Facebook Topi

22/09/2022

Quỹ đầu tư phát triển là gì? Mục đích và cách vận hành của quỹ

Quỹ đầu tư phát triển có vai trò then chốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để mở rộng đầu tư và phát triển kinh doanh, cải tiến các trang thiết bị và điều kiện làm việc trong tổ chức, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và bổ sung nguồn vốn. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Quỹ đầu tư phát triển là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Mục đích thành lập quỹ của các tổ chức là để mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chuyên sâu. Nguồn vốn của quỹ được trích từ vốn chủ sở hữu hoặc bằng cách huy động vốn của doanh nghiệp.

Muốn tìm hiểu và ứng dụng đúng thông tin về quỹ thì bạn phải nắm được khái niệm cũng như mục đích, nguyên tắc hoạt động và cách hạch toán trong chế độ kế toán doanh nghiệp.

1. Quỹ đầu tư phát triển là gì?

Quỹ đầu tư phát triển là quỹ được hình thành từ việc trích lập lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Các tổ chức thành lập quỹ đầu tư phát triển với mục đích mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chuyên sâu, kiếm thêm lời.

Quỹ đầu tư phát triển là gì?

Quỹ đầu tư phát triển tại Việt Nam

Quỹ đầu tư phát triển được quy về nguồn vốn chủ sở hữu, thông thường, nguồn vốn được tính là nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quỹ này không hẳn là nợ bởi nó được hình thành từ chính tiền của doanh nghiệp, nhưng không được dùng để kinh doanh.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính thuộc địa phương, sử dụng để đầu tư tài chính và đầu tư cho phát triển. Quỹ có vốn điều lệ cũng như tư cách pháp nhân và thực hiện cân đối kế toán như một doanh nghiệp bình thường.

2. Chức năng của quỹ đầu tư phát triển

Tương tự với quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển không chỉ tác động đến hoạt động nội bộ mà còn thúc đẩy kinh doanh và mở rộng thị trường. Ví dụ, đem tiền trong quỹ đầu tư cho khoa học công nghệ thì nhân lực của tổ chức sẽ phát huy tốt hơn, sản xuất cải tiến, sản phẩm cũng chất lượng hơn.

Thành lập quỹ đầu tư phát triển cũng giúp doanh nghiệp hướng tới sự tiến bộ, nếu thiếu đi những nền tảng tiên tiến thì hẳn quá trình sản xuất cũng sẽ thụt lùi, khó có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Quỹ cũng giúp nguồn vốn duy trì được đảm bảo. Tức là khi chưa cần dùng đến, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục trích đóng góp, đến khi cần thì luôn có sẵn. Nó là bước chuẩn bị quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạch định chiến lược mới.

Chức năng của quỹ đầu tư phát triển

Vai trò của quỹ đầu tư phát triển đối với thị trường tài chính chung

3. Mục đích của quỹ đầu tư phát triển

Thông thường, quỹ đầu tư phát triển sẽ được sử dụng cho các mục đích:

- Mở rộng đầu tư và phát triển kinh doanh;

- Đổi mới hoặc thay thế hoàn toàn các máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hay áp dụng các tiến bộ công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý tổ chức;

- Cải tiến các trang thiết bị và điều kiện làm việc trong tổ chức;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kĩ thuật của cán bộ công nhân viên;

- Dùng quỹ này để bổ sung nguồn vốn;

- Trích ra để thành lập quỹ đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung cho Tổng công ty (nếu là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ được xét duyệt và quyết định của Hội đồng quản trị;

- Sử dụng cho những mục tiêu được quy định trong quy chế tài chính của tổ chức.

Mục đích của quỹ đầu tư phát triển

Mục đích thành lập các quỹ đầu tư phát triển

4. Những nguồn vốn hoạt động của quỹ

Đối với doanh nghiệp thì nguồn vốn hoạt động của quỹ là từ:

- Từ vốn chủ sở hữu:

Đây là nguồn vốn chủ yếu hình thành nên quỹ. Ngoài việc thu lợi nhuận từ việc kinh doanh thì việc mở rộng thị trường cũng là một điều quan trọng trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Để hoạt động được lâu dài thì tập trung vào lợi nhuận là không đủ. Nguồn vốn đầu tư phát triển càng tăng trưởng khỏe mạnh thì việc đầu tư của doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi.

- Từ vốn huy động:

Ban đầu mới thành lập thì chắc chắn quỹ đầu tư phát triển sẽ không lớn, bởi vậy, doanh nghiệp sẽ đi vay thêm, nhận vốn góp của từ các nhà đầu tư hoặc ủy thác đầu tư để tăng nguồn tiền… Đây chính là các cách huy động vốn.

Đối với quỹ đầu tư phát triển địa phương thì Nhà nước sẽ trực tiếp cấp nguồn vốn để hình thành quỹ này.

Những nguồn vốn hoạt động của quỹ

Nguồn vốn huy động để hình thành quỹ đầu tư phát triển tài chính

5. Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư phát triển

Việc trích lập và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải tuân theo chính sách tài chính hiện hành đối với mỗi loại hình doanh nghiệp hoặc quyết định của chủ sở hữu. 

Không sử dụng quỹ vì mục tiêu lợi nhuận, phải bảo toàn và phát triển vốn độc lập với ngân sách nhà nước. Quỹ cũng không được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay một số trách nhiệm khác của doanh nghiệp.

Trong hoạt động cho vay, nhất quyết phải tuân thủ đúng pháp luật, cho vay đúng đối tượng đã qua thẩm định, có khả năng trả được nợ vay. Thời hạn cho vay phụ thuộc vào kết quả thẩm định cơ sở của dự án, khả năng thu hồi vốn cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa là 15 năm. 

Khi doanh nghiệp không tiếp tục trích tiền vào quỹ dự phòng tài chính, thì số dư còn lại của quỹ này sẽ được chủ sở hữu kết chuyển vào quỹ đầu tư phát triển.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được đầu tư, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp mà người quản lý, người đại diện doanh nghiệp đó là người thân trong gia đình của người quản lý quỹ. Cũng không được phép góp vốn cùng công ty con để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc ký kết hợp đồng dưới mọi hình thức đầu tư.

Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư phát triển

Nguyên tắc quan trọng hình thành nên quỹ

6. Phương pháp hạch toán quỹ

Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 đã hướng dẫn cách thức để hạch toán quỹ đầu tư phát triển. Cũng theo quy định tài khoản để hạch toán là TL 414 trong chế độ kế toán doanh nghiệp.

Nợ 414: Chi tiêu, sử dụng quỹ;

Có 414: Thu, số tiền trong quỹ tăng từ việc trích lập hoặc kết chuyển;

Số dư có 414: Số tiền hiện có của quỹ.

Theo đó, trong kỳ khi tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế, ta có bút toán:

Nợ 421 - Có 414 (TK 421 là TK hạch toán lợi nhuận sau thuế chưa phân phối).

Cuối năm khi xác định được số tiền quỹ đầu tư phát triển được trích, ta sẽ bổ sung số trích thêm: Nợ 421 - Có 414.

Trong trường hợp CTCP phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn tiền của quỹ thì ta ghi bút toán:

Nợ 414

Có 4111 (TK hạch toán vốn góp chủ sở hữu theo mệnh giá)

Và Có 4112 (TK hạch toán thặng dư vốn cổ phần)

Số dư của quỹ dự phòng tài chính hiện có tại tổ chức được kết chuyển sang quỹ đầu tư phát triển, ta ghi bút toán:

Nợ 415 (TK hạch toán quỹ dự phòng tài chính)

Có 414

Nếu quỹ đầu tư phát triển dùng để bổ sung vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ kết chuyển vào vốn chủ sở hữu, ta ghi: Nợ 414 - Có 4111.

Như vậy, quỹ đầu tư phát triển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức doanh nghiệp. Để có thế hoạt động được lâu dài thì nhất thiết quỹ đầu tư phát triển phải được duy trì và phát triển khỏe mạnh. Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về các quỹ đầu tư phát triển cũng như lựa chọn cho mình danh mục đầu tư hợp lý.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI