Để đầu tư chứng chỉ quỹ sinh lời hiệu quả, hạn chế rủi ro các nhà đầu tư mới cần cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản khi ra quyết định đầu tư. Hôm nay, hãy cùng TOPI tìm hiểu những bí quyết giúp nhà đầu tư có cho mình danh mục chứng chỉ quỹ phù hợp nhất nhé!
1. Lựa chọn kỹ chứng chỉ quỹ trước khi đầu tư
Rõ ràng đây là yếu tố đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kỹ càng. Nhà đầu tư phải trả lời được những câu hỏi chẳng hạn như: muốn nhắm tới mức lợi nhuận là bao nhiêu, mức độ rủi ro có thể chịu đựng là chừng nào, muốn tập trung vào sản phẩm nào, danh mục đầu tư nào… Sau đó, chọn một chứng chỉ quỹ phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích của mình.
Lựa chọn những chứng chỉ quỹ uy tín trên thị trường sẽ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư
Để tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, nhà đầu tư nên dành thời gian tìm hiểu thông tin liên quan đến chứng chỉ quỹ mà mình đang nhắm đến, nếu NAV/CCQ cao thì quỹ đang có lợi nhuận tốt, giá trị đang tăng rất nhiều, xem xét cả hiệu quả đầu tư trong quá khứ để có cái nhìn tổng quan về sự tăng trưởng của quỹ.
>> Xem thêm: 5 Chứng chỉ quỹ đáng mua nhất
2. Lựa chọn những chứng chỉ quỹ phù hợp với khẩu vị đầu tư của mình
Mỗi nhà đầu tư có một khẩu vị rủi ro khác nhau, từ thấp, ổn định - trung bình, cho đến cao. Nên không ai có thể chọn chứng chỉ quỹ phù hợp với bạn ngoài chính bạn.
Chẳng hạn, nếu bạn thuộc tuýp người thích mạo hiểm thì nên chọn CCQ cổ phiếu, khả năng lợi nhuận sẽ cao hơn. Nếu thuộc tuýp người thích lời, nhưng lời ít thôi thì chọn chứng chỉ quỹ cân bằng, còn kiểu sợ rủi ro thì nên chọn chứng chỉ quỹ trái phiếu, lợi nhuận thấp nhưng an toàn.
Nếu muốn hưởng lợi nhuận theo thị trường chứng khoán thì nên đầu tư quỹ hoán đổi danh mục dựa trên chỉ số tham chiếu VN30, VNX50…
Nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua nhiều chứng chỉ quỹ khác nhau nếu sở hữu nguồn tài chính dồi dào. Đa dạng danh mục đầu tư sẽ giúp bạn phân tán được các rủi ro có khả năng xảy đến.
Về cơ bản chứng chỉ quỹ không thích hợp với nhà đầu tư “lướt sóng”, CCQ cần có thời gian để tối ưu hóa nguồn vốn của nó. Nếu không thì chỉ tốn thêm tiền phí quản lý cho công ty quỹ mà thôi.
Mỗi chứng chỉ quỹ sẽ có những khẩu vị rủi ro khác nhau
3. Quản lý vốn khi đầu tư
Chi phí cũng là yếu tố khá quan trọng trong quản lý vốn đầu tư. Một số chi phí khi tham gia giao dịch chứng chỉ quỹ mà bạn nên biết đó là:
Phí quản lý quỹ thường sẽ dao động trong khoảng 1 - 2%/NAV/năm. Phí bán dao động từ 1% - 2%/năm. Phí giám sát khoảng 0.035%/NAV/năm (không chịu thuế VAT); phí lưu ký khoảng 0.06/NAV/năm, phí dịch vụ quản trị quỹ khoảng 0.02%/NAV/năm, tổng phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng khoảng 0.03%/NAV/năm… các phí khác sẽ tùy thuộc vào từng công ty quản lý quỹ đưa ra.
Một nguồn vốn đầu tư lý tưởng là luôn có lợi nhuận bồi đắp và chi phí hoạt động thấp. Trên thực tế, số vốn đầu tư chứng chỉ quỹ thường là không nhiều, chỉ từ 100,000 VND cho đến vài triệu, nhưng quy luật của nền kinh tế luôn là rủi ro cao thì lợi nhuận mới lớn. Tiền vốn càng cao thì khả năng tiền lời sẽ càng nhiều. Bởi vậy, nhà đầu tư luôn phải có kế hoạch dành tiền cho mình định kỳ hàng ngày, hàng tuần cho đến dài hạn hơn là hàng quý, hàng năm.
Kiểm soát tốt khoản vốn đầu tư giúp nhà đầu tư cân đối danh mục đầu tư một cách hiệu quả
4. Thường xuyên đánh giá tình trạng chứng chỉ quỹ mình nắm giữ
Theo định kỳ, công ty quỹ sẽ công bố tình trạng chứng chỉ quỹ như giá trị tài sản ròng, phần trăm tăng trưởng, tỷ lệ phân phối lợi nhuận, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ quay vòng danh mục, tỷ lệ chi phí hoạt động, các danh mục đang nắm giữ, lợi nhuận tham chiếu … cùng các báo cáo tài chính theo tháng, theo quý, theo năm, bản cáo bạch và điều lệ. Nhà đầu tư dễ dàng theo dõi và tìm đọc ngay trên ứng dụng của công ty quỹ.
Việc thường xuyên đánh giá tình trạng chứng chỉ quỹ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết về hiệu quả số tiền mình đang bỏ ra để đầu tư. Đồng thời có thể xác định được thời điểm cắt lời và chốt rõ rõ ràng, kịp thời luân chuyển dòng tiền của bản thân.
Đánh giá danh mục đầu tư thương xuyên để có những điều chỉnh phù hợp
5. Đầu tư chứng chỉ quỹ ở nơi uy tín
Những nơi kinh doanh chứng chỉ quỹ uy tín phải có đủ những yếu tố như:
Sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành lão làng, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường tài chính cả trong nước và ngoài nước;
Danh mục đầu tư của họ đa dạng, đủ để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra và tăng cường lợi nhuận một cách tối ưu nhất;
Các cổ phiếu họ đang đầu tư phải là các cổ phiếu có khả năng tăng trưởng tốt, đã nhìn thấy được hiệu quả đầu tư trong quá khứ;
Phí dịch vụ của họ rõ ràng và không vượt quá mức giá trung bình của thị trường;
Chiến lược đầu tư của họ linh hoạt, tùy cơ ứng biến theo tình hình thực tế, chứ không máy móc áp dụng các lý thuyết suông;
Có năng lực kiểm soát nguồn vốn hợp lý, công ty am hiểu pháp luật, không bị vướng mắc với các cơ quan có thẩm quyền;
Giao dịch trên ứng dụng hoặc website của họ rất mượt mà, không phức tạp.
Và còn nhiều những tiêu chí khác mà bạn cần phải tìm hiểu thêm.
6. Theo dõi biến động thị trường thường xuyên
Chỉ số VNIndex là một số liệu hữu ích để đánh giá được sức khỏe của thị trường tài chính. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể ra quyết định mua/bán chứng chỉ quỹ sao cho thật hợp lý. Trong ngắn hạn, biến động của thị trường khá mạnh mẽ, tăng giảm không ổn định nhưng trong dài hạn thì xu hướng chung sẽ là đi lên, vì nền kinh tế theo hướng phát triển hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc giữ chứng chỉ quỹ đủ lâu để có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Mặc dù bạn ủy quyền cho công ty quỹ đầu tư nhưng bạn cũng nên dần dần học cách quan tâm đến các vấn đề tài chính, kinh tế để trau dồi kiến thức và nâng cao giá trị cho bản thân. Việc hiểu biết này cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thông tin của các công ty quỹ, các tính phí, tính lợi nhuận, tỷ lệ quay vòng vốn… để bạn xem xét khả năng hoạt động của quỹ, cũng như thời điểm nào thì nên giao dịch.
Tìm hiểu nhanh: Đầu tư chứng chỉ quỹ nào tốt? 5 tiêu chí lựa chọn chứng chỉ quỹ sinh lời tốt
7. Tận dụng cơ hội giá thấp
Nhiều người nhận định rằng thị trường đi xuống không phải thời gian lý tưởng để đầu tư, cơ bản thì điều này đúng, nhưng còn tùy. Đôi khi, thị trường đi xuống khiến giá NAV/CCQ giảm, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có thể mua được CCQ với giá tốt. Đầu tư chứng chỉ quỹ phải theo chiến lược dài hạn, bạn phải kiên nhẫn chờ đợi, thời gian đủ lâu thì CCQ sẽ sinh lời càng ổn định.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chứng chỉ quỹ được tung ra với mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận nhận về cũng không giống nhau. Tuy vậy, không phải quỹ đầu tư nào cũng đang hoạt động hiệu quả, cho nên, nhà đầu tư cần theo dõi thường xuyên biến động của quỹ, phân tích thị trường để cho ra các quyết định giao dịch mua/bán thật sáng suốt.
Hiện tại, trên ứng dụng của TOPI cũng đang có rất nhiều chứng chỉ quỹ uy tín từ các quỹ đầu tư lớn. Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ trực tiếp trên ứng dụng TOPI ngay hôm nay bạn nhé!