Facebook Topi

15/01/2024

Bong bóng dotcom là gì? Bong bóng dotcom năm 1990 tại Mỹ

Bong bóng dotcom là một sự kiện mang lại nhiều bài học cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, vì vậy, dù là một sự kiện lịch sử đã cũ nhưng rất nhiều người tìm hiểu cho đến tận bây giờ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Bong bóng dotcom - từng là một sự kiện lịch sự rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ, ảnh hưởng rất nhiều đến toàn cầu. Bong bóng dotcom là từ dùng để chỉ giai đoạn bùng nổ và suy giảm nhanh chóng của thị trường chứng khoán liên quan đến các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ trong giai đoạn 1990 - 2000, gây ra tổn thất đến 1,750 tỷ đô cho nền kinh tế nước Mỹ.

I. Dotcom là gì?

Dotcom là gì?

Thông tin về Dotcom và những vấn đề liên quan

Thuật ngữ "Dotcom" thường được sử dụng để chỉ đến các công ty hoạt động trực tuyến, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ của Internet vào cuối thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000. "Dotcom" xuất phát từ việc các tên miền Internet thường kết thúc bằng ".com," chủ yếu được sử dụng cho các trang web thương mại điện tử và doanh nghiệp trực tuyến.

Cụ thể, thời kỳ Dotcom là giai đoạn từ cuối thập kỷ 1990 đến những năm đầu của thập kỷ 2000, khi hàng loạt các công ty Internet mới được thành lập và niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán. Những công ty này thường không có lợi nhuận ngay từ đầu, nhưng vẫn thu hút đầu tư lớn từ cổ đông do tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Thế nhưng, thị trường Dotcom đã chứng kiến một sự sụp đổ lớn vào năm 2000 khi phần đa những công ty này bắt đầu gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và không thể sinh lời. Sự kiện này dẫn đến việc bong bóng kinh tế Dotcom nổ, và nhiều cổ đông mất lớn khi giá cổ phiếu giảm đột ngột. Sự kiện này còn được biết đến với tên gọi "Dotcom Bubble Burst" (Bong bóng Dotcom nổ).

II. Bong bóng dotcom là gì?

Bong bóng Dotcom (Dotcom Bubble) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả giai đoạn bùng nổ và suy giảm nhanh chóng của thị trường chứng khoán liên quan đến các công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet và công nghệ vào cuối thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000.

Các công ty này thường không có lợi nhuận, nhưng vẫn thu hút đầu tư đáng kể từ cổ đông nhờ vào triển vọng tăng trưởng của Internet. Giá cổ phiếu của nhiều công ty Dotcom đã tăng vọt lên mức không tương xứng với giá trị thực tế của chúng. Cổ đông mua vào với hy vọng có thể bán chúng với giá cao hơn sau đó.

Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2000, thị trường chứng khoán bắt đầu giảm sút và nhiều công ty Dotcom không thể đáp ứng kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận. Giá cổ phiếu của họ lao dốc, rất nhiều công ty Dotcom phá sản. Sự kiện này dẫn đến sự suy giảm lớn trên thị trường chứng khoán và được gọi là nổ bong bóng

Dotcom, gây mất mát lớn cho cổ đông và nhà đầu tư, và thị trường Dotcom dần dần nguội lạnh.

Tìm hiểu thêm:  Suy thoái kinh tế là gì? Nhưng dấu hiệu chu kỳ suy thoái kinh tế sắp đến

III. Chi tiết về bong bóng dotcom năm 1990 tại Mỹ

Bối cảnh của sự kiện bong bóng dotcom:

Bối cảnh của sự kiện bong bóng dotcom

Chi tiết sự kiện bong bóng dotcom tại Mỹ

Bong bóng dotcom nổ là do sự thổi phồng ngành công nghiệp internet mới vào những năm 1990 - 2000 tại Mỹ.

Vào cuối những năm 1990, quyền truy cập vào internet trở nên phổ biến, máy tính trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Năm 1995, Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows 95, khi đó, các công ty dotcom khác muốn tăng cạnh tranh nên tăng cường chế tạo phần cứng máy tính khiến giá thành sản phẩm này giảm mạnh, tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận máy tính cá nhân.

Tiếp theo sau đó, trình duyệt Internet Netscape ra đời phiên bản thứ tư, mở ra một kỷ nguyên mới cho thương mại điện tử, khai thác sức mạnh của hệ thống thông tin quản lý. Nhờ đó, Netscape tiến hành thương vụ IPO vào tháng 08/1995, niêm yết giá cổ phiếu sau kết thúc phiên giao dịch đầu tiên ở mức 58.25 USD/cổ phiếu. Suốt năm 1995, mỗi công ty dotcom nay đều tăng gấp đôi giá trị, đây là ngòi nổ đầu tiên của bong bóng Dotcom. Do giá trị cổ phiếu tăng chóng mặt, giá trị Nasdaq nhiều lần đạt đỉnh lên đến 5000 điểm vào năm 2000.  Các công ty dotcom đã niêm yết trên sàn thu về lợi nhuận khổng lồ, giá cổ phiếu càng tăng thì càng hút các nhà đầu tư tham gia.

Bong bóng dotcom vỡ:

Những tháng trước khi bong bóng dotcom nổ, có nhiều dấu hiệu cảnh báo cáo công ty dotcom không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng. Đầu năm 2000, chỉ số thiết bị doanh nghiệp tại Mỹ tăng 74%, chi phí xây dựng tăng 35% , trong khi hàng hoá tiêu thụ chỉ ở mức 18&, lúc này FED nhận ra rằng, nền kinh tế

Mỹ đang tăng trưởng quá đà, nên đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất ngân hàng để ghìm lại đà tăng trưởng này. Chính lúc này, các công ty dotcom không thể trả đủ lãi vay ngân hàng, dẫn tới nguy cơ phá sản.

Bong bóng dotcom vỡ

Bòng bóng vỡ và những hậu quả kéo theo

10/03/2000, chỉ số Nasdaq đạt ngưỡng 5048.62 điểm, cao gấp 200 lần chỉ số P/E thực tế, đến khi thương vụ M&A của hai gã dotcom khổng lồ AOL và Time Warner xảy ra thì bong bóng dotcom đạt đến cực thịnh. Sau này người ta coi thương vụ M&A trên là thương vụ tệ nhất trong lịch sự. Sau đó hai ngày, là ngày

13/03/2000, Chính phủ Nhật Bản thông báo, nền tài chính của họ rơi vào khủng hoảng, đây là lúc nền tài chính toàn cầu bắt đầu suy sụp.

Vụ kiện chống độc quyền của Microsoft tại Mỹ có kết quả bất lợi nên họ phải trả một số tiền bồi thường lớn, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty này và cả chỉ số Nasdaq. 

Một tổ chức tài chính lớn tại Mỹ đã vạch trần các công ty dotcom đang lâm vào tình trạng vô cùng tồi tệ, lỗ mạnh và không có khả năng sinh lời trong thời gian sắp tới, khi những công ty dotcom nay hết vốn thì khả năng bong bóng dotcom sẽ vỡ tan.

Các đợt bán tháo cổ phiếu bắt đầu ồ ạt xảy ra, từ những công ty lớn đến các nhà đầu tư cá nhân, dẫn đến việc thị trường bị rung lắc mạnh. Mỗi nhà đầu tư đều cố gắng rút vốn từ các công ty dotcom vì họ thấy khả năng lỗ vốn là rất lớn. Giá cổ phiếu lao dốc nhanh chóng, cộng thêm lãi suất vay ngân hàng tăng cao, vốn hoá của các công ty dotcom giảm dần. Những cái tên như Netscape, Yahoo, Cisco mất đến 98% giá trị vốn hoá, vô số công ty dotcom khác không thể chịu được phải tuyên bố phá sản, những cái tên nổi bật trong đó là Pets.com, webvan, eToys.

Ước tính vào thời điểm đó, 1,750 tỷ đô đã biến mất khỏi thị trường Mỹ, đến năm 2002, chỉ số Nasdaq chỉ còn ở mức 1000, giảm 77% giá trị. Các công ty dotcom sụp đổ liên hoàn, từ những công ty được định giá hàng trăm tỷ đô chỉ còn là những công ty rác.

IV. Những tác động mạnh mẽ của bong bóng dotcom

Những tác động mạnh mẽ của bong bóng dotcom

Những tác động của bong bóng dotcom tới nên kinh tế Mỹ

Bong bóng dotcom xảy ra cùng với sự kiện khủng bố ngày 11/09 làm nước Mỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Khoảng 400,000 công việc IT biến mất, các công ty công nghệ liên tiếp tuyên bố phá sản, kể cả các công ty blue-chip cũng mất đến hơn 80% giá trị. Những công ty dotcom sót lại như Amazon, eBay, Priceline, chỉ số Nasdaq cũng phải mất đến hơn 15 năm mới có thể trở về trạng thái ổn định như cũ.

Sau vụ nổ Dotcom, sự tin tưởng trong các công ty công nghệ mới niêm yết công khai đã giảm. Nhà đầu tư trở nên cảnh báo hơn và chú ý hơn đến lợi nhuận và bền vững kinh doanh. Các nhà đầu tư và ngân hàng đã tăng cường quản lý rủi ro và đánh giá kỹ thuật trong quá trình cho vay và đầu tư vào các công ty công nghệ. Cộng đồng đầu tư chú ý hơn đến lợi nhuận thực và giá trị cơ bản của doanh nghiệp, thay vì chỉ dựa vào triển vọng tăng trưởng.

Vụ nổ bong bóng dotcom cũng đã đặt ra những thách thức mới cho cơ quan quản lý tài chính và doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi trong quy định và luật lệ về niêm yết công khai và quảng bá tài chính.

V. Những bài học về bong bóng dotcom mà nhà đầu tư cần lưu ý

Bài học trong đầu tư rút kinh nghiệm từ vụ nổ bong bóng dotcom mà nhà đầu tư cần ghi nhớ:

Nhà đầu tư cần ghi nhớ rằng không chỉ có triển vọng tăng trưởng mà còn cần chú ý đến lợi nhuận và giá trị cơ bản của doanh nghiệp. Việc đánh giá kỹ thuật cũng trở nên quan trọng hơn. Sự tập trung vào bền vững kinh doanh trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp phải có khả năng sinh lời và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian dài, không chỉ dựa vào kỳ vọng tăng trưởng ngắn hạn. Vì vậy, nhiều người đã hướng sự quan tâm của mình về các ngành và doanh nghiệp có cơ sở tài chính vững mạnh và có khả năng sinh lời.

Cần phải kiểm soát rủi ro, phải cảnh giác hơn đối với các công ty mới niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Nhà đầu tư nên đánh giá kỹ thuật và nền tảng kinh doanh một cách cẩn thận hơn.

Vụ nổ dotcom cũng nhắc nhở nhà đầu tư về việc quản lý kỳ vọng. Đôi khi, các kỳ vọng quá mức cao có thể dẫn đến động thái thị trường không cân đối. Đồng thời, bong bóng dotcom cũng đã thúc đẩy các nhà lập pháp thay đổi và cải thiện quy định và luật lệ liên quan đến niêm yết công khai và quảng bá tài chính để bảo vệ nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Những bài học về bong bóng dotcom mà nhà đầu tư cần lưu ý

Những lưu ý quan trọng sau vụ nổ bong bóng dotcom

Đối với doanh nghiệp: 

Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình kinh doanh có khả năng sinh lời trong thời gian dài, không chỉ dựa vào triển vọng tăng trưởng ngắn hạn. Cần đặc biệt chú trọng đến việc tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Các quy trình kinh doanh cần được tối ưu hóa để đảm bảo mức lợi nhuận và hiệu suất cao.

Doanh nghiệp nên xem xét các nguồn thu nhập phụ khác nhau để đảm bảo sự ổn định trong doanh thu. Chất lượng quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Đảm bảo có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và hiệu quả, có khả năng đối mặt với thách thức và thích ứng với biến động thị trường.

Sự theo dõi và đánh giá xu hướng công nghệ và thị trường là quan trọng để có thể thích nghi với thay đổi. Doanh nghiệp cần linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với những tiến triển mới. Đảm bảo rằng chi phí được kiểm soát một cách hợp lý và hiệu quả là quan trọng. Tối ưu hóa quy trình sản xuất và kiểm soát nguyên vật liệu có thể giúp giảm áp lực tài chính.

Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trong mắt khách hàng là chìa khóa để giữ chân khách hàng và thu hút mới. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ và tương tác tích cực với khách hàng đều quan trọng. Doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược tài chính cẩn thận, không chỉ tập trung vào việc thu hút đầu tư mà còn đảm bảo sự ổn định và bền vững tài chính. Khi mở rộng, doanh nghiệp cần thận trọng và đánh giá cẩn thận để đảm bảo rằng họ có thể quản lý sự mở rộng mà không ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính.

Tóm lại, vụ nổ bong bóng dotcom cũng để lại nhiều bài học cho cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư, để có thể phát triển theo một chiến lược bền vững, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và thích ứng tốt với biến động thị trường. Mong rằng, những thông tin mà TOPI cung cấp sẽ thật sự hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI