Facebook Topi

31/10/2024

Giá trị nội tại là gì? Cách xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp

Giá trị nội tại của doanh nghiệp là giá trị thực sự của doanh nghiệp dựa trên việc tính toán tài sản, các dự án đầu tư… Giá trị nội tại của cổ phiếu cũng được tính dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Giá trị nội tại của một doanh nghiệp hay một cổ phiếu là giá trị bên trong của doanh nghiệp hoặc cổ phiếu đó mà không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài. Hãy cùng TOPI tìm hiểu cách tính giá trị nội tại doanh nghiệp và mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị nội tại.

1. Giá trị nội tại là gì?

Giá trị nội tại (Intrinsic Value) là thuật ngữ chỉ giá trị thực sự, giá trị bên trong của một mã cổ phiếu, khác với giá trị ghi sổ (giá tính theo sổ sách, báo cáo tài chính) hoặc giá thị trường của cổ phiếu đó (thị giá).

Hiểu một cách đơn giản, bất kể thị trường định giá cổ phiếu là bao nhiêu thì cổ phiếu đó vẫn luôn cung cấp cho người sở hữu một giá trị nhất định.

Giá trị đó khó có thể định vị được một cách chính xác, mà tính bằng những dòng tiền mà người sở hữu cổ phiếu dài hạn sẽ được nhận. Chiết khấu những dòng tiền này về thời điểm hiện tại sẽ cho ta giá trị nội tại của cổ phiếu đó.

Giá trị nội tại là gì?

Giá trị nội tại của cổ phiếu là giá trị thực chất của cổ phiếu đó

Giá trị nội tại được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó trong tương lai.

Hầu hết các nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán chưa lâu hay có tâm lý coi nhẹ tầm quan trọng của giá trị nội tại doanh nghiệp hoặc cổ phiếu trong khi những chuyên gia “sừng sỏ” như Warren Buffett, Benjamin Graham, Peter Lynch… lại thường tìm kiếm cổ phiếu của các công ty có giá trị thực sự để đầu tư.

Xem thêm:  Phương pháp đầu tư của Warren Buffett - Bí quyết đầu tư chứng khoán thành công

2. Phương pháp xác định giá trị nội tại doanh nghiệp

Như bạn đã biết, giá trị nội tại của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng, nhà đầu tư khi nhìn vào đó sẽ biết được liệu doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai không, có mang về lợi nhuận cao và ổn định không…

Phương pháp xác định giá trị nội tại doanh nghiệp

Xác định đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp để có hướng đầu tư chuẩn

Một nhà đầu tư hoặc nhà phân tích có thể ước tính giá trị nội tại của một tài sản, khoản đầu tư, dự án hoặc một doanh nghiệp thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

Để tính giá trị nội tại của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của doanh nghiệp (mô hình kinh doanh, quản trị, yếu tố thị trường mục tiêu, báo cáo tài chính…)

Sau đó đem so sánh giá trị kết quả với giá trị thị trường để xác định xem doanh nghiệp hoặc tài sản đó đang được định giá cao hay thấp so với giá trị thực.

Giá trị nội tại chỉ là ước tính mang tính chủ quan mà không có giá trị chính xác. Một số nhà nhà đầu tư, nhà phân tích có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lí trong khi những người khác có xu hướng xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.

Giá trị nội tại

Có nhiều cách để xác định giá trị thực của doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính giá trị nội tại doanh nghiệp theo thu nhập chủ sở hữu và dòng tiền tương lai theo công thức sau:

Thu nhập chủ sở hữu = Dòng tiền hoạt động - Chi phí vốn bảo trì

Không phải công ty hay doanh nghiệp nào cũng báo cáo chi phí vốn. Để đơn giản hóa, các nhà đầu tư thường sử dụng Thu nhập thuần của doanh nghiệp để tính toán giá trị nội tại theo công thức:

Thu nhập thuần = Dòng tiền hoạt động – Tổng chi tiêu vốn

3. Mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị nội tại

Khi một công ty quyết định cổ phần hóa và bán cổ phiếu của mình ra thị trường chứng khoán thì giá trị của cổ phiếu sẽ được tính toán và quyết định ở mức giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả. Tuy nhiên, liệu giá thị trường mà các nhà đầu tư sẵn sàng giao dịch có thực sự bằng với giá trị nội tại của mỗi cổ phiếu, và điểm gì khiến cho giá thị trường khác với giá trị nội tại của cổ phiếu?

Mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị nội tại

Thị giá không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị nội tại

Tài sản chỉ được coi là có giá trị nội tại nếu nó tạo ra dòng tiền cho các nhà đầu tư. Dòng tiền có thể là cổ phiếu, lợi nhuận từ cổ phiếu, lợi nhuận từ bất động sản…

Giá thị trường là giá cổ phiếu hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán, có thể lấy giá dựa trên giao dịch gần nhất hoặc giá chốt phiên gần nhất để xác định giá thị trường của cổ phiếu đó. Giá thị trường hiếm khi phản ánh đúng giá trị nội tại bởi không phải lúc nào nhà đầu tư cũng đánh giá chính xác thực lực và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp bị đánh giá thấp dẫn đến thị giá thấp hơn giá trị nội tại. Những doanh nghiệp được đánh giá cao hơn thực tế sẽ có thị giá cao hơn so với giá trị thực bên trong. Đôi khi, thị giá cao hay thấp cũng do cung cầu quyết định.

Đối với các nhà đầu cơ, họ thường bỏ qua việc xem xét giá trị nội tại của cổ phiếu mà chỉ chú ý đến thị giá và nhu cầu về cổ phiếu đó, mã cổ nào có nhu cầu cao, đang trên đà tăng giá thì các nhà đầu cơ sẽ mua gom và bán ra ngay khi được giá.

giá trị thực của tài sản

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến giá trị thực của tài sản

Ngược lại, các nhà đầu tư thường xem xét giá trị nội tại - giá trị thực của doanh nghiệp để rót vốn đầu tư lâu dài nhằm thu về lợi nhuận ổn định, dài lâu.

Xem thêm bài viết liên quan:  TOP 10 phần mềm định giá cổ phiếu được sử dụng nhiều nhất 2023

Từ những thông tin trên, bạn có thể xác định mình là người ưa thích đầu tư vào giá trị nội tại doanh nghiệp hay muốn đầu cơ lướt sóng không? Mỗi hình thức đều có ưu thế riêng mà nếu biết vận dụng linh hoạt sẽ đem lại lợi nhuận tốt cho bạn. Đừng bỏ qua những kiến thức và kinh nghiệm hay về đầu tư tài chính được TOPI chia sẻ hàng ngày nhé!

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger