Facebook Topi

09/01/2024

Kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một trong những thành quả quan trọng và tiến bộ nhất trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Nó là nhân tố thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cũng như tăng năng suất lao động.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, luôn có sự cạnh tranh, đó vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển. Kinh tế thị trường tạo ra lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong chủ thể doanh nghiệp, tạo động lực để người lao động tích cực làm việc và là nguồn cung việc làm.

Nhưng nó cũng khiến tăng khoảng cách giàu - nghèo, gây mất cân bằng cung - cầu, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Cùng TOPI tìm hiểu về khái niệm kinh tế thị trường ngay sau đây nhé!

I. Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người bán và người mua theo quy luật cung - cầu, để xác định số lượng hàng hóa & dịch vụ, cũng như giá cả sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường, chẳng hạn: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường tư bản nhà nước, kinh tế thị trường xã hội…

Kinh tế thị trường là gì

Khái niệm về kinh tế thị trường hiện nay

Tiền đề cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường chính là sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố cơ bản của thị trường (cung, cầu, giá…) sẽ tác động theo cách điều tiết nền kinh tế, đồng thời luân chuyển, phân bổ các nguồn lực và tài nguyên.

II. Đặc điểm của kinh tế thị trường

Các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động vô cùng đa dạng. Mỗi chủ thể đều độc lập với nhau và tự quyết định lấy hoạt động của mình. Sự đa dạng này là tất yếu, xây dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển.

Việc phân bổ các nguồn lực xã hội được quyết định bởi thị trường. Các thị trường bộ phận có thể kể như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản…

Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, giá của một mặt hàng được quyết định bởi nguồn cung - cầu trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, đó vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển. Chính sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm và nguồn cầu lớn dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, có sự phân tách giữa kinh tế và chính trị. Doanh nghiệp và người tiêu dùng có khả năng tham gia vào quá trình quyết định kinh tế mà không bị can thiệp quá mức từ chính phủ.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, gắn liền với thị trường quốc tế, giao thương với nhiều các quốc gia khác trên toàn thế giới.

đặc điểm của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng biệt đặc trưng

III. Ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường

1. Ưu điểm:

- Tạo ra lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu của chủ thể người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua thực phẩm, dịch vụ và các mặt hàng hóa khác nữa…

- Thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong chủ thể doanh nghiệp: Khi cầu > cung, giá cả và lợi nhuận sẽ tăng lên, người sản xuất sẽ đổi mới quy mô sản xuất, đồng thời các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn.

- Tự do kinh doanh và quyết định tự chủ: Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thường có sự tự do lớn để quyết định về sản phẩm, giá cả, và chiến lược kinh doanh của mình. Điều này tạo ra một môi trường linh hoạt và động lực cho sự sáng tạo. Và người tiêu dùng cũng thế, họ có quyền lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ yêu thích, làm ảnh hưởng đến thị trường thông qua quyết định mua sắm của họ.

- Tạo động lực để người lao động tích cực làm việc: Trong điều kiện doanh nghiệp không ngừng đổi mới và không ngừng tìm kiếm nhân lực tài năng  từ đó mức lương và chế độ đãi ngộ của người lao động cũng tăng lên, nhờ vậy, năng suất lao động cũng tăng, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho thị trường.

- Là nguồn cung việc làm, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp: Ngoài thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất thì nền kinh tế thị trường gián tiếp tạo ra nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động, tăng nguồn cung nhân công.

- Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế: Nền kinh tế thị trường khuyến khích sự tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn trên thị trường toàn cầu.

Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

Ưu điểm của nền kinh tế thị trường

2. Nhược điểm:

- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội;

- Nền kinh tế thị trường có thể tạo ra sự loại trừ xã hội, khi những người không có kỹ năng hoặc tài sản đầu tư khó có thể tham gia và hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế.

- Trong cạnh tranh, nhà sản xuất lớn mạnh sẽ dần thôn tính các nhà sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng nền kinh tế dần trở thành độc quyền chi phối;

- Nền kinh tế thị trường thường không chú trọng đến vấn đề môi trường. Việc chỉ theo đuổi lợi nhuận sẽ gây ra nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường và khai thác tài nguyên không bền vững;

- Một số người cho rằng nền kinh tế thị trường có thể làm mất đi sự tư nhân hóa xã hội và tạo ra một xã hội mà coi trọng giá trị tiền bạc;

- Gây mất cân bằng cung - cầu, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về kinh tế. Do cơ chế của nền kinh tế thị trường nên thị trường luôn biến động, không phải lúc nào giá cả và hàng hóa cũng cân đối với nhau, còn thêm dịch bệnh, thiên tai… và việc các công ty luôn muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để chạy theo lợi nhuận, vậy nên khủng hoảng thừa, thất nghiệp, lạm phát rất có thể xảy ra.

IV. Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường

Các chủ thể chính trong nền kinh thế thị trường có:

Nhà nước: Nhà nước có vai trò đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển, nhờ thực hiện các chức năng cơ bản như: quản lý, khắc phục các khuyết tật trên thị trường, xây dựng thể chế, cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy, quan tâm đến những yếu tố ngoại ứng, kiểm soát sự độc quyền và phân phối các hoạt động tư nhân, phân phối lại của cải trong xã hội, đảm bảo sự bình đẳng xã hội cũng như ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

Các chủ thể chính trong nền kinh tế thị trường

3 chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường

Người sản xuất: Người sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Họ là những đối tượng tạo ra nguồn cung cho thị trường. Người sản xuất có thể là doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã sản xuất…

Người tiêu dùng: Người tiêu dùng có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì họ chính là những người mua các hàng hóa sản xuất, là người tạo ra nhu cầu, là căn cứ cho sự phát triển sản xuất của nền kinh tế.

Ngân hàng và các tổ chức tài chính: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong cung cấp và quản lý tiền tệ, cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân, và ảnh hưởng đến lãi suất và chính sách tài chính.

Lực lượng lao động: Người lao động đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và cung cấp lao động cho doanh nghiệp. Thị trường lao động quyết định giá cả lao động và ảnh hưởng đến mức độ đào tạo và kỹ năng cần thiết.

Các chủ thể trung gian khác: Những chủ thể này có thể là cá nhân, tổ chức đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Các chủ thể trung gian khiến cho nền kinh tế thị trường trở nên linh hoạt hơn. Những chủ thể này có thể là các cá nhân, tổ chức kinh doanh, chủ thể quốc tế như các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức quốc tế, và thị trường xuất khẩu.

V. Những yếu tố chi phối kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường sẽ bị chi phối bởi một số yếu tố hay quy luật sau: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ và quy luật giá trị thặng dư. Cụ thể như sau:

1. Quy luật giá trị

Quy luật giá trị

Quy luật giá trị thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường

Theo quy luật giá trị, cụ thể là quy luật giá trị lao động của Karl Marx thì Giá trị của một hàng hóa được xác định bởi lượng lao động cần thiết để sản xuất nó. Marx cho rằng giá trị của một sản phẩm không phải là do chi phí nguyên vật liệu hay máy móc mà lao động là yếu tố quyết định.

Trong thị trường, các hàng hóa được trao đổi dựa trên giá trị lao động của chúng. Qua thời gian, một giá trị trung bình hình thành, và đây được gọi là "giá trị trao đổi" hoặc "giá trị thị trường."

Quy luật giá trị giúp giải thích sự biến động của giá cả thị trường, bao gồm cả những biến động không đồng đều giữa các hàng hoá.

2. Quy luật cạnh tranh

Quy luật cạnh tranh

Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Quy luật cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách các doanh nghiệp hoạt động và thị trường phát triển. Cạnh tranh thường tạo ra áp lực để cải thiện hiệu suất và năng suất. Doanh nghiệp cần tìm kiếm cách tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao để giành lợi thế trong thị trường cạnh tranh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng tốt để thu hút khách hàng. Điều này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua giảm giá cả và tăng chất lượng sản phẩm.

Cạnh tranh tạo ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, khiến cho họ có thể chọn lựa giữa các sản phẩm và dịch vụ khác nhau với giá cả và chất lượng khác nhau. Thúc đẩy sự đa dạng trong nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh thường đi kèm với ý thức về tự do kinh tế và quyền sở hữu tư nhân. Doanh nghiệp cần có sự tư nhân hóa để tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì sự tồn tại trong thị trường cạnh tranh.

3. Quy luật cung cầu

Quy luật cung cầu

Quy luật cung cầu ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế

Quy luật cung cầu có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thị trường thông qua việc định giá cả của hàng hoá, dịch vụ. Nếu cung ít hơn cầu, giá thường tăng lên do sự cạnh tranh giữa người tiêu dùng để có được hàng hóa hiếm và ngược lại. 

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu tạo ra sự điều chỉnh tự động. Nếu có sự thay đổi trong cung hoặc cầu, thì giá cả sẽ điều chỉnh để làm cho cung và cầu cân bằng. Giúp duy trì sự ổn định của thị trường.

Khi cầu gia tăng cũng có thể là dấu hiệu của sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, sự biến động trong cung cầu có thể tạo ra sự thay đổi trong sản xuất và khối lượng lao động.

Với các doanh nghiệp, họ cần phải dự đoán và phản ứng với biến động trong cung cầu để duy trì lợi nhuận. Nếu họ không thích ứng đúng đắn, họ có thể mất cơ hội hoặc phải đối mặt với rủi ro thất thoát. Nếu cung cầu dự kiến tăng lên trong tương lai, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào mở rộng sản xuất hoặc phát triển các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu dự kiến.

4. Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ

Ảnh hưởng của quy luật lưu thông tiền tệ

Mục tiêu chính của quy luật lưu thông tiền tệ là kiểm soát lạm phát. Sự gia tăng quá mức trong lưu thông tiền có thể dẫn đến lạm phát, và ngược lại, sự giảm bớt quá mức có thể dẫn đến giảm phát. Chính phủ và NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để luôn giữ lạm phát ở mức ổn định.

Quy luật lưu thông tiền tệ cũng liên quan đến quản lý nguồn cung tiền. Sự tăng giảm của nguồn cung tiền có thể ảnh hưởng đến lãi suất và giá cả, góp phần vào sự điều chỉnh của thị trường tài chính.

Quy luật lưu thông tiền tệ ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Quá trình lưu thông tiền tệ có tác động đến quyết định về lãi suất của NHTW và tỷ giá hối đoái. Từ đó, tác động đến khả năng tiêu dùng và đầu tư.

5. Quy luật giá trị thặng dư

Quy luật giá trị thặng dư

Tìm hiểu về quy luật tặng dư trong nền kinh tế

Quy luật giá trị thặng dư giúp chúng ta hiểu về sản xuất và phân phối giá trị trong nền kinh tế thị trường. Quy luật giá trị thặng dư đưa ra quan điểm rằng giá trị của một hàng hóa không chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc mà còn bao gồm giá trị lao động thặng dư, hay là giá trị tạo ra bởi lao động nhưng không được trả giá đầy đủ cho người lao động. Lợi nhuận của doanh nghiệp thường được coi là giá trị thặng dư này. 

Quy luật giá trị thặng dư cung cấp cái nhìn về mối quan hệ giữa người lao động và tư nhân hóa, sự phân cấp xã hội và bất bình đẳng trong xã hội, cũng như đưa ra quan điểm về sự biến động trong quy trình sản xuất và sức mạnh của lực lượng lao động. Sự tăng cường về sức mạnh và tổ chức của người lao động có thể dẫn đến những thay đổi trong cách giá trị thặng dư được phân phối.

Trong thực tế hiện nay, không một quốc gia nào có nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do, tự phát. Dù ít hay nhiều thì Chính phủ luôn phải can thiệp vào thị trường để ổn định cả về mặt kinh tế và xã hội. TOPI mong rằng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thị trường, chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI