Facebook Topi

11/09/2023

Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì? 5 Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Việt Nam

Quỹ đầu tư mạo hiểm là tổ chức giúp các doanh nghiệp mới thành lập nhận được nguồn vốn cần có để hoạt động và phát triển, với điều kiện các doanh nghiệp này có tiềm năng tốt trong tương lai. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

“Vốn ban đầu” đại diện cho một phần quan trọng trong vòng đời của một doanh nghiệp mới thành lập. Trước khi, doanh nghiệp đó có doanh thu thì nó cần đủ vốn ban đầu để thiết kế ra một sản phẩm hoàn chỉnh, thuê nhân viên và cơ sở vật chất. Và khoản tài trợ vốn này được cung cấp bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm để đổi lấy một phần vốn cổ phần từ các công ty đó.

Nếu thành công thì lợi nhuận mang về ít nhất gấp 10 lần số vốn cũ. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm phần lớn “nằm ngoài tầm với” của các nhà đầu tư bình thường, chỉ những nhà đầu tư được công nhận, chuyên nghiệp và có tài sản lớn.Vậy quỹ đầu tư mạo hiểm là gì?

I. Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì?

Quỹ đầu tư mạo hiểm (tiếng Anh: Venture capital - VC) là một dạng góp vốn cổ phần tư nhân, trong đó quỹ quản lý và gộp vốn của các nhà đầu tư lại và rót sang cho các công ty mới khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ nhưng có tiềm năng tăng trưởng dài hạn và sẵn sàng tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển về sau.

Thông tin về quỹ đầu tư mạo hiểm

Quỹ đầu tư mang lại lợi nhuận kỳ vọng tốt cho nhà đầu tư

Vốn mạo hiểm thường đến từ các nhà đầu tư dư dả tiền bạc, ngân hàng đầu tư hoặc bất cứ tổ chức tài chính nào, họ được gọi là venture capitalist - nhà đầu tư mạo hiểm, là đối tác hữu hạn của quỹ đầu tư.

Đầu tư mạo hiểm không phải lúc nào cũng phải là tiền, có thể là trợ giúp dưới dạng chuyên mô kỹ thuật, quản lý…

Đối với những công ty mới hoặc liên doanh có lịch sử hoạt động dưới hai năm, quỹ đầu tư mạo hiểm ngày càng trở thành một nguồn huy động vốn phổ biến và thiết yếu, đặc biệt với những trường hợp công ty thiếu khả năng tiếp cận thị trường vốn, các khoản vay ngân hàng hoặc các công cụ nợ khác.

II. Lịch sử của quỹ đầu tư mạo hiểm

Quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu xuất hiện vào cuối thập kỷ 1940 ở Mỹ, sau khi Quy định Giá trị chung (Securities Act) và Quy định Giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Act) được thông qua. Những quy định trong hai đạo luật này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Giai đoạn 1950-1960: Trong giai đoạn này, quỹ đầu tư mạo hiểm đã phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư giàu có và tổ chức tài chính. Một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng đã được thành lập trong thời kỳ này, đồng thời cung cấp các chiến lược đầu tư đột phá và tạo ra lợi nhuận cao.

Thập kỷ 1970: Trong thập kỷ này, các quỹ đầu tư mạo hiểm tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động ra khỏi Mỹ để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm thành công đã xuất hiện và đạt được lợi nhuận đáng kể từ các chiến lược đầu tư phức tạp.

Giai đoạn 1980-1990: Trong giai đoạn này, quỹ đầu tư mạo hiểm đã trở thành một lực lượng quan trọng trên thị trường tài chính. Sự phát triển của quỹ đầu tư mạo hiểm đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các chiến lược giao dịch đánh đố thị trường, sử dụng các phương pháp và công cụ tài chính phức tạp.

Thế kỷ 21: Quỹ đầu tư mạo hiểm đã trải qua nhiều thay đổi và sự chuyển đổi trong ngành tài chính. Đào tạo chuyên nghiệp và quy định ngành ngày càng tăng cường, trong khi công nghệ thông tin và khai thác dữ liệu đã tác động đáng kể đến cách quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động.

Hiện nay, vốn mạo hiểm có xu hướng chảy về những startup “kỳ lân” trong lĩnh vực kinh doanh, đa phần là những công ty công nghệ, viễn thông. 

III. Các giai đoạn tài trợ vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm

Vốn đầu tư mạo hiểm có thể được phân chia theo từng giai đoạn tăng trưởng của công ty nhận đầu tư. Các giai đoạn đó là:

Pre-seed (Gieo hạt): Giai đoạn người sáng lập công ty cố gắng biến một ý tưởng thành một kế hoạch kinh doanh. Họ cần cố vấn và người tài trợ sớm.

Seed funding (Nảy mầm): Giai đoạn công ty tìm cách tung ra sản phẩm đầu tiên của mình, vì chưa có doanh thu nên họ cần quỹ đầu tư mạo hiểm để tài trợ cho toàn bộ hoạt động của công ty.

Early-stage funding (cấp vốn giai đoạn đầu): Giai đoạn doanh nghiệp đã phát triển được một sản phẩm, cần thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất và bán hàng. Các vòng cấp vốn được ký hiệu theo chiều vốn tăng dần, chẳng hạn như series A, series B, series C…

Late-stage funding (cấp vốn giai đoạn cuối): Giai đoạn doanh nghiệp đã có doanh thu và chứng tỏ được sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình, lúc này doanh nghiệp có thể chưa có lãi nhưng triển vọng đầy hứa hẹn.

IV. Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

Quỹ đầu tư mạo hiểm mang lại mức lợi nhuận rất hấp dẫn

Nguồn tài trợ thường đến dưới hình thức vốn cổ phần tư nhân (PE) và cũng đến dưới dạng một số hình thức chuyên môn như kinh nghiệm kỹ thuật hoặc quản lý. 

Người tham gia không cần đặt cọc hay ký quỹ. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn gọi vốn và triển vọng công ty, cũng như số tiền đầu tư, mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người sáng lập, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường chiếm từ 25 - 50% quyền sở hữu một công ty mới.

Các giao dịch đầu tư mạo hiểm thường liên quan đến sở hữu cổ phần trong một công ty, được bán cho một số nhà đầu tư thông qua quan hệ đối tác hữu hạn độc lập. Những mối quan hệ này được thiết lập bởi các công ty, nhóm hay quỹ đầu tư mạo hiểm.

Mục tiêu của quỹ đầu tư mạo hiểm là tăng giá trị của công ty khởi nghiệp, sau đó thu hồi khoản đầu tư bằng cách bán cổ phần của quỹ, giao dịch M&A hoặc thông qua đợt phát hành cổ phiếu IPO.

Một điểm khác biệt giữa vốn mạo hiểm và các giao dịch vốn cổ phần tư nhân khác là, vốn mạo hiểm có xu hướng tập trung vào các công ty mới nổi, lần đầu tiên đi tìm kiếm nguồn vốn lớn, trong khi các giao dịch vốn cổ phần tư nhân khác thì tìm các công ty lớn, các công ty lâu đời để mua cổ phần hoặc mua lại cổ phần chuyển nhượng từ những người sáng lập công ty.

Khi trở thành nhà đầu tư mạo hiểm, rủi ro là rất lớn, bạn có thể mất trắng toàn bộ tiền bạc, vốn liếng khi công ty đó sụp đổ. Nhưng đi đôi với điều này, cơ hội thu được lợi nhuận khổng lồ cũng có thể xảy ra khi công ty bạn chọn hoạt động tốt, đúng mục tiêu và định hướng.

V. Ưu và nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

Ưu và nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

Những ưu điểm và hạn chế của các quỹ đầu tư mạo hiểm

Ưu điểm:

Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mới không tiếp cận được với thị trường chứng khoán và không có đủ dòng tiền để trả các khoản nợ. 

Mang lại lợi ích cho cả đôi bên, những công ty, doanh nghiệp cần vốn thì có được vốn để khởi động được các hoạt động dự án còn bỏ ngỏ, còn các nhà đầu tư mạo hiểm thì nắm được vốn chủ sở hữu trong các công ty đầy triển vọng. Trong trường hợp bị thất bại, công ty không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền đã đầu tư.

Ngoài vốn đầu tư, thì các quỹ đầu tư mạo hiểm còn cung cấp thêm các dịch vụ cố vấn cho doanh nghiệp giúp những công ty mới này có thể tăng trưởng đúng hướng và quy tụ được “nhân tài” về làm việc, giúp đỡ về hoạt động tiếp thị và quảng cáo, về kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, cùng nhiều mối quan hệ trong ngành khác. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của quỹ đầu tư mạo hiểm có thể được tận dụng cho các khoản đầu tư tiếp theo về sau.

Như vậy, đối với nền kinh tế thì nó là một động cơ lớn thúc đẩy cải tiến và thay đổi, tạo ra tăng trưởng việc làm, tạo ra các mô hình kinh doanh mới làm thay đổi nền kinh tế, 

Nhược điểm:

Thời gian thẩm định doanh nghiệp mới và ý tưởng của họ có thể diễn ra rất lâu, kéo dài, và đây có thể là điểm yếu khiến quá trình tài trợ bị trì hoãn.

Các doanh nghiệp chấp nhận nguồn vốn đến từ quỹ đầu tư mạo hiểm có thể bị mất quyền kiểm soát sáng tạo đối với hướng đi trong tương lai của mình. 

Về phía các nhà đầu tư, họ có thể mất trắng nếu công ty đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Nói chung, một công ty càng non trẻ thì rủi ro cho nhà đầu tư càng lớn.

Các nhà đầu tư mạo hiểm có thể yêu cầu một phần lớn vốn cổ phần của công ty, và gây nhiều sức ép đến ban quản trị của công ty đó.

Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm chỉ thích tìm kiếm lợi nhuận càng nhiều càng nhanh càng tốt, áp lực quá lớn có thể khiến công ty đó kiệt quệ vì phải theo đuổi tăng trưởng dài hạn.

Những đặc điểm chính của những quỹ đầu tư mạo hiểm

Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm mà bạn nên biết

VI. Các danh mục đầu tư của quỹ đầu tư mạo hiểm

Khẩu vị của quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm:

“Kỳ lân” trong ngành công nghệ: Xã hội ngày càng hiện đại hoá nên việc ứng dụng công nghệ mới vào nền kinh tế càng được chú trọng, có lẽ vì thế nên các quỹ đầu tư mạo hiểm rất thích các startup công nghệ. Những công ty này có đặc điểm là bắt đầu từ những công ty tư nhân rồi dần bị thâu tóm bởi các công ty lớn, đặc biệt, các công ty này dù vốn hoá nhỏ nhưng được định giá rất cao vì tiềm năng rộng mở trong tương lai. Họ có thể là các công ty về công nghệ sinh học, viễn thông, thiết bị di động, phần mềm…

Các doanh nghiệp ESG, các doanh nghiệp nghiêng về yếu tố môi trường xanh như thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, đồ ăn thức uống nguyên chất có lợi cho sức khỏe…

Các chuỗi bán lẻ từ thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, và các hàng hoá thiết yếu khác…

Các công ty liên quan đến dịch vụ tài chính và tiêu dùng, vận tải, logistics…

VII. Ai nên tham gia quỹ đầu tư mạo hiểm?

Những người tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm phải là những người có tài sản dồi dào, tiềm lực kinh tế mạnh, óc quan sát tốt, nắm bắt thị trường nhanh nhạy, trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn đầu tư cao, và đặc biệt mức độ chịu đựng rủi ro là rất lớn. 

Có 4 loại người chơi trong quỹ đầu tư mạo hiểm:

- Thứ nhất là các doanh nhân thành lập công ty mới và cần tài trợ để hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh của mình;

- Hai là các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để theo đuổi lợi nhuận khổng lồ;

- Ba là các ngân hàng đầu tư, tổ chức tài chính cần các công ty để bán cho công ty đại chúng khác hoặc đưa ra công chúng;

- Cuối cùng là các nhà đầu tư mạo hiểm kiếm lợi nhuận bằng cách tạo ra thị trường đầu tư cho các doanh nhân cần vốn và nhà đầu tư có nhu cầu cấp vốn.

Việc thẩm định đầu tư cần phải thật cẩn thận và chặt chẽ, họ sẽ tìm hiểu sâu về mô hình kinh doanh, sản phẩm, quản lý, lịch sử hoạt động và các lĩnh vực khác phù hợp để đánh giá chất lượng của doanh nghiệp và ý tưởng họ đang theo đuổi.

VIII. 5 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Việt Nam

5 quỹ đầu tư mạo hiểu uy tín nhất hiện nay

Quỹ đầu tư mạo hiểm đang được quan tâm nhất Việt Nam hiện nay

1. Quỹ Mekong Capital

Được thành lập năm 2001, tập trung vào nhóm ngành tiêu dùng.

Khẩu vị đầu tư: tập trung vào các công ty bắt kịp sức tiêu thụ khá lớn và tăng mạnh của tầng lớp tầm trung tại thị trường Việt Nam.

Một số khoản đầu tư nổi tiếng có: Chuỗi nhà hàng Golden Gate, chuỗi bán lẻ trang sức PNJ, Thế giới di động, Traphaco, Masan Consumer…

2. Quỹ CyberAgent Ventures

Khẩu vị đầu tư: chủ yếu về công nghệ, khởi nghiệp cho một loạt công ty startup nổi tiếng như Topica, Luxstay, VNG, Teamobi, Foody, Tiki, CleverAds…

Quỹ CyberAgent Ventures thuộc sở hữu của Tập đoàn CyberAgent của Nhật Bản, được thành lập vào tháng 04/2006 và hiện có mặt trên 8 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu tại Châu Á. 

Quỹ CyberAgent Ventures

CyberAgent Ventures là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểu tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay

3. Quỹ VinaCapital Ventures

Quỹ VinaCapital Ventures được thành lập từ tháng 08/2018, dưới sự quản lý của quỹ đầu tư VinaCapital, với quy mô 100 triệu Đô la Mỹ. Đội ngũ tư vấn của quỹ sẽ hỗ trợ các startup từ khâu gọi vốn, quản trị doanh nghiệp, điều hành hoạt động, các chiến lược về tiếp thị sản phẩm, cho đến phát triển phân khúc khách hàng và đàm phán các thương vụ hợp tác khác nhau.

Khẩu vị đầu tư: chứng khoán, bất động sản. Những công ty được Vinacapital “để ý” thường là các công ty đã chứng minh được năng lực trên thị trường.

4. Quỹ IDG Ventures

Quỹ đầu tư thuộc tập đoàn IDG Venture của Mỹ đầu tư vào Việt Nam bắt đầu từ 01/01/2004. Tính đến nay, quỹ đã tham gia đầu tư vào hơn 350 công ty, doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Khẩu vị đầu tư: startup về công nghệ, kỹ thuật, các công ty truyền thống muốn ứng dụng công nghệ vào cải tiến toàn bộ hoạt động kinh doanh, các công ty truyền thông, viễn thông, hàng tiêu dùng.

Nhà đầu tư chính của quỹ: Tập đoàn International Data Group - tập đoàn về truyền thông và kỹ thuật lớn nhất thế giới.

Quỹ IDG Ventures

IDG Venture mang đến lợi nhuận đầu tư hấp dẫn

5. Quỹ Golden Gate Ventures

Từ năm 2011, Golden Gate Venture đã đầu tư vào hơn 30 công ty thuộc 7 quốc gia Châu Á. 

Khẩu vị đầu tư: thương mại điện tử, chứng khoán, thanh toán trực tuyến, ứng dụng di động và nền tảng phần mềm dịch vụ. Tại Việt Nam nổi tiếng với chuỗi các cửa hàng ăn uống như Kichi-kichi, Ashima, SumoBBQ, Manwah…

Với sự gia tăng quy mô của các giao dịch tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm ngày càng trưởng thành theo thời gian. Hiện nay, quỹ này có rất nhiều nhà đầu tư tham gia, đồng ý rót vốn vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của một công ty khởi nghiệp, tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của họ.

Đầu tư mạo hiểm cho phép các “hạt giống của nền kinh tế” có bước đầu suôn sẻ và trao cho những người sáng lập thực hiện được “tầm nhìn” trong tương lai.

Xem thêm:  Quỹ đầu tư phát triển là gì? Mục đích và cách vận hành của quỹ

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI