Facebook Topi

26/04/2023

Phân tích Dupont là gì? Cách ứng dụng mô hình Dupont trong đầu tư hiệu quả

Phân tích Dupont là mô hình phân tích chứng khoán cơ bản giúp nhà đầu tư dễ dàng thấy mối tương quan giữa các chỉ số đến ROE và nguyên nhân biến động của chỉ số.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích dupont để thấy được sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng TOPI tìm hiểu về cách phân tích dupont và điều kiện áp dụng.

1. Phân tích Dupont là gì?

Phân tích Dupont (Dupont Analysis) là mô hình phân tích cơ bản, dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một công ty dựa trên các chỉ số tài chính, đặc biệt là chỉ số ROE - tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

ROE là chỉ số quan trọng với các nhà đầu tư chứng khoán, giúp tìm ra doanh nghiệp có năng lực sử dụng vốn hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó tìm được cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp, từ đó chọn được cổ phiếu tốt để đầu tư.

Phân tích Dupont là gì?

Chỉ số ROE được coi là trung tâm trong phân tích Dupont

2. Công thức tính trong mô hình Dupont

Công thức ROE cơ bản được tính như sau:

ROE = Thu nhập ròng x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số vốn chủ sở hữu

Hoặc

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân ) x 100%

Hoặc

ROE = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Đối với một nhà đầu tư thì hệ số lợi nhuận cực kỳ quan trọng, đánh giá một doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, chính vì thế chỉ số ROE là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Do vốn chủ sở hữu được coi là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, vì vậy chỉ số ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.

Để tăng chỉ số ROE, nhà quản lý có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản bằng cách nâng cao số vòng quay của tài sản.

- Tìm cách tăng doanh thu thuần, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng lợi nhuận thu về.

Công thức tính trong mô hình Dupont

Có thể điều chỉnh ROE bằng nhiều cách

Theo đó:

Lợi nhuận sau thuế (Earning): Nếu có công ty con thì đây là tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ.

Vốn chủ sở hữu bình quân (Equity): Toàn bộ vốn của cổ đông, bao gồm cả vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,...

3. Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont

Ưu điểm khi phân tích tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bằng mô hình Dupont như sau:

Công thức đơn giản, việc tính toán và phân tích các chỉ số dễ dàng.

- Công thức giúp xác định cụ thể chỉ số nào gây ảnh hưởng đến ROE, từ đó tập trung sâu hơn vào chỉ số đó để theo dõi.

- Dựa vào mô hình Dupont, doanh nghiệp có thể hình dung được các điểm cần cải thiện: tăng tỷ suất lợi nhuận cần giảm chi phí, tăng giá bán để tăng doanh thu hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp để phát triển hoặc quản lý tài sản hiệu quả để tăng trưởng bền vững.

Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont

Mô hình Dupont đơn giản và dễ sử dụng

Tuy nhiên, phân tích theo mô hình DuPont cũng có nhiều

Hạn chế lớn nhất của phân tích Dupont là phải dựa vào các phương trình kế toán và dữ liệu cơ bản. Thế nhưng chỉ cần khâu kế toán đưa ra số liệu không chính xác, không đáng tin cậy thì sẽ dễ bị nhận định sai.

4. Ví dụ thực tế của mô hình Dupont

Ví dụ về mô hình Dupont trong phân tích FPT và Viettel

Áp dụng phân tích Dupont cho Công ty Cổ phần FPT giai đoạn quý 1, quý 2 và quý 3 năm 2021, nhà đầu tư có các thông tin:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế (3.786 tỷ đồng) / Doanh thu (24.953 tỷ đồng)

Vòng quay tài sản = Doanh thu (24.953 tỷ đồng) / Tổng tài sản (13.9700 tỷ đồng)

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản (13.9700 tỷ đồng) / Vốn chủ sở hữu bình quân (60.112 tỷ đồng)

ROE của FPT trong 9 tháng đầu năm 2021 = 0.152 x 0.179 x 2.324 = 0.063 = 6.3%

So với ROE của Viettel trong thời gian tương tự =0.016 x 1.073 x 3.729 = 0.064 = 6.4%

Nhà đầu tư rút ra được những thông tin sau:

- Tỷ suất lợi nhuận ròng của FPT lớn hơn Viettel

- Vòng quay tài sản của FPT nhỏ hơn Viettel

Như vậy, dùng mô hình Dupont phân tích trong trường hợp này giúp nhà đầu tư đánh giá về hai doanh nghiệp trong cùng một thời điểm. Phân tích theo mô hình Dupont còn hiệu quả ở việc đánh giá về các chỉ số của cùng một doanh nghiệp qua các năm.

Ví dụ thực tế của mô hình Dupont

Dupont giúp so sánh 2 doanh nghiệp với nhau

Ví dụ về Hòa Phát: Dùng mô hình Dupont phân tích ROE của tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn từ 2016 đến 2020. Thông tin về tài chính như sau:

Dupont 2016 2017 2018 2019 2020
Lợi nhuận sau thuế/trước thuế 0.86 0.86 0.85 0.83 0.88
Lợi nhuận trước thuế/EBIT 0.96 0.95 0.95 0.91 0.87
EBIT/Doanh thu 0.24 0.21 0.19 0.16 0.19
Vòng quay tổng tài sản (Doanh thu/Tổng tài sản) 1.13 1.07 0.85 0.71 0.77
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu (Đòn bẩy tài chính) 7.71 1.65 1.8 2.04 2.18
ROE 0.39 0.31 0.24 0.17 0.25

Các dự án của Hòa Phát được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của nhà nước trong thời gian dài. Tỷ suất LN trước thuế / Lợi nhuận sau thuế luôn lớn hơn 0.85 cho thấy mức thuế suất của HPG thấp hơn 15%.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trong năm 2016 cao hơn các năm còn lại nguyên nhân đến từ giá nguyên vật liệu quặng sắt và than tăng, doanh thu và lợi nhuận tăng. 

Từ giai đoạn 2017 đến 2020, biên độ lợi nhuận giảm dần cho đến năm 2022 thì bắt đầu tăng trở lại

Vòng quay tài sản:

Năm 2017-2018, tập đoàn Hòa Phát huy động đến 30.000 tỷ đồng để đầu tư hai dự án nhà máy Liên hợp sản xuất Gang Thép. Năm 2020, doanh thu tăng 40%.

Đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính của Hòa Phát tăng dần mỗi năm, thế nhưng đây là doanh nghiệp uy tín, tốc độ tăng trưởng tốt nên có thể đánh giá việc sử dụng đòn bẩy khá hiệu quả.

Mặc dù ROE gần như giảm dần qua các năm nhưng không vì thế mà kết luận rằng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả mà còn phải theo dõi báo cáo tài chính và phân tích theo Dupont để xem xét yếu tố nào tác động.

Chỉ số ROE giảm có thể do doanh nghiệp mở rộng sản xuất hoặc doanh thu giảm do chi phí vốn đầu tư lớn nhưng tốc độ tăng trưởng sau khi các nhà máy chính thức đi vào hoạt động sẽ là dấu hiệu cho sự tăng trở lại của ROE.

5. Điều kiện để áp dụng phương pháp Dupont

Điều kiện quan trọng nhất để đánh giá một doanh nghiệp theo phương pháp dupont là số liệu đầu vào phải đáng tin cậy. 

Số liệu kế toán có thể bị các doanh nghiệp dùng thủ thuật xào nấu, làm đẹp báo cáo tài chính để thu hút đầu tư.

Một số thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính thường dùng như: Làm giảm chi phí bằng cách vốn hóa, ghi nhận doanh thu ảo, bỏ qua hoặc trích lập không đúng quy định các khoản dự phòng tổn thất tài sản, hạch toán sai niên độ kế toán, thay đổi phương pháp khấu hao, ghi nhận công nợ ít hơn…

Điều kiện để áp dụng phương pháp Dupont

Để có số liệu chuẩn theo mô hình Dupont phải có số liệu chuẩn

6. Các bước phân tích Dupont nhanh chóng

Phân tích theo mô hình Dupont sẽ giúp nhà quản trị và nhà đầu tư tìm ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính nhằm phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. 

Các bước phân tích theo Dupont cụ thể tiến hành như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu kinh doanh (từ báo cáo tài chính), số liệu từ hoạt động sản xuất, bán hàng…

Bước 2: Đưa thông tin thu được lên bảng tính để tính toán theo công thức ở trên

Bước 3: Đưa ra kết luận về những yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 4: Phân tích lại dữ liệu lần nữa, xem xét sự chân thực, chính xác của dữ liệu.

Trên đây, TOPI đã trình bày những thông tin về mô hình Dupont, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu phân tích Dupont là gì, có ưu nhược điểm gì và thứ tự các bước thực hiện thế nào, hy vọng có thể giúp các bạn tìm ra doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để có phương án đầu tư tốt.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI