Facebook Topi

30/01/2024

Dòng tiền là gì? Cách quản lý dòng tiền đầu tư hiệu quả

Dòng tiền có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy việc tìm hiểu kỹ lưỡng về dòng tiền và cách quản lý sao cho hiệu quả là việc mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Dòng tiền được ví như dòng máu nuôi sống doanh nghiệp. Vì vậy, việc theo dõi và quản lý dòng tiền là vô cùng quan trọng, để đảm bảo sự ổn định và bền vững của tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cùng TOPI tìm hiểu ngay cách quản lý dòng tiền hiệu quả ngay dưới bài viết này nhé!

1. Dòng tiền là gì?

Dòng tiền (cash flow) là tổng lượng tiền mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân thu được hoặc chi trả trong một khoảng thời gian cụ thể. Dòng tiền không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn bao gồm các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như chuyển khoản ngân hàng, chứng khoán, và các khoản thanh toán khác.

Tiền thu về sẽ được gọi là dòng tiền vào, gồm toàn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp/cá nhân tạo ra. Tại doanh nghiệp, dòng tiền vào gồm doanh thu từ việc bán hàng và dịch vụ, lợi tức đầu tư, vốn từ các hoạt động tài chính và tài trợ.

Tiền chi ra, các khoản chi trả được gọi là dòng tiền ra, gồm toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp/cá nhân phải bỏ ra. Tại doanh nghiệp, dòng tiền ra gồm lương cho nhân viên, mua sắm hàng hoá thiết bị, khoản vay phải trả, cổ tức chi trả cho cổ đông.

Ví dụ: Một cơ sở kinh doanh chi tiền để mua nguyên vật liệu sản xuất. Đây là dòng tiền ra. Khi cơ sở kinh doanh lấy sản phẩm mang đi bán và thu tiền về. Đây là dòng tiền vào.

Dòng tiền là gì?

Dòng tiền tài chính rất quan trọng và cần được quản lý một cách có kế hoạch

Quản trị dòng tiền thực chất là việc doanh nghiệp đề ra các chiến lược, thực hiện các hoạt động kinh doanh và có sự đánh giá, nhằm điều chỉnh sự chuyển đổi của dòng tiền trong doanh nghiệp, với mục đích là tối đa hóa giá trị mà doanh nghiệp thu được.

Quản trị dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt được tình hình tài chính, cũng như hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp. Đó sẽ là cơ sở chắc chắn để doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Có thể nói, quản trị dòng tiền tốt và hiệu quả sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp, quyết định đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.

2. Dòng tiền ròng là gì? Dòng tiền thuần là gì?

Dòng tiền ròng là gì?

Tiền ròng hay còn gọi là dòng tiền ròng là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Với các đặc điểm thể hiện qua nhu cầu của nền kinh tế. Tiền ròng được sử dụng vào các mục đích phân bổ, kinh doanh khác nhau với dòng cụ thể.

Đảm bảo cho nhu cầu với phân bổ nguồn đầu tư hiệu quả, đúng đắn với mục đích của dòng tiền. Qua đó, hướng đến tiếp cận lợi ích và mong muốn nhận được qua kinh doanh. Cũng như có thể xác định cho chênh lệch của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là hiệu quả hay lỗ.

Dòng tiền ròng là gì?

Dòng tiền ròng trong tài chính

Dòng tiền thuần là gì?

Dòng tiền thuần chính là dòng tiền có thể thu được và sử dụng trong doanh nghiệp. Có 3 loại dòng tiền thu thuần cụ thể là:

Dòng tiền thuần sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dòng tiền thuần sử dụng cho các hoạt động tài chính và cuối cùng là dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư.

Phân biệt dòng tiền thuần và lợi nhuận

Trong kinh doanh, rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa hai khái niệm dòng tiền thuần với lợi nhuận bởi vì họ cho rằng về bản chất hai thuật ngữ này được coi là tương đương nhau. 

Sự khác biệt chính giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận chính là dòng tiền đề cập đến tất cả các khoản tiền chảy vào và ra của một doanh nghiệp, và lợi nhuận bao gồm số tiền còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí.

Phân biệt dòng tiền thuần và lợi nhuận

Sự khác biệt giữa dòng tiền dòng thuần và dòng tiền lợi nhuận

3. Phân loại dòng tiền trên thị trường

Có 3 loại dòng tiền chính: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền là gì

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (operating cash flow - OCF) là doanh thu và chi phí được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty, liên quan đến những hoạt động hằng ngày như mua bán, cung cấp hàng hoá dịch vụ và sản xuất.

Chẳng hạn như tiền thu được từ bán sản phẩm, tiền chi cho nguyên vật liệu đầu vào, tiền chi cho nhân viên, tiền thu từ bản quyền, khấu hao tài sản, tiền thu từ hoa hồng và phí dịch vụ, tiền chi thanh toán cho nhà cung cấp…

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (investing cash flow) được tạo ra hoặc chi tiêu liên quan đến các hoạt động đầu tư khác nhau trong một giai đoạn cụ thể, bao gồm: mua tài sản vật chất, đầu tư vào chứng khoán, bán chứng khoán, bán tài sản, đầu tư vào đất đai, tài sản, máy móc thiết bị….

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm thường là dấu hiệu cho thấy hoạt động kém hiệu quả của công ty. Tuy nhiên, dòng tiền âm từ hoạt động đầu tư có thể là do doanh nghiệp đã bỏ một lượng lớn tiền mặt để đầu tư dài hạn, chẳng hạn như hoạt động nghiên cứu và phát triển. Người ta thường sử dụng dòng tiền từ hoạt động đầu tư để đánh giá khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Dòng tiền từ hoạt động tài chính (financing cash flow) thể hiện dòng tiền ròng được sử dụng để tài trợ cho công ty - các hoạt động liên quan đến cấu trúc, quy mô vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các hoạt động tài chính sẽ bao gồm các giao dịch liên quan đến nợ, vốn cổ phần và cổ tức.

Nhà đầu tư dựa vào dòng tiền từ hoạt động tài chính để có cái nhìn sâu sắc về sức mạnh tài chính của công ty và cơ cấu vốn của công ty có được quản lý tốt hay không.

4. Vai trò của việc quản lý dòng tiền

Mục đích chính của việc phân tích dòng tiền là để lập ra kế hoạch, quản lý, kiểm soát và tối ưu hoá tiền mặt - huyết mạch của bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy còn mục đích của việc quản lý dòng tiền là làm gì?

Dòng tiền là gì

Quản lý dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp: Đảm bảo được tình hình tài chính luôn ổn định, doanh nghiệp sẽ có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ, các khoản phải trả khác và tiền cho các hoạt động đầu tư để mở rộng quy mô, phát triển kinh doanh.

Quản lý dòng tiền cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hoá được lợi nhuận nhờ việc cân đối giữa thu nhập, đầu tư và chi phí, để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất có thể.

Quản trị dòng tiền cũng hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính, chẳng hạn rủi ro về lãi suất, rủi ro về sự biến động giá cả, rủi ro thanh khoản…

Có dòng tiền tốt, nhà quản trị doanh nghiệp cũng có thể đưa ra được các chiến lược tốt hơn, từ đó, nâng cao vị thế doanh nghiệp, niềm tin từ khách hàng, các đối tác và cả cổ đông của công ty, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, các công ty nhỏ vừa đặc biệt phải chú ý đến việc quản lý dòng tiền đề phòng trường hợp công ty gặp khó khăn bất ngờ, điều kiện thị trường cũng bất lợi, nếu không đủ dòng tiền vào thì không thể duy trì tốt hoạt động của công ty.

5. Công thức tính giá trị của dòng tiền

Để tính giá trị của dòng tiền ta áp dụng công thức như sau:

PV = FV(1 + r)n

Trong đó:

- PV là giá trị hiện tại của dòng tiền hay giá trị hiện tại ròng;

- FV là giá trị trong tương lai của dòng tiền;

- r là lợi nhuận mong đợi;

- n là số thời gian để dòng tiền đạt giá trị tương lai.

6. Cách quản lý dòng tiền hiệu quả

Thử thách đối với mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là làm sao để quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra cho thật tốt, lý tưởng nhất là dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra.

Vai trò của việc quản lý dòng tiền là gì?

Tầm quan trọng của việc quản lý dòng tiền

Về phía doanh nghiệp, để quản lý dòng tiền hiệu quả, có thể áp dụng các bước như sau:

Bước 1: Tạo dự báo dòng tiền

Lập dự báo dòng tiền thường xuyên và chính xác là một trong những điều quan trọng nhất đề phòng cho những vấn đề có thể phát sinh. Dự báo dòng tiền thông qua việc giám sát chặt chẽ các dữ liệu và biến số quan trọng của dòng tiền, điều này giúp bạn dự đoán “sát” thực tế hơn, hỗ trợ doanh nghiệp có thể thoát khỏi những rắc rối tài chính bất ngờ.

Trước khi dự báo dòng tiền, thì doanh nghiệp cần phải theo dõi dòng tiền một cách chặt chẽ. Chú ý kỹ đến tất cả các số liệu của dòng tiền ra và dòng tiền vào. Đo lường dòng tiền giúp ban quản trị dễ dàng theo dõi và truy cập hơn.

Hãy lập một danh sách các giả định làm cơ sở để dự báo dòng tiền. Những giả định này sẽ căn cứ trên các số liệu cũ như lịch sử thanh toán của khách hàng, định mức ngành, mức trung bình và xu hướng, cùng các điều kiện kinh tế, kinh doanh hiện tại. Trong danh sách này phải bao gồm các dự báo về tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tính phí dịch vụ hàng hoá với khách hàng, cần có dự đoán về mức tăng/giảm doanh số bán hàng, xem xét đến cả những vấn đề về mùa vụ, môi trường giao dịch hiện tại và tương lai có thể phát sinh. Đừng quên các chi phí như tăng lương cho nhân viên, một số chi phí khác cũng có thể tăng trưởng theo tình hình thị trường.

Một khi dòng tiền của doanh nghiệp vượt qua “ngân sách đã dự toán”, hãy so sánh và cập nhật lại ngân sách của doanh nghiệp dựa trên hiệu suất thực tế hàng tháng

Tìm hiểu thêm:  https://topi.vn/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan.html

Bước 2: Tính doanh thu

Khi doanh nghiệp đã có ý tưởng hợp lý về tình hình bán hàng, dịch vụ sẽ ra sao, thì doanh nghiệp cần xem xét xem ý tưởng đó sẽ mang lại bao nhiêu doanh thu về. Hãy cân nhắc cả thời gian mà bạn lấy được số doanh thu này về. Chẳng hạn, doanh nghiệp có một khách hàng thường xuyên mua hàng, họ cần phải dự tính rằng trong bao lâu thì bên mua sẽ thanh toán đủ tiền hàng.

Cách quản lý dòng tiền sao cho hiệu quả

Quản lý dòng tiền một cách thông minh

Để cải thiện dòng tiền vào thì bạn cần cải thiện các khoản phải thu, bằng một số cách như:

  • Tung ra chính sách giảm giá, ưu đãi khi bán hàng với những khách hàng thanh toán nhanh chóng;
  • Cẩn thận với những khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt, yêu cầu khách hàng thực hiện thanh toán ngay tại thời điểm đặt đơn hàng;
  • Thanh lý giá rẻ hàng tồn kho lỗi thời hoặc hết hạn;
  • Tăng đầu tư vào những dự án tốt, đã được nhiều người kiểm chứng…

Nếu muốn thúc đẩy doanh số bán hàng thì doanh nghiệp nên nghiên cứu trên ba lĩnh vực để định giá sản phẩm của mình: thứ nhất - chi phí làm ra sản phẩm, thứ hai - giá đối thủ cạnh tranh, thứ ba - định giá ở thị trường mục tiêu.

Bước 3: Xác định chi phí

Các chi phí sẽ gồm lương thưởng cho nhân viên, thanh toán cho nhà cung cấp, tiền thuê và lãi suất, lương giám đốc, chi mua tài sản mới… Tất cả các khoản thanh toán lãi và phí bảo hiểm đều phải tính vào hết.

Dòng tiền là gì

Sử dụng báo cáo tài chính năm ngoái để làm danh sách kiểm tra, và dự đoán thêm các khoản thu-chi mới trong năm tới, dựa trên các yếu tố bên trong và cả bên ngoài.

Quản lý dòng tiền ra hiệu quả với một số cách như:

  • Cắt giảm những chi phí không cần thiết;
  • Cắt giảm bất kỳ khoản chi tiêu nào không mang lại giá trị gia tăng;
  • Ứng dụng công nghệ để quản lý chi phí tốt hơn;
  • Giữ mối quan hệ thân thiện với các nhà cung cấp và người cho vay vì điều đó có thể giúp bạn đàm phán các điều khoản thanh toán tốt hơn;
  • Luôn giữ cho nợ ở mức ổn định và kiểm soát lãi suất vay (nếu có).

Bước 4: Xem xét lại tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nhà quản trị sẽ không bao giờ hoàn thành được kế hoạch dự báo dòng tiền hiệu quả nếu không liên tục xem xét và cập nhật tình hình tài chính trong doanh nghiệp để biết được những gì đang xảy ra, và sửa đổi các giả định trong kế hoạch dự báo dòng tiền cho phù hợp.

Dòng tiền là gì

Có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đang thiếu hụt tiền mặt, hoặc cần phải huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất, cần thêm thiết bị mới, cần sản xuất thêm để có hàng tồn kho thực hiện cho đơn đặt hàng lớn… Lúc này, dựa vào tình hình tài chính doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ đưa ra các lựa chọn để giải quyết, có thể vay vốn ngân hàng, thu hồi nợ từ khách hàng, nâng hạn mức tín dụng kinh doanh…

Luôn cần phải có kế hoạch dự phòng khẩn cấp, vì đâu ai biết được điều gì có thể xảy ra nhất là trong trường hợp doanh nghiệp sắp gặp khủng hoảng về dòng tiền. Một kế hoạch dự phòng rõ ràng, được cân nhắc kỹ lưỡng có thể mang lại cho doanh nghiệp sự an tâm và nguồn tiền mặt dự trữ trong trường hợp một ngày nào đó họ có thể cần đến.

Bước 5, quản lý các loại báo cáo

Báo cáo tài chính sẽ phản ảnh tình hình dòng tiền trong doanh nghiệp, vì vậy nó cực kỳ cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cực kỳ quan trọng, trong đó, bạn sẽ theo dõi được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, dòng tiền ra, dòng tiền vào ra sao thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, từ đó bạn biết khả năng hoạt động của doanh nghiệp sẽ như thế nào, việc quản lý hoá đơn ra sao. Báo cáo cũng chỉ ra đâu là khoản nợ bạn cần thu hồi để gia tăng dòng tiền vào, các khoản vay là bao nhiêu - thể hiện dòng tiền ra, báo cáo về hàng tồn kho, số tài sản đang có…

Dòng tiền là gì

Nhà quản trị phải biết về các khái niệm chính trong kế toán doanh nghiệp, để đọc và hiểu các báo cáo tài chính, đồng thời, cũng theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, đảm bảo luôn duy trì dòng tiền dương.

Việc hiểu rõ và thấu hiểu về cách quản lý dòng tiền không chỉ mang lại sự an toàn và ổn định trong các chu kỳ kinh tế, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho cơ hội mở rộng và đầu tư trong tương lai. Trên đây, TOPI đa chia sẽ với bạn về dòng tiền cũng như cách quản lý dòng tiền một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cũng hiểu được, dòng tiền không chỉ là nguồn cung ổn định mà còn là nguồn động viên, định hình doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu trong tương lai. Để đạt được sự thành công và bền vững, việc không ngừng theo dõi, đánh giá, và điều chỉnh chiến lược quản lý dòng tiền là chìa khóa vàng giữa biển lướt sóng không ngừng của thị trường tài chính. TOPI chúc bạn có thể hiểu được dòng tiền cũng như quản lý tốt dòng tiền của mình.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger