Facebook Topi

31/10/2024

Chu kỳ chứng khoán là gì? Chiến lược đầu tư ở từng giai đoạn

Chu kỳ chứng khoán được cho là đi trước chu kỳ kinh tế, phản ánh kỳ vọng thị trường trong thời gian sắp tới. Muốn đầu tư theo chu kỳ chứng khoán thì cần xây dựng chiến lược đầu tư khác nhau cho từng giai đoạn. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chu kỳ chứng khoán gồm 4 giai đoạn chính: giai đoạn tích luỹ, giai đoạn tăng giá (đi lên), giai đoạn phân phối và cuối cùng là giai đoạn giảm giá. Nhiều nhà đầu tư hiểu được rằng chứng khoán cũng có chu kỳ hoạt động tương tự như nhiều lĩnh vực khác.

Họ ra sức cố gắng dự đoán chu kỳ chứng khoán để có thể tận dụng triệt để các lợi thế của thị trường. Nhưng liệu việc này có thể thực hiện được và chiến lược đầu tư ở từng giai đoạn của chu kỳ chứng khoán là gì? Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!

1. Chu kỳ chứng khoán là gì?

Chu kỳ chứng khoán là gì?

Chu kỳ chứng khoán là sự biến đổi thường xuyên và lặp lại của thị trường chứng khoán. Những biến đổi này có thể bao gồm sự tăng giảm giá trị của các chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc thị trường chung. Chu kỳ chứng khoán có thể bao gồm các giai đoạn như tăng trưởng, suy thoái, hồi phục và suy yếu.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ chứng khoán bao gồm kinh tế, chính trị, sự biến động của lãi suất, tình hình tài chính toàn cầu và nhiều yếu tố khác nữa. Chu kỳ chứng khoán có thể kéo dài từ vài tuần đến vài thập kỷ, và chúng sẽ tác động đến cách quản lý danh mục đầu tư của mọi người.

Những nhà đầu tư thường cố gắng phân tích và dự đoán chu kỳ chứng khoán để có cái nhìn sâu hơn về thị trường chứng khoán và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, việc dự đoán chu kỳ chứng khoán không phải lúc nào cũng dễ dàng, và thị trường có thể phản ứng theo cách khó lường đối với các sự kiện và yếu tố thị trường khác nhau.

Hiểu về các giai đoạn trong chu kỳ chứng khoán hỗ trợ bạn trong việc xác định sự tăng giảm của giá cổ phiếu, tận dụng lợi thế thị trường để có thể tối đa lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro đầu tư. Mặt khác, việc nghiên cứu về chu kỳ chứng khoán cũng giúp nhà đầu tư đánh giá được điều kiện xu hướng của cổ phiếu cũng như đưa ra các chiến lược phù hợp vừa bảo toàn nguồn vốn vừa tăng cơ hội sinh lời.

+ Làm thế nào để đo lường được một chu kỳ chứng khoán?

Ông Raymond A. Merriman (tác giả cuốn Định thời điểm thị trường) đã sử dụng nhiều chỉ số chứng khoán để xem xét về tính chu kỳ của thị trường chứng khoán. Theo đó, một chu kỳ chứng khoán được xác định từ đáy tới đáy và giữa hai đáy này phải nằm trong một khoảng thời gian thích hợp, đồng thời, đáy kết thúc của chu kỳ này sẽ là điểm bắt đầu hay điểm mở của một chu kỳ tiếp theo.

Làm thế nào để đo lường được một chu kỳ chứng khoán?

+ Một chu kỳ chứng khoán sẽ gồm mấy xu hướng?

Một chu kỳ chứng khoán sẽ gồm hai xu hướng chính đó là chu kỳ tăng giá và chu kỳ giảm giá. Trong chu kỳ tăng giá, đáy kết thúc chu kỳ cao hơn đáy bắt đầu của chu kỳ tiếp theo. Trong chu kỳ giảm giá, đáy kết thúc chu kỳ thấp hơn đáy bắt đầu của chu kỳ tiếp theo.

+ Một chu kỳ chứng khoán thì kéo dài trong thời gian bao lâu?

Mỗi chu kỳ chứng khoán sẽ có một khung thời gian nhất định, nhưng theo quan điểm của ông Raymond thì các chu kỳ chứng khoán có độ lệch chuẩn thường là 1/6 lần khung thời gian chuẩn. Chẳng hạn, chu kỳ chứng khoán trong 3 năm sẽ có thời gian lệch khoảng 6 tháng (lấy 36 tháng*1/6), nên thời gian giữa hai đáy sẽ rơi vào khoảng 30 tháng - 42 tháng (36-/+6).

+ Làm thế nào để xác định đáy và đỉnh của chu kỳ chứng khoán?

Có nhiều phương pháp, bạn có thể sử dụng đường trung bình động MA, độ dài của đường MA sẽ bằng một nửa độ dài của chu kỳ. Trong khung thời gian xác định, đáy chu kỳ chứng khoán sẽ là điểm thấp nhất nằm dưới đường MA, và đỉnh chu kỳ sẽ là điểm cao nhất giữa hai đáy, đồng thời vượt lên trên đường MA.

2. Các giai đoạn trong chu kỳ chứng khoán tại Việt Nam

Chu kỳ chứng khoán tại Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn tích luỹ, tăng giá, phân phối và giảm giá, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn tích luỹ

Giai đoạn tích luỹ

Được coi là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ chứng khoán. Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu biến động trong một phạm vi khá hẹp, cho nên, các nhà đầu tư chủ yếu tích luỹ, gom góp cổ phiếu bằng cách mua vào thường xuyên và đều đặn, để giá không bị đẩy lên cao.

Sau đó, họ đợi giá về mức mục tiêu rồi mới mua tiếp. Giai đoạn tích luỹ sẽ không cho nhiều cơ hội lợi nhuận lớn, mà chỉ là thời điểm nhà đầu tư nên mua nhiều để định vị được giá trị bản thân trong tương lai.

Một số ngành sẽ có sự tăng trưởng trong giai đoạn này gồm ngành năng lượng, ngành kim loại quý hiếm, ngành công nghệ và hàng tiêu dùng.

+ Giai đoạn tăng giá

Giai đoạn tăng giá

Khi tích lũy đủ nhiều, đủ để đạt đến đỉnh điểm thì giá cổ phiếu bắt đầu tăng và dòng tiền ồ ạt chảy về thị trường chứng khoán. Đây chính là lúc giai đoạn tăng giá xảy ra, khối lượng giao dịch khi đó sẽ tăng đột biến.

Trong giai đoạn này, giá tăng bùng phát, càng nhiều người mua thì giá cổ phiếu càng tăng, xu hướng tăng trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên giai đoạn tăng giá không được bền, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, vẽ nên một hình parabol trước khi bước vào giai đoạn kế tiếp.

+ Giai đoạn phân phối

Giai đoạn phân phối

Giai đoạn phân phối là một giai đoạn quan trọng để có thể đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển của một cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung. Trong giai đoạn này, những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu trong giai đoạn tích luỹ và những nhà đầu tư mới bắt đầu bán cổ phiếu mà họ sở hữu với giá cao hơn, tạo nên sự phân phối.

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn phân phối đó là tăng khối lượng giao dịch nhưng giá cả thị trường không tăng. Có việc này xảy ra xuất phát từ tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư mới có khả năng hấp thụ được lượng cổ phiếu bán ra nhưng lực không đủ để đẩy giá cổ phiếu lên cao thì hậu quả xảy ra là cổ phiếu bị rơi vào tình trạng sụp đổ.

Để xác định giai đoạn này, bạn có thể dựa vào mô hình vai đầu vai, mô hình đỉnh đôi hoặc đường trung bình động (MA200).

+ Giai đoạn giảm giá

Giai đoạn giảm giá

Giai đoạn mà cổ phiếu đều xuống giá chung. Trong thời kỳ này, người mua trong giai đoạn phân phối bắt đầu bán cổ phiếu của họ ra thị trường, tuy nhiên, các tổ chức đã bán ra từ lâu, cầu thị trường không nhiều, không hấp thụ lượng bán ra nữa, dẫn đến tình trạng cung thừa mà cầu thiếu khiến giá cổ phiếu giảm rất nhanh với khối lượng lớn. 

Giai đoạn giảm giá kết thúc khi mức hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ, và khối lượng giao dịch tăng đột biến, gấp rất nhiều lần mức trung bình của các ngày trước đó. Ở thời điểm này, các hoạt động bán ròng hầu như không có, cổ phiếu có khả năng quay lại giai đoạn tích lũy thêm một lần nữa.

3. Nên đầu tư ở giai đoạn nào trong chu kỳ chứng khoán

Nên đầu tư ở giai đoạn nào trong chu kỳ chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, nếu phân theo chu kỳ chứng khoán thì sẽ có hai loại, cổ phiếu chu kỳ là những cổ phiếu di chuyển theo chu kỳ thị trường và cổ phiếu không theo chu kỳ hay cổ phiếu phòng thủ sẽ không bị tác động bởi chu kỳ chứng khoán.

+ Các cổ phiếu có tính chất chu kỳ sẽ thuộc những doanh nghiệp hoạt động trong ngành kim loại, dầu khí, xi măng, bất động sản, tư liệu sản xuất… Nếu đang trong chu kỳ tăng trưởng thì những cổ phiếu này sẽ tăng tốc và mang lại lợi nhuận vượt trội, ngược lại nếu giảm thì chúng cũng bị tác động nặng nề.

+ Các cổ phiếu không có chu kỳ hay cổ phiếu phòng thủ thuộc những ngành dịch vụ hàng thiết yếu, tiêu dùng không bền, dược, công nghệ… ít chịu tác động của chu kỳ chứng khoán. Những cổ phiếu này sẽ vượt trội hơn trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động tiêu cực, thường là trong giai đoạn suy giảm, nhưng lại kém phát triển hơn khi thị trường tăng trưởng và bùng nổ.

Như vậy, đầu tư ở giai đoạn nào của chu kỳ chứng khoán cũng được, quan trọng là bạn phải có chiến lược phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ chứng khoán.

+ Chẳng hạn, trong giai đoạn tích luỹ thì ta nên áp dụng “chiến lược mua và giữ”, chấp nhận biến động giá cổ phiếu ở mức nhỏ và tận dụng lợi ích từ tăng trưởng dài hạn, chờ bứt phá trong giai đoạn tăng giá.

+ Trong giai đoạn giảm giá, áp dụng “chiến lược đầu tư giá trị”, tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá thấp, mua vào và chờ giá trị thực tăng lên, đồng thời bảo vệ vốn bằng cách đầu tư vào tài sản và công cụ tài chính an toàn như cổ phiếu phòng thủ hay trái phiếu chính phủ.

+ Trong giai đoạn tăng trưởng, hãy áp dụng “chiến lược đầu tư tăng trưởng” đánh mạnh vào các cổ phiếu của doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng nhanh và vượt trội.

+ Trong giai đoạn phân phối, có thể áp dụng “chiến lược giao dịch ngắn hạn” mua và bán cổ phiếu hoặc công cụ tài chính trong khoảng thời gian ngắn, tận dụng biến động ngắn hạn của thị trường.

Cần lưu ý, không chiến lược đầu tư nào là toàn diện và hoàn hảo, tất cả đều có rủi ro. Quan trọng là bạn cần hiểu rõ mục tiêu đầu tư của mình là gì để xem xét và cân nhắc các quyết định đưa ra.

Tóm lại, chu kỳ chứng khoán như một phong vũ biểu của nền kinh tế, nó phản ánh nền kinh tế thực kỳ vọng gì trong thời gian sắp tới, sự biến đổi và phản ứng của thị trường, của nhà đầu tư. Việc hiểu và đánh giá đúng các giai đoạn trong chu kỳ chứng khoán có thể giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm rủi ro.

Bạn không thể đoán định được chu kỳ chứng khoán cụ thể diễn ra như thế nào nhưng bạn có thể dựa vào đó để đưa ra kế hoạch đầu tư phù hợp với mình. Chúc các bạn sớm đạt được những mục tiêu tài chính của mình!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon