14/03/2023

Cổ phiếu BID và những tiềm năng đầu tư trong năm 2023

BIDV nằm trong Bộ tứ (Big 4) Ngân hàng thương mại có quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu top đầu Việt Nam và được đánh giá là có nhiều dư địa tăng trưởng nhất. Trong năm 2023, ngân hàng này sẽ tiến hành giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước xuống, đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

icon-fb

Share

icon-copy

Copy link

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV là một công ty cổ phần với cổ đông Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chiếm cổ phần chi phối, được thành lập từ những năm 1957, tính đến nay trải qua 66 năm hình thành và phát triển.

BIDV chính thức phát hành cổ phiếu với mã chứng khoán BID vào ngày 24/01/2014. Kể từ khi phát hành cho đến nay, nhìn chung giá cổ phiếu BID có xu hướng tăng dần, với mức chào sàn cổ phiếu ban đầu là 18,500 VND/cổ phiếu, tạo đỉnh vào ngày 25/01/2022 ở mức 49,000 VND/cổ, và vẫn có dấu hiệu tăng điểm trong năm 2023.

I. Thông tin về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1. Lịch sử và thông tin hoạt động kinh doanh của BIDV

Thông tin hoạt động của ngân hàng BIDV:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV, tên giao dịch tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.

Trụ sở chính: Tháp BIDV, số 194 đường Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số điện thoại liên hệ: 04 - 2200422.

Lĩnh vực hoạt động của BIDV: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và cả đầu tư tài chính.

Lịch sử và thông tin hoạt động kinh doanh của BIDV

Thông tin tổng quan về ngân hàng BIDV

Công ty con: Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - LaoViet Bank, Công ty Bảo hiểm Lào Việt - LVI, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - BIDC, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC, Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - BIC, Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV - BIDV-SuMi Trust Leasing, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV - BAMC.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần với cổ phần Nhà nước chiếm đa số.

Xem thêm:  https://topi.vn/lai-suat-ngan-hang-bidv.html

Theo đó, cơ cấu sở hữu trong Ngân hàng BIDV như sau:

cơ cấu sở hữu trong Ngân hàng BIDV

Lịch sử hình thành và phát triển:

Giai đoạn 1957 - 1981:

Thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi ban đầu là “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam”, với chức năng và nhiệm vụ chính là cấp phát vốn cho các hoạt động đầu tư xây dựng của Nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng, kiến thiết Tổ quốc ở miền Bắc, đồng thời chi viện cho chiến tranh thống nhất miền Nam.

Giai đoạn 1981 - 1990:

24/06/1981, BIDV được đổi tên thành “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”, chuyển vị thế từ trực thuộc Bộ Tài Chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Từ lúc này, BIDV thay đổi cơ chế vận hành và phương thức hoạt động, từ chỗ hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển dần sang hệ thống tài chính - ngân hàng, mở rộng phạm vi phục vụ, không chỉ phục vụ riêng Nhà nước nữa mà trực tiếp phục vụ doanh nghiệp, phục vụ thị trường, chuyển dần sang hoạt động tín dụng ngân hàng, áp dụng cơ chế “vay để cho vay”. 

Một số quan hệ tín dụng đầu tư phát triển sơ khai có thể kể đến như cho vay dài hạn tập trung áp dụng với ngành nông nghiệp, cho vay trung hạn cải tiến kỹ thuật để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn 1990 - 2012:

Năm 1990, BIDV được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành. Phương thức hoạt động trọng tâm của BIDV lúc bấy giờ là “vay để cho vay” - huy động vốn trong và ngoài nước phục vụ cho các dự án sản xuất kinh doanh mà theo kế hoạch mà Nhà nước đã đặt ra.

BIDV chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại bắt đầu từ năm 1995.

Năm 1996, BIDV từng bước xóa thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động, tăng dần tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tiền tệ và cung cấp các dịch vụ.

Năm 2009, hoạt động bán lẻ của ngân hàng phát triển hoàn thiện. Đồng thời, BIDV cũng tiến hành thành lập các công ty con, công ty liên doanh, dần hình thành mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng.

Giai đoạn 2012 - 2022:

Ngày 28/12/2011, BIDV tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (phát hành IPO).

Ngày 27/04/2012 BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phẩn và đổi tên như hiện tại là “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.

Ngày 24/01/2014, BIDV chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (sàn HoSE) với mã chứng khoán là BID.

Vào dịp kỷ niệm 65 năm thành lập doanh nghiệp, BIDV đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, từ logo màu xanh lam cứng cáp sang màu xanh ngọc lục bảo, cách điệu với bông mai vàng 5 cánh.

Trong quá trình hoạt động của mình, BIDV đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Danh hiệu Đơn vị Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương lao động… và liên tục lọt vào top những thương hiệu trị giá nhất tại Việt Nam và cả trên thế giới.

Lịch sử hình thành và phát triển

Nhìn lại lịch sử phát triển của ngân hàng BIDV qua các năm

2. Chiến lược phát triển của Ngân hàng

BIDV đang nhắm đến nhóm khách hàng bản lẻ, bởi nhóm bán lẻ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong quý IV/2022 đạt 14,532 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 33.8% svck, đóng góp đến 82% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tỷ trọng nhóm khách hàng bán lẻ trong tổng dư nợ đạt 43.4%, tăng hơn 4.4% so với quý trước. Việc tái cơ cấu hoạt động từ nhóm doanh nghiệp sang nhóm bán lẻ với lãi suất đầu ra tốt hơn sẽ là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện chỉ số NIM của BIDV trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2022 - 2023, ngân hàng dự kiến chào bán thêm 455 triệu cổ phiếu với tỷ lệ phát hành là 9% thông qua hình thức chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.

Mục tiêu tới năm 2030, BIDV sẽ trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với nền tảng số tốt nhất Việt Nam và phấn đấu lọt vào Top 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á.

3. Ban lãnh đạo của Ngân hàng

BAN LÃNH ĐẠO ĐƯƠNG NHIỆM CỦA BIDV
Họ tên Chức vụ Số cổ phiếu Tỷ lệ %
Phan Đức Tú Chủ tịch HĐQT 54,726 0.0011
Lê Ngọc Lâm Thành viên HĐQT/ TGĐ 909 0
Lê Kim Hòa Thành viên HĐQT 54,060 0.0011
Ngô Văn Dũng Thành viên HĐQT 981 0
Phan Thị Chinh Thành viên HĐQT 36,707 0.0007
Trần Xuân Hoàng Thành viên HĐQT 101 0
Phạm Quang Tùng Thành viên HĐQT 1 0
Yoo Je Bong Thành viên HĐQT 0 0
Nguyễn Văn Thạnh Thành viên HĐQT độc lập 0 0
Cao Cự Trí Thành viên Ban kiểm soát 4,503 0.0001
Nguyễn Thị Thu Hà Thành viên Ban kiểm soát 0 0
Quách Hùng Hiệp Phó TGĐ 44,118 0.0009
Trần Phương Phó TGĐ 26,596 0.0005
Lê Trung Thành Phó TGĐ 2,832 0.0001
Hoàng Việt Hùng Phó TGĐ 10 0
Phan Thanh Hải Phó TGĐ 6 0
Nguyễn Thị Quỳnh Giao Phó TGĐ 3 0
Nguyễn Thiên Hoàng Phó TGĐ 3 0
Trần Long Phó TGĐ 0 0

*Ngày cập nhật 31/12/2022

II. Thông tin cổ phiếu BID

1. Cổ phiếu BID trên sàn chứng khoán

Vốn điều lệ: 50,585.4 tỷ đồng;

Mã cổ phiếu: BID;

Số lượng cổ phiếu lưu hành: 5,058,526,255 cổ phiếu;

Giá đóng cửa gần nhất (ngày 20/02/2023): 46,250 VND/cổ;

Cao/thấp 52 tuần: 47,200VND/cổ và 28,500 VND/cổ;

EPS: 3,608 VND;

P/B: 2.25;

P/E: 27.3.

2. Lịch sử giá cổ phiếu BID

Lịch sử giá cổ phiếu BID

Biểu đồ giá cổ phiếu BID từ năm 2014 - 2023 (Nguồn TradingView)

Nhìn chung, từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến nay, cổ phiếu BID tăng trưởng rất tốt, xu hướng tăng thấy rõ.

Giá cổ phiếu BID phát hành lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2012 với mệnh giá 10,000 VND/cổ, giá khởi điểm là 18,500 VND/cổ.

Giá cổ phiếu BID thấp nhất rơi vào ngày 17/12/2014, 29/12/2014, 31/12/2014 ở mức 12,700 VND/cổ;

Giá cổ phiếu BID cao nhất rơi vào ngày 25/01/2022 ở mức 49,000 VND/cổ.

3. Có nên đầu tư cổ phiếu BID trong năm 2023?

Những lý do nên đầu tư vào cổ phiếu BID trong năm 2023 này:

Đầu tiên là vì cổ phiếu ngành ngân hàng có vai trò nâng đỡ và dẫn dắt thị trường, mỗi biến động của cổ phiếu ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến thị trường nói chung và các ngành khác nói riêng. Cổ phiếu ngành ngân hàng có chu kỳ rõ ràng, lợi nhuận sẽ biến đổi theo chu kỳ kinh tế kèm theo các chính sách tiền tệ. Tiếp nữa,

BID luôn có mặt trong nhóm cổ phiếu VN30 thuộc nhóm có số lượng niêm yết nhiều nhất. Khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu bước vào một chu ký tăng điểm thì chính nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng đầu tiên.

Có nên đầu tư cổ phiếu BID trong năm 2023?

Tiềm năng đầu tư vào cổ phiếu BID trong năm 2023

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của BIDV đang khá tốt dù phải vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn:

BIDV đặt ra kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 với: tỷ lệ dư nợ tín dụng dự kiến tăng 12% - 13%, huy động vốn dự kiến tăng 11%, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1.4%…

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của BIDV năm 2022 là CIR = 32.4%, ở mức khá thấp so với trung bình toàn ngành, rõ ràng, BIDV đã và đang kiểm soát rất tốt chi phí hoạt động của mình.

Năm 2022, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1.96 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm, trong đó: dư nợ tín dụng đạt 1.5 triệu tỷ đồng, tăng 12.65% so với đợt đầu năm, và cao hơn 11.8% so với mức thực hiện của năm 2021, đảm bảo giới hạn NHNN đã giao là 12.7%, dẫn đầu thị trường về thị phần tín dụng (chiếm đến khoảng 12.5% tổng thị phần).

Mục tiêu cho đến năm 2025 của BIDV, nợ xấu toàn hệ thống dưới 3%, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng cũng sẽ tăng lên 16% - 17%.

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.95 triệu tỷ đồng, tăng 21.1% so với đầu năm 2022, tổng tài sản đạt hơn 2.08 triệu tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm 2021. 

Dù có nhiều dự báo rằng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ giảm tốc trong năm 2023, nhưng các chuyên gia phân tích vẫn cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng sẽ rơi vào khoảng 10% - 11% trong năm nay. 

Chuyên gia phân tích của KBSV dự phóng tăng trưởng tín dụng của BIDV sẽ đạt 11.2%, NIM đạt 2.72%, giảm 16bps YoY do chi phí đầu vào tăng, chi phí trích lập dự phòng vẫn ở mức cao, lãi suất sau thuế rơi vào khoảng 19,603 tỷ đồng, tăng 14.4% svck.

Cấp thêm room cho nhà đầu tư nước ngoài: Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế của khối ngân hàng thương mại đạt 22,560 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23,190 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của BIDV là 22,560 tỷ đồng, tăng gần 80% so với năm 2021, nợ xấu cũng được kiểm soát rất tốt ở mức 0.9%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 245% - mức cao nhất trong những năm gần đây, số dư quỹ dự phòng rủi ro lên tới 40,000 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu BID cũng tăng 4% - là một trong hai mã cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng trong thời kỳ sóng gió của năm

Chính việc kiểm soát được tốt các hoạt động của mình nên NHNN ưu ái cấp thêm room tín dụng cho BIDV, dự kiến trong năm 2023 sẽ cải thiện được kết quả kinh doanh hơn nữa.

Theo lộ trình tăng vốn của BIDV, trong giai đoạn từ 2023 - 2025, tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Nhà Nước sẽ giảm xuống còn 65%, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược KEB Hana còn 15%, các nhà đầu tư tài chính có cơ hội sở hữu tỷ lệ lên đến 12%. Đồng thời, BIDV cũng sẽ phát hành cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên đến 30% vốn điều lệ. Như vậy, đây là mức tỷ lệ tương đối hấp dẫn để các quỹ ngoại hoặc một đối tác đầu tư chiến lược tiềm năng khác trên thị trường gia nhập vào BIDV.

Nhiều chuyên gia tài chính định giá cho cổ phiếu BID ở vùng 45,000 - 51,000 VND.cổ, tương ứng với mức định giá P/B là 1.3x. Trong ngắn hạn, nếu giá của BID về vùng giá dưới 41,000 VND/cổ thì nên cắt lỗ.

Tìm hiểu thêm:  Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới

III. Cách mua cổ phiếu BID nhanh chóng, an toàn

Nhà đầu tư có thể trực tiếp mua cổ phiếu BID tại CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC trực thuộc BIDV, giao dịch qua website chính thức của công ty bạn nhé.

Cách mua cổ phiếu BID nhanh chóng, an toàn

Cách mua cổ phiếu BID nhanh chóng, an toàn trong thời đại số

Bạn cũng có thể mua qua những công ty tài chính trung gian khác như: VCBS, MBS, VNDirect, SSI, Mirae Asset…

Hoặc tham gia các quỹ mở có đầu tư vào cổ phiếu BID như: TCFIN, VCBF, VCBF-BCF, MAFEQI…

Theo một báo cáo mới đây của chứng khoán ACB thì sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường, cổ phiếu ngân hàng trở về vùng hấp dẫn. Vì vậy, trong dài hạn, cổ phiếu ngành ngân hàng có khả năng đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư, không loại trừ cổ phiếu BID khi trong năm 2023 này, room ngoại đang cực kỳ náo nhiệt.

Trên đây là những thông tin và phân tích cổ phiếu BID. Mong rằng, những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Bạn cũng có thể xem thêm những báo cáo chi tiết về hoạt động kinh doanh cũng như biến động hàng ngày của cổ phiếu BID ngay trên ứng dụng TOPI. Chúc bạn đầu tư thành công!

Tìm hiều thêm thông tin:  Danh sách mã chứng khoán theo ngành tại Việt Nam

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội