Facebook Topi

31/10/2024

Top cổ phiếu ngành Logistics đáng đầu tư nhất 2024

Cổ phiếu ngành Logistics đang được đánh giá là tăng trưởng tốt nhờ việc hưởng lợi từ hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu được đẩy mạnh.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024, cổ phiếu ngành logistics thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nhờ tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành trong tương lai. Liệu đây có phải thời điểm tốt để mua bán và tích luỹ cổ phiếu này? Và đâu là top những cổ phiếu ngành logistics đáng đầu tư nhất?

Logistics là gì? Ngành Logistics là gì?

Logistics là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Logistics không chỉ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa mà còn bao gồm cả các hoạt động khác như lưu kho, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, và dịch vụ khách hàng.

Trong Bộ Luật Thương mại năm 2005 tại Điều 233 cũng đã quy định dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại, trong đó, đơn vị thực hiện sẽ làm các công việc gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng, hay làm một số dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá để hưởng thù lao theo thoả thuận/yêu cầu với khách hàng.

Top cổ phiếu ngành Logistics đáng đầu tư

Hiện tại, từ điển Tiếng Việt vẫn chưa có từ nào đủ nghĩa để thay thế từ “logistics” cho nên thuật ngữ này được giữ nguyên tên gốc.

Ngành Logistics là một ngành kinh doanh cung cấp các dịch vụ liên quan đến logistics. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Vận tải: Bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
  • Lưu kho và quản lý kho bãi: Bao gồm các hoạt động như lưu trữ hàng hóa, quản lý tồn kho, và bảo quản hàng hóa.
  • Dịch vụ phân phối: Bao gồm các hoạt động như quản lý chuỗi cung ứng, xử lý đơn hàng, và giao nhận hàng hóa.
  • Logistics ngược (Reverse Logistics): Xử lý việc trả lại hàng hóa, tái chế, và xử lý hàng hóa không đạt tiêu chuẩn.
  • Công nghệ thông tin: Sử dụng các hệ thống phần mềm và công nghệ để quản lý và tối ưu hóa các hoạt động logistics.

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Triển vọng của ngành Logistics năm 2024

Việt Nam xếp thứ 10 trên 50 thị trường logistics mới nổi trên toàn cầu về tiềm năng phát triển logistics hàng đầu trong khu vực, cùng với tín hiệu phục hồi lạc quan của nền kinh tế thế giới cũng như sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nội địa, ngành logistics Việt có rất nhiều triển vọng hưởng lợi và phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và các năm sắp tới.

Theo đó, các xu hướng có thể định hình nên thị trường logistics trong năm 2024 và những năm tiếp theo gồm:

  • Sự phát triển của thương mại điện tử dẫn đến nhu cầu cao về dịch vụ logistics, đặc biệt là logistics đô thị và giao hàng nhanh;
  • Ứng dụng công nghệ trong logistics như AI, blockchain, IoT, robot tự động hoá… giúp cải thiện hiệu quả và giảm chi phí cho ngành logistics, đồng thời cũng tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.
  • Nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, như xây dựng cảng biển, sân bay, đường cao tốc và nhà kho hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành logistics.
  • Ngành logistics đang ngày càng chú trọng đến các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường, như sử dụng phương tiện vận tải điện, giảm thiểu tải trọng xe tải, tối ưu hóa tuyến đường và giảm khí thải carbon.
  • Sự linh hoạt và đa dạng của chuỗi cung ứng: Sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa và tăng cường tính linh hoạt của chuỗi cung ứng để đảm bảo tính liên tục và giảm rủi ro.
  • Các hiệp định thương mại tự do mới và các liên kết kinh tế khu vực sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển.
  • Bên cạnh đó, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng cũng buộc các công ty logistics phải cải thiện dịch vụ và quy trình để đáp ứng nhu cầu chung của thị trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp logistics cũng phải đối mặt với một số thách thức như giá nhiên liệu, chi phí lao động và chi phí vận hành có thể tiếp tục tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty logistics. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nội địa và quốc tế. Thêm nữa, việc áp dụng công nghệ cũng khiến gia tăng sự phụ thuộc và tăng nguy cơ về tấn công an ninh mạng.

Cổ phiếu ngành Logistics là gì?

Cổ phiếu ngành Logistics là các cổ phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Logistics đã được niêm yết trên các sàn chứng khoán.

Đặc điểm của ngành logistics có ảnh hưởng nhất định đến cổ phiếu của ngành này:

  • Phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, nền kinh tế toàn cầu có tăng trưởng hay suy thoái sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu vận tải hàng hoá và dịch vụ logistics;
  • Có tính chu kỳ, không phải thời điểm nào trong năm thì ngành logistics cũng hoạt động thuận lợi, cao điểm là vào hè và dịp cuối năm;
  • Chi phí nhiên liệu là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến chi phí vận hành của các công ty logistics;
  • Ngành logistics có tính phân mảnh cao, rất ít hoặc gần như không có sự liên minh giữa các hãng tàu, khiến giá cước vận tải biến động mạnh.

Nhìn về dài hạn thì cổ phiếu ngành logistics có nhiều dư địa phát triển trong nhiều năm tới, đặc biệt khi nhu cầu giao thương và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển.

Có nên mua cổ phiếu Logistics không?

Trong dài hạn, hoạt động logistics tại Việt Nam được dự báo khá tích cực, thích hợp để tích luỹ cổ phiếu.

Xuất nhập khẩu phục hồi thúc đẩy ngành Logistics, đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam đã tăng trưởng 15%, các dịch vụ xếp dỡ hàng hoá bằng đường hàng không và đường biển có doanh thu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì nguyên nhân này nên nửa đầu năm 2024, cổ phiếu ngành Logistics tăng mạnh.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử dẫn đến nhu cầu cao về dịch vụ vận chuyển, kho bãi và giao hàng. Các công ty logistics có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng dịch vụ và tăng doanh thu.

Đầu tư công được Nhà nước chú trọng, các công trình sân bay, cảng nước sâu, đường cao tốc… giúp cải thiện hiệu quả và giảm chi phí vận chuyển.

Sự gia tăng của thương mại quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho ngành logistics phát triển. 

Áp dụng công nghệ tiên tiến như AI, IoT và blockchain trong logistics giúp nâng cao hiệu quả quản lý cũng như tăng lợi thế cạnh tranh và tối ưu hoá chi phí.

Top cổ phiếu ngành Logistics đáng đầu tư

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, đầu tư vào cổ phiếu ngành Logistics, nhà đầu tư cần lưu ý 2 yếu tố sau đây:

Thứ nhất, yếu tố chu kỳ, nhu cầu sản lượng vận tải biển trên toàn cầu mang tính chu kỳ, bị tác động bởi biến động giá cược vận tải biển qua từng giai đoạn. Ví dụ, những giai đoạn đầu năm có nhiều dịp lễ Tết thì sản lượng vận tải biển sẽ thấp hơn giai đoạn cuối năm, một phần cũng là mùa đông ở Bắc bán cầu. Từ giữa tháng 4 - 6 là giai đoạn vận tải biển hoạt động tích cực, sau đó đi ngang trong quý III của năm và tăng trở lại vào quý IV, chu kỳ tiếp tục lặp lại như thế.

Thứ hai, yếu tố biến động lãi suất cho vay bằng đồng USD, do các đơn vị logistics thường vay USD để mua sắm trang thiết bị vận tải cũng như vận hàng cảng biển, do vậy, cần phải theo sát biến động lãi suất với đồng USD.

Danh sách các cổ phiếu ngành Logistics

Danh sách cổ phiếu ngành Logistics sàn HOSE mới nhất:

Cổ phiếu ngành Logistics trên Hose

Danh sách cổ phiếu ngành Logistics sàn HNX mới nhất:

Cổ phiếu ngành Logistics trên Hose

Ngoài ra còn có 72 mã cổ phiếu ngành Logistics đang được niêm yết trên sàn UPCOM

5 Cổ phiếu ngành Logistics tiềm năng nhất

1. Mã VTP của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 

Cổ phiếu VTP thuộc Tổng Cty Cổ phần Bưu chính Viettel là một trong những công ty con của Tập đoàn Viettel. Được thành lập vào năm 1997, Viettel Post cung cấp các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, logistics, và các dịch vụ phụ trợ khác như thương mại điện tử và vận tải. Với mạng lưới rộng khắp và hạ tầng hiện đại, Viettel Post hiện là một trong những công ty hàng đầu trong ngành bưu chính và logistics tại Việt Nam.

Thông tin về mã cổ phiếu VTP mới nhất: 

Mã chứng khoán: VTP;

Sàn niêm yết: HOSE;

Giá cổ phiếu: 84,100 VND/cp (ngày 02/07/2024);

Cao thấp 52 tuần: 36,600 - 96,000 VND/cp;

EPS: 3,081 VND;

P/E: 27.68;

P/B: 6.28.

Triển vọng cổ phiếu VTP:

Trong nửa đầu năm 2024, kể từ khi chuyển sang hoạt động trên sàn HOSE cổ phiếu VTP tăng trưởng vượt trội, tăng gấp đôi giá trị so với thời điểm năm ngoái. Với mạng lưới rộng khắp Việt Nam và cả một số khu vực quốc tế lân cận, VTP đang có vị thế tốt để tận dụng cho sự phát triển của dịch vụ logistics cũng như chuyển phát nhanh của mình.

Nhận sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Tập đoàn Viettel mẹ, VTP vừa có lợi thế về nguồn lực lẫn cơ sở hạ tầng, được đầu tư mạnh về công nghệ nên tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác cùng ngành.

Năm 2024, VTP đã ký thoả thuận hợp tác với TP. Bằng Tường và TP Nam Ninh, mở rộng thêm lĩnh vực logistics của mình tại Trung Quốc, tăng cường giao dịch nông sản giữa đất nước tỷ dân với các nước trong khu vực Asean. Cũng theo dự kiến, VTP sẽ còn mở rộng phạm vi hoạt động chuyển phát sang nước bạn Lào và Thái Lan.

2. Mã NCT của Cty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài

Cty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xử lý hàng hóa hàng không. Được thành lập vào năm 2005 và có trụ sở tại sân bay quốc tế Nội Bài. Cung cấp các dịch vụ logistics chính như: xử lý hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, dịch vụ khách hàng. Với vị trí chiến lược tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, Cty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam.

Doanh thu năm 2023 của NCT đạt khoảng 1,800 tỷ VND, tăng 15% so với năm 2022. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc tăng cường xử lý hàng hóa quốc tế và mở rộng dịch vụ logistics. Lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ VND, tăng 18% so với năm trước.

NCTS đã đầu tư mạnh vào công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả xử lý hàng hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ. Các hệ thống quản lý kho và truy vết hàng hóa tiên tiến đã được triển khai, giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động.

Thông tin về mã cổ phiếu NCT mới nhất:

Mã cổ phiếu: NCT;

Sàn niêm yết: HOSE;

Giá cổ phiếu: 102,000 VND/cp (ngày 02/07/2024);

Biến động 52 tuần: 82,200 - 102,700 VND/cp;

EPS: 8,426 VND;

P/E: 12.10;

P/B: 5.52.

3. Mã GMD của Cty Cổ phần Gemadept

Cty Cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD) là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistics và cảng biển. Thành lập vào năm 1990, Gemadept có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã mở rộng mạng lưới hoạt động ra khắp cả nước cũng như khu vực Đông Nam Á. Với các lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: sở hữu và vận hành cảng biển lớn tại Việt Nam như cảng Gemalink, cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng Bình Dương, và cảng Dung Quất; cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp bao gồm vận tải đa phương thức, kho bãi, dịch vụ logistics nội địa và quốc tế, và các giải pháp chuỗi cung ứng; đầu tư bất động sản với dự án khu dân cư và khu công nghiệp.

Doanh thu quý 1/2024 của GMD đạt khoảng 1,500 tỷ VND, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại các cảng biển và dịch vụ logistics. Lợi nhuận sau thuế đạt 350 tỷ VND, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động trong quý 1/2024 được kiểm soát tốt, giữ ở mức 900 tỷ VND, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin về mã cổ phiếu GMD mới nhất:

Mã cổ phiếu: GMD;

Sàn niêm yết: HOSE;

Giá cổ phiếu: 81,500 VND/cp (ngày 02/07/2024);

Biến động 52 tuần: 50,600 - 86,900 VND/cp;

EPS: 8,471 VND;

P/E: 9.62;

P/B: 2.40.

4. Mã SCS của Cty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Sài Gòn 

Cty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Sài Gòn cung cấp dịch vụ xử lý hàng hoá hàng không. Được thành lập với mục tiêu cung cấp các dịch vụ xử lý hàng hóa chất lượng cao tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, SCSC không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Với lĩnh vực hoạt động chính là xử lý hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải và dịch vụ hỗ trợ logistics.

Doanh thu quý 1/2024 đạt 600 tỷ VND, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, nhờ vào sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại điện tử. Lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ VND, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nhờ vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí. 

Thông tin về mã cổ phiếu SCS mới nhất:

Mã cổ phiếu: SCS;

Sàn niêm yết: HOSE;

Giá cổ phiếu: 87,300 VND/cp (ngày 02/07/2024);

Biến động 52 tuần: 59,100 - 92,000 VND/cp;

EPS: 5,216 VND;

P/E: 16.74;

P/B: 5.53.

5. Mã TMS của Cty Cổ phần Transimex 

Cty Cổ phần Transimex được thành lập vào năm 1983, với trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh và đã phát triển mạng lưới dịch vụ rộng khắp cả nước cũng như khu vực. Transimex cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp bao gồm vận tải đa phương thức, kho bãi, và dịch vụ logistics nội địa và quốc tế. Công ty có hệ thống kho bãi hiện đại và mạng lưới vận tải rộng khắp, giúp tối ưu hóa quy trình logistics cho khách hàng. Bên cạnh đó, Transimex cũng cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu và cảng biển.

Theo ghi nhận trên BCTC đã kiểm toán của năm 2023, doanh thu của TMS trong năm 2023 đạt khoảng 2,390 tỷ VND, giảm 34% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 173 tỷ VND. 

Thông tin về mã cổ phiếu TMS mới nhất:

Mã cổ phiếu: TMS;

Sàn niêm yết: HOSE;

Giá cổ phiếu: 51,000 VND/cp (ngày 02/07/2024);

Biến động 52 tuần: 39,800 - 58,000 VND/cp;

EPS: 1,642 VND;

P/E: 31.05;

P/B: 1.68.

Tóm lại, cổ phiếu ngành logistics đang đứng trước nhiều cơ hội lớn từ sự phát triển của thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa. Đầu tư vào các công ty logistics có vị thế mạnh, chiến lược phát triển rõ ràng và khả năng áp dụng công nghệ hiện đại có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần thận trọng trước những biến động kinh tế và rủi ro vận hành của ngành.

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger