Facebook Topi

10/01/2023

Chứng chỉ quỹ là gì? Lợi ích và cách đầu tư chứng chỉ quỹ an toàn, thông minh

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác định quyền sở hữu vốn trong quỹ đại chúng của các nhà đầu tư. Tìm hiểu 5 chứng chỉ quỹ tốt nhất Việt Nam 2022 cho nhà đầu tư.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư Việt Nam. Đầu tư vào chứng chỉ quỹ an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu nhưng bạn không thể can thiệp vào việc đầu tư của quỹ. Vì vậy cần tìm đơn vị quản lý quỹ uy tín, chuyên nghiệp để đầu tư.

1. Chứng chỉ quỹ là gì?

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp vào quỹ đại chúng của nhà đầu tư. Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán.

Chứng chỉ quỹ xác nhận nhà đầu tư đã góp vốn vào quỹ đại chúng. Quỹ đầu tư được tổ chức dưới hai dạng là quỹ mở và quỹ đóng. Khoản 39 và 40 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định.

Chứng chỉ quỹ là gì?

Chứng chỉ quỹ ngày càng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn cho danh mục đầu tư của mình

- Quỹ mở là loại quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của các nhà đầu tư. Quỹ mở không bị hạn chế bởi thời gian hoạt động và được phép phát hành liên tục các cổ phần mới nhằm tăng vốn, đồng thời sẵn sàng mua lại các chứng chỉ quỹ đã được phát hành từ nhà đầu tư theo định kỳ (do Điều lệ của quỹ quy định) căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV).

Hiện nay trên thị trường gồm có 3 loại chứng chỉ quỹ mở: Chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu (chỉ đầu tư vào cổ phiếu), chứng chỉ quỹ mở cân bằng (đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu), chứng chỉ quỹ mở trái phiếu (chỉ đầu tư vào trái phiếu).

- Quỹ đóng là loại quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Hiểu một cách đơn giản thì quỹ đóng chỉ được phát hành duy nhất một lần và quỹ đóng sẽ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư trên thị trường có nhu cầu bán lại. Thay vào đó, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Chứng chỉ quỹ đóng

Loại chứng chỉ quỹ dóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Những nhà đầu tư không mua được chứng chỉ quỹ ở lần phát hành tập trung hoặc muốn rút lại vốn sẽ giao dịch tại thị trường chứng khoán thứ cấp. Về tính thanh khoản hay tính linh hoạt, chứng chỉ quỹ mở đều chiếm ưu thế hơn so với quỹ đóng.

2. Phân biệt chứng chỉ quỹ với cổ phiếu và trái phiếu

Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu, trái phiếu, cùng được phát hành bởi một công ty, xác nhận quyền sở hữu và hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp, một số loại chứng chỉ quỹ có thể chuyển nhượng, mua bán lại.

Điểm khác biệt là chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên sàn chứng khoán và nhà đầu tư khi mua chứng chỉ quỹ thì mọi quyền đầu tư đều do công ty quản lý quỹ quyết định, nhà đầu tư không được can thiệp. 

Khi đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu, nhà đầu tư phải dựa vào sự đánh giá của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ, việc lựa chọn danh mục sẽ do các chuyên gia của quỹ thực hiện. 

Phân biệt chứng chỉ quỹ với cổ phiếu và trái phiếu

Chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán sẽ có những điểm khác nhau cơ bản

3. Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Để biết có nên mua chứng chỉ quỹ hay không, nhà đầu tư cần xem xét các ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư này:

Ưu điểm vượt trội của chứng chỉ quỹ mở so với các loại hình đầu tư khác là tính thanh khoản cao. Khi muốn rút tiền khẩn cấp, nhà đầu tư bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty phát hành.

Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ mở được điều hành bởi 1 đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Vì vậy, họ luôn linh hoạt điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường. Nếu nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi và ứng biến với những thay đổi của thị trường hoặc chưa thật sự am hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam thì nên chọn mua chứng chỉ quỹ để đảm bảo an toàn và sinh lời ổn định, rủi ro thấp.

Tính minh bạch của quỹ mở cũng là ưu điểm được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Quỹ mở được Ủy ban Chứng khoán và các cơ quan chức năng (ngân hàng Nhà nước, công ty kiểm toán…) quản lý và giám sát chặt chẽ, đánh giá hoạt động của quỹ theo định kỳ hàng năm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Lợi ích khi đầu tư chứng chỉ quỹ

Hạn chế của đầu tư chứng chỉ quỹ là nhà đầu tư không thể can thiệp vào hoạt động đầu tư của quỹ và mức lợi nhuận được hưởng khó có thể cao và đột phá như nhiều hình thức đầu tư khác (cổ phiếu, bất động sản…).

Tóm lại, nếu bạn ít có thời gian, ít kinh nghiệm thị trường và có khẩu vị rủi ro thấp có thể chọn mua chứng chỉ quỹ để đầu tư và phát triển tài sản của mình.

4. Cách tính lợi nhuận khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ

Công thức tính lợi nhuận đầu tư vào quỹ mở theo năm

Lợi nhuận = (Giá cuối/Giá đầu – 1) x 100 

Trong đó:

Giá cuối: Là giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ (đơn vị: NAV/CCQ)

Giá đầu: Là giá trị đầu kỳ của chứng chỉ quỹ (đơn vị: NAV/CCQ)

NAV/CCQ: Giá chứng chỉ quỹ.

Ví dụ: Giá mua chứng chỉ quỹ đầu kỳ là 20.000 VNĐ, giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ là 27.115 VNĐ. Theo công thức trên thì lợi nhuận thu về là khoảng 35%.

5. Danh sách 5 chứng chỉ quỹ nên đầu tư nhất tại Việt Nam

Lựa chọn chứng chỉ quỹ uy tín là bước quan trọng để đầu tư có hiệu quả. Sau đây là TOP 5 chứng chỉ quỹ uy tín nhất Việt Nam 2022, nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia.

5.1 Chứng chỉ quỹ Techcombank

Chứng chỉ quỹ Techcombank là một quỹ đầu tư trái phiếu TCMF. Khi mua chứng chỉ quỹ Techcombank, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội song hành cùng Techcombank Group để đầu tư trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu tốt đem về nguồn thu nhập lâu dài và ổn định.

Chứng chỉ quỹ Techcombank

Chứng chỉ quỹ của Techcombank luôn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ Techcombank, bạn không cần vốn lớn mà vẫn có lợi nhuận ổn định, thanh khoản linh hoạt, an toàn và minh bạch.

5.2 Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF)

VNDAF là chứng chỉ quỹ mở thuộc nhóm cổ phiếu VN30 (nhóm công ty có vốn hóa lớn, thanh khoản cao trên thị trường). Với các chuyên gia tài chính chuyên nghiệp, nổi tiếng và có kinh nghiệm lâu năm, VNDAF có thể giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và phân bổ tỷ trọng đầu tư chứng khoán theo cổ phiếu, cơ hội tăng trưởng vượt trội.

Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF)

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ Vndirect

Chứng chỉ quỹ VNDAF phù hợp để đầu tư dài hạn, chỉ cần bắt đầu với số tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng nhưng tỷ lệ lợi nhuận sẽ tăng từ 12-18%.

5.3 Chứng chỉ quỹ ETF

Quỹ hoán đổi danh mục – ETF là quỹ đầu tư mô phỏng tỷ suất sinh lợi nhuận của trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa, loại tài sản. Quỹ ETF được thiết kế cho một số lượng nhà đầu tư cùng tham gia góp vốn. Khi đầu tư vào quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu ETF được gọi là chứng chỉ quỹ ETF. 

Chứng chỉ quỹ ETF

Quỹ ETF vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu

Chứng chỉ quỹ ETF được coi là một cổ phiếu thông thường khi niêm yết và được phép giao dịch trên sàn chứng khoán.

5.4 Chứng chỉ quỹ SSI

Chứng chỉ quỹ SSI (Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI-SCA) là quỹ công chúng dạng mở, thuộc Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM). Giá trị đăng ký mua tối thiểu là 2.000.000 VNĐ và không giới hạn thời gian hoạt động.

Chứng chỉ quỹ SSI  đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững và thu nhập cố định, tạo giá trị tài sản ròng dài hạn và thu nhập ổn định cho nhà đầu tư.

5.5 Chứng chỉ quỹ VFM

Quỹ đầu tư VFM (VF1) là quỹ đầu tư chứng khoán thuộc công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Chứng chỉ quỹ VFM huy động nguồn vốn cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước. Quy mô số vốn ban đầu là 300 tỷ vào tháng 4/2004. 10 năm sau, VF1 chuyển đổi thành công từ quỹ đóng sang quỹ mở, tạo ra xu hướng đầu tư của các quỹ đem lại lợi ích tối đa cho nhà đầu tư.

Quỹ VFM có mục tiêu xây dựng danh mục đầu tư cân đối và đa dạng với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong việc đầu tư. Ngoài ra, quỹ định hướng gia tăng giá trị của các công ty và giá trị các khoản đầu tư của quỹ đầu tư VF1.

Ngoài 5 loại chứng chỉ quỹ trên, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc đầu tư vào chứng chỉ quỹ vinacapital hoặc TCBF bởi đây cũng là những quỹ uy tín trong nhiều năm liên tiếp.

6. Cách mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam

Để mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với công ty quản lý quỹ hoặc mua qua đại lý phân phối. 

Cách mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam

Cơ chế mua chứng chỉ quỹ tại thị trường Việt Nam

Thay vì phải mua bán chứng chỉ quỹ thông qua các đại lý phân phối rồi phải theo dõi chúng trên các trang web khác nhau của công ty phát hành, TOPI đã tích hợp chúng vào cùng một giao diện giúp cho việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: https://topi.vn/chung-chi-quy

Để xem thông tin về đơn vị Quản lý quỹ và các mã chứng chỉ quỹ, các bạn chỉ cần truy cập website hoặc app của chúng tôi và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ấn vào sản phẩm CCQ

Bước 2: Ấn vào “Danh sách sản phẩm”

Bước 3: Chon CCQ muốn xem thông tin

Bước 4: Ấn vào “Giới thiệu” và xem chi tiết các thông tin CCQ

xem thông tin về đơn vị Quản lý quỹ

Tại TOPI bạn đã có thể mua chứng chỉ quỹ với số vốn nhỏ

thông tin CCQ

Xem thông tin về chứng chỉ quỹ ngay trên ứng dụng TOPI

Các bước mua chứng chỉ quỹ qua app TOPI:

Bước 1: Chọn chứng chỉ quỹ mà bạn muốn đầu tư

Bước 2: Mua chứng chỉ quỹ

Bước 3: Đặt lệnh

Bước 4: Chuyển tiền

7. Những lưu ý quan trọng khi mua chứng chỉ quỹ

Để đánh giá mức độ an toàn và uy tín của chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần cân nhắc các tiêu chí sau:

7.1 Chọn công ty quản lý quỹ uy tín

Tùy theo chính sách đầu tư, kinh doanh của công ty quản lý quỹ mà chứng chỉ quỹ sẽ có ưu nhược điểm riêng. Nhà đầu tư cần nghiên cứu, tìm hiểu về công ty quản lý quỹ như: Điều lệ, mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm đầu tư, ngân hàng giám sát, yếu tố lợi nhuận trong quá khứ, chiến lược đầu tư của quỹ…

Chọn công ty quản lý quỹ uy tín

Lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín để đầu tư

Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao có thể lựa chọn các quỹ có chiến lược tập trung vào hoạt động mua bán, ngược lại, nếu muốn giảm thiểu rủi ro và có lợi nhuận đều đặn, hãy tìm tới các quỹ trái phiếu theo dài hạn.

7.2 Giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư, cũng là cơ sở để quyết định đầu tư (mua/bán) chứng chỉ quỹ hiệu quả hoặc không.

7.3 Biết chấp nhận rủi ro

Mặc dù được đánh giá là hoạt động đầu tư ít rủi ro nhưng đầu tư vào chứng chỉ quỹ vẫn có một mức độ rủi ro nhất định bởi công ty quản lý quỹ vẫn có khả năng đầu tư thất bại.

Biết chấp nhận rủi ro
Quản trị được rủi ro khi đầu tư

7.4 Lựa chọn đúng loại quỹ đầu tư

Nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn quỹ mở hay quỹ đóng, quỹ cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ cân bằng. Việc lựa chọn quỹ nào phụ thuộc vào số vốn nhà đầu tư bỏ ra, khẩu vị của nhà đầu tư ưa mạo hiểm hay an toàn.

7.5 Nên đầu tư chứng chỉ quỹ trung và dài hạn

Chuyên gia tài chính thường khuyên các nhà đầu tư nên mua chứng chỉ quỹ trung và dài hạn mới có được lợi nhuận đáng kể vì việc bỏ tiền vào các công ty quản lý quỹ cũng mất chi phí quản lý, thời gian đầu tư càng ngắn thì chi phí càng cao.

8. Mua chứng chỉ quỹ đơn giản, nhanh chóng, an toàn tại TOPI

Để xác định được chứng chỉ quỹ nào phù hợp với bản thân, bạn cần xác định được tình hình tài chính cũng như hồ sơ rủi ro của bản thân cũng như đánh giá các yếu tố của quỹ để quyết định xem bản thân nên lựa chọn chứng chỉ quỹ nào. 

- Hồ sơ rủi ro/khẩu vị rủi ro

Về hồ sơ rủi ro, TOPI có thể giúp bạn xác định thông qua một khảo sát ngắn. hiện tại trên TOPI có 6 loại hồ sơ rủi ro gồm có: 

  • Rất an toàn
  • Thận trọng
  • Thận trọng vừa phải
  • Cân bằng 
  • Tăng trưởng
  • Tăng trưởng mạnh

Sau khi xác định được hồ sơ rủi ro của bản thân, bạn cần chấm điểm xếp hạng chứng chỉ quỹ. Những tiêu chí chấm điểm gồm có:

- Những yếu tố định tính

Thời gian hoạt động của quỹ đầu tư (thể hiện số năm kinh nghiệm trên thị trường, hiệu quả đầu tư trong dài hạn, uy tín quỹ đầu tư)

Tổng tài sản quản lý (thể hiện uy tín của đơn vị phát hành, chiến lược và các cơ hội đầu tư)

Chất lượng danh mục đầu tư (thể hiện kinh nghiệm và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, độ minh bạch trong công bố thông tin danh mục)

Tần suất giao dịch (thể hiện mức độ thanh khoản, độ biến động giữa các phiên giao dịch)

- Những yếu tố định lượng

Hiệu suất sinh lời từ khi thành lập, trong trung hạn (3 năm) và trong ngắn hạn (1 năm)

Biểu phí (đánh giá về phí mua, bán cũng như phí quản lý của quỹ)

So sánh với lãi suất tiền gửi tiết kiệm (đánh giá hiệu quả của việc đầu tư chứng chỉ quỹ so với lãi suất tiết kiệm). Độ biến động bình quân năm so với tham chiếu beta của cả danh mục đầu tư trong chứng chỉ quỹ (đánh giá mức độ rủi ro biến động).

Mỗi nhà đầu tư với một điều kiện tài chính, một hồ sơ rủi ro khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau khi đầu tư chứng chỉ quỹ. Một chứng chỉ quỹ phù hợp danh mục với nhà đầu tư này rất khó để đảm bảo nó cũng phù hợp với nhà đầu tư khác.

Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn chứng chỉ quỹ, bạn có thể ủy thác đầu tư cho các chuyên gia trong ngành. Điều quan trọng nhất vẫn là hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân thì bạn mới có thể lựa chọn được quỹ đầu tư phù hợp. Hãy theo dõi TOPI mỗi ngày để biết thêm các kiến thức đầu tư hữu ích các bạn nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI