Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) thể hiện quyền sở hữu trong các công ty chưa trải qua quá trình chào bán công khai nghiêm ngặt. Những cổ phiếu này không xuất hiện trên các sàn giao dịch chứng khoán đại chúng mà được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) hoặc thông qua các giao dịch riêng tư.
I. Thế nào là cổ phiếu OTC?
Cổ phiếu OTC - Over the counter là cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được niêm yết và mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Đầu tư vào cổ phiếu OTC được cho là sẽ mang lại lợi nhuận nhanh chóng do nhà đầu tư có thể mua chúng với giá rẻ do công ty phát hành cổ phiếu chưa được biết đến phổ biến.
Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có tính thanh khoản thấp, phức tạp trong định giá, hạn chế trong việc giám sát, ít thông tin… bởi vậy nhà đầu tư cần thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu chưa lên sàn.
Đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết có tiềm năng sinh lời lớn
Cổ phiếu OTC mang những đặc điểm chính như:
- Chưa được niêm yết chính thức trên bất cứ sàn chứng khoán nào
- Không có giá bán công khai
- Không có khung giờ và địa điểm giao dịch cụ thể
- Bên mua và bên bán giao dịch bằng cách thương lượng trực tiếp, thỏa thuận mọi điều kiện và ghi trong hợp đồng mua bán.
- Giá cổ phiếu không bị giới hạn biên độ tăng giảm.
Cổ phiếu chưa niêm yết được chia thành 3 loại chính là:
- Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu được phát hành bởi một công ty, bán cho nhân viên trong công ty đó. Nhân viên sẽ được mua với giá ưu đãi (thấp hơn giá cổ phiếu phổ thông) nhưng bị hạn chế chuyển nhượng. Bắt buộc phải nắm giữ sau 3 năm mới được chuyển nhượng.
- Cổ phiếu ủy thác: Khi một công ty phát hành cổ phiếu thông qua một công ty chứng khoán, nhà đầu tư sẽ giao dịch thông qua công ty chứng khoán, trả một khoản phí cho công ty chứng khoán (phí quản lý cổ phiếu, ủy thác đầu tư, chuyển nhượng sang tên…). Khi giao dịch, cả bên mua và bên bán cần đến công ty chứng khoán ủy thác để thực hiện chuyển nhượng.
- Cổ phiếu trực tiếp: Với dạng cổ phiếu này, nhà đầu tư được trực tiếp đi đấu giá, được chuyển nhượng tự do, mua bán dễ dàng.
Sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết
Sàn OTC, hay còn gọi là thị trường OTC, là một sàn giao dịch phi tập trung, khác biệt với các sàn giao dịch tập trung truyền thống. Sàn OTC là kênh giao dịch tiềm năng cho các nhà đầu tư ưa thích sự linh hoạt và đa dạng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức đầy đủ và cẩn trọng để hạn chế rủi ro.
Sàn OTC còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như:
- Thị trường chứng khoán tự do
- Thị trường mạng
- Thị trường phi tập trung
- Thị trường báo giá điện tử
OTC nghĩa là giao dịch thực hiện tại quầy. Sàn OTC không phụ thuộc vào địa điểm giao dịch cố định như các sàn tập trung. Sàn OTC hoạt động dựa trên hệ thống vận hành với cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin. Do số lượng nhà đầu tư tham gia hạn chế, việc mua bán có thể gặp khó khăn hơn so với sàn tập trung.
Sàn OTC cung cấp nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm:
- Cổ phiếu chưa niêm yết
- Trái phiếu
- Ngoại tệ
- Phái sinh
II. Hướng dẫn mua cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn
1. Mua cổ phiếu OTC ở đâu?
Nhiều người vẫn thắc mắc về việc làm thế nào để mua cổ phiếu chưa niêm yết khi những cổ phiếu này chưa có trên các sàn giao dịch và cập nhật thông tin, giá cả như cổ phiếu đã niêm yết.
Giao dịch cổ phiếu OTC diễn ra tại thị trường phi tập trung, tức là ngoài sàn giao dịch chứng khoán, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh, thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.
Cổ phiếu OTC chưa được giao dịch trên sàn chứng khoán
Nhà đầu tư có thể truy cập một số website về lĩnh vực chứng khoán và cập nhật thông tin về các cổ phiếu OTC và giá bán. Sau khi tham khảo thông tin, nếu thấy phù hợp thì có thể liên hệ với bên bán để đàm phán về thời gian, địa điểm giao dịch, chốt giá… Vì giá cổ phiếu OTC biến động liên tục nên đôi khi bạn sẽ cần đặt cọc.
Mang theo giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, sổ sở hữu cổ phiếu… đến nơi hẹn giao dịch. Hai bên gặp nhau, điền thông tin vào đơn chuyển nhượng theo mẫu có sẵn và ký tên.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể mua trực tiếp cổ phiếu từ doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC trực tiếp từ họ.
Mua cổ phiếu OTC qua các nhà đầu tư khác: Bạn có thể tìm kiếm các nhà đầu tư khác đang sở hữu cổ phiếu OTC mà bạn muốn mua và thương lượng giá cả.
2. Quy trình giao dịch cổ phiếu OTC
Việc mua bán cổ phiếu chưa niêm yết diễn ra khá khác so với cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Về cơ bản, các bước sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Tìm kiếm đối tác giao dịch
Thị trường phi tập trung là nơi giao dịch cổ phiếu OTC. Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán”, không bị giới hạn giá, số lượng cổ phiếu…giao dịch.
Tại Việt Nam hiện nay, một số sàn giao dịch cổ phiếu OTC uy tín có thể kể đến như VnDirect, Vietstock… Ngoài giao dịch cổ phiếu OTC, nhà đầu tư có thể thông qua các sàn này giao dịch các sản phẩm như chỉ số, forex, crypto, phái sinh OTC…
Hướng dẫn mua cổ phiếu chưa niêm yết (OTC)
Bước 2: Giao dịch
- Giao dịch trực tiếp:
Tùy vào từng cổ phiếu và thỏa thuận giữa các bên mà giao dịch mua bán, chuyển nhượng có thể diễn ra tại công ty phát hành cổ phiếu hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền.
Đối với cổ phiếu đã lưu ký, giao dịch sẽ diễn ra ở trung tâm lưu ký, phòng quản lý cổ đông công ty hoặc địa điểm lưu ký chứng khoán nơi công ty đó làm thủ tục. Nếu chứng khoán chưa lưu ký thì sẽ vừa lưu ký, vừa chuyển nhượng khi giao dịch. Thủ tục mua bán cổ phiếu chưa lưu ký có thể thực hiện tại bất cứ công ty chứng khoán nào.
Hai bên cần phải mang theo thẻ căn cước công dân để làm thủ tục, bên bán cầm theo sổ sở hữu cổ phiếu trong trường hợp cổ phiếu chưa lưu ký để làm thủ tục lưu ký ngay khi giao dịch.
Tại quầy giao dịch, hai bên sẽ điền thông tin vào mẫu chuyển nhượng, sau đó bên mua chuyển tiền cho bên bán theo thỏa thuận.
- Đối với giao dịch qua sàn OTC:
Đầu tiên, nhà đầu tư cần đăng ký tài khoản giao dịch tại sàn, sau đó tìm kiếm các mã chứng khoán được đăng bán trên sàn OTC. Sau khi phân tích và nghiên cứu, bạn lựa chọn mã cổ phiếu muốn mua, liên hệ với tổ chức phát hành ra cổ phiếu đó để thỏa thuận
III. Chiến lược đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết
Với tính chất đặc thù của cổ phiếu chưa niêm yết, nhà đầu tư nên áp dụng các chiến lược cụ thể để giảm thiểu rủi ro:
- Thẩm định kỹ lưỡng:
Tiến hành nghiên cứu sâu rộng về tài chính, đội ngũ quản lý, vị thế trong ngành và triển vọng tăng trưởng của công ty. Hiểu được mô hình kinh doanh và thị trường nơi công ty hoạt động là rất quan trọng.
Cơ hội song hành với rủi ro khi đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết
- Đa dạng hóa:
Để giảm thiểu rủi ro, hãy đa dạng hóa đầu tư của bạn vào nhiều cổ phiếu và lĩnh vực chưa niêm yết khác nhau. Cách tiếp cận này có thể bảo vệ danh mục đầu tư của bạn khỏi sự suy thoái của từng ngành cụ thể hoặc những thất bại cụ thể của công ty.
- Hướng dẫn chuyên nghiệp:
Tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc chuyên gia đầu tư chuyên về đầu tư chưa niêm yết. Chuyên môn của họ có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị và giúp định hướng thị trường chưa niêm yết phức tạp.
- Quan điểm dài hạn:
Cổ phiếu chưa niêm yết nên được xem là khoản đầu tư dài hạn. Kiên nhẫn là điều quan trọng vì những khoản đầu tư này có thể mất thời gian để mang lại lợi nhuận đáng kể.
- Đánh giá rủi ro:
Đánh giá rõ ràng khẩu vị rủi ro của bạn và mức độ phù hợp của các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết với danh mục đầu tư tổng thể của bạn. Đảm bảo rằng những khoản đầu tư này phù hợp với mục tiêu tài chính rộng hơn và khẩu vị rủi ro của bạn.
Đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết mang lại lợi nhuận tiềm năng cao, tiếp cận các công ty sáng tạo và đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản cũng như sự giám hạn chế của cơ quan chức năng. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần có cách tiếp cận thận trọng, thẩm định kỹ lưỡng, tìm đến lời khuyên chuyên nghiệp cũng như áp dụng quan điểm đầu tư dài hạn.
Qua thông tin TOPI cung cấp, chắc hẳn các bạn đã biết làm thế nào để mua cổ phiếu OTC và có chiến lược đầu tư cổ phiếu đa dạng và tối ưu lợi nhuận.