra nhiều gói kích thích kinh tế tổng thể như chính sách bảo lãnh tín dụng, miễn giảm thuế phí doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất… đến năm 2010, kinh tế nhanh chóng phục hồi trở lại.

Chu kỳ gần nhất là năm 2019 - 2021, khi cả Việt Nam và thế giới bắt đầu bùng nổ dịch bệnh COVID-19 khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng. Sang năm 2022, kinh tế Châu Á bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, GDP tăng trở lại, lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng bên khu vực Mỹ và

Châu  u thì tăng trưởng kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng, lạm phát leo thang, nhiều nước phải đưa ra các chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ cho các ngành công nghiệp trong nước.

5. Chiến lược đầu tư theo các giai đoạn của chu kỳ kinh tế hiệu quả

Đầu tư theo chu kỳ kinh tế liên quan đến việc cố gắng dự đoán được những thay đổi trong chu kỳ kinh tế và mua bán tài sản dựa theo hiệu suất dự kiến của những tài sản đó trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Cho nên, không phải ai cũng có thể đầu tư theo chu kỳ kinh tế.

Để làm được điều này, các nhà đầu tư phải có thời gian cập nhật các chỉ số kinh tế, tin tức thị trường chứng khoán mới nhất, đồng thời có khả năng chấp nhận rủi ro đối với từng thời điểm của thị trường.

Trong lịch sử, các khoản đầu tư khác nhau sẽ thay phiên nhau mang lại lợi nhuận cao nhất khi nền kinh tế chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. Do sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế, đổi mới công nghệ, thay đổi quy định và các yếu tố khác, không có hoạt động đầu tư nào diễn ra đồng nhất trong mỗi chu kỳ.

Tuy nhiên, một số loại cổ phiếu hoặc trái phiếu luôn hoạt động tốt hơn trong khi những loại khác hoạt động kém hiệu quả và việc biết được loại nào có thể giúp nhà đầu tư đặt kỳ vọng thực tế về lợi nhuận.

Chiến lược đầu tư hiệu quả theo các chu kỳ kinh tế

Nhìn biểu đồ chứng khoán có thể thấy nền kinh tế đang ở chu kỳ mấy

Đối với thị trường chứng khoán, theo mỗi chu kỳ kinh tế ta có thể chọn ra được các cổ phiếu ưu việt để đầu tư sinh lời, dựa trên những chính sách kiểm soát và hỗ trợ của Nhà nước. Cụ thể như:

Trong giai đoạn khủng hoảng, các nhóm ngành như tài chính ngân hàng, vận tải, logistic sẽ được Chính phủ bơm tiền để phục hồi, hoặc các nhóm ngành về bán lẻ, hàng tiêu dùng cũng vẫn sẽ tăng trưởng tốt, vì là dù tốn kém nhưng người dân vẫn cần chúng trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy thì những cổ phiếu của các lĩnh vực này chắc hẳn sẽ tăng trưởng hơn các nhóm khác.

Ở giai đoạn phục hồi, những ngành như công nghệ, công nghiệp, xây dựng, cung ứng vật liệu… sẽ có dấu hiệu tăng trưởng nhanh hơn, bứt phá tốt hơn, mang lại cơ hội sinh lời cao hơn, đó là lý do nên chọn chúng.

Vào giai đoạn hưng thịnh thì dễ hơn, các nhóm ngành đều có sự tăng trưởng mạnh, nhất là du lịch, làm đẹp, năng lượng, y tế… bạn có thể mua cổ phiếu của bất cứ nhóm nào.

Những ngành có ưu thế

Mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ có một số ngành nghề ưu thế nổi bật

Ở giai đoạn suy thoái, tất cả các ngành và các lĩnh vực đều gặp khó khăn và bất lợi. Lãi suất thường giảm trong thời kỳ suy thoái, tạo ra một “cơn gió” thuận lợi cho trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. Đồng thời lúc này các cổ phiếu phòng thủ lên ngôi, chúng là những cổ phiếu đến từ hàng hoá thiết yếu, điện, nước, thuốc, càng các mặt hàng khó cắt giảm thì càng tốt. Đồng thời, hãy tìm “hầm trú ẩn” thêm cho tài sản của mình bằng cách mua vàng dự trữ, gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tựu chung thì chu kỳ kinh tế là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế trên toàn thế giới, trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế thì sẽ có các biểu hiện khác nhau, tác động đến tăng trưởng kinh tế GDP và cung tiền trên thị trường. Hi vọng các thông tin mà TOPI đã cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về chu kỳ kinh tế và ra được những quyết định đầu tư đúng đắn ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger