Facebook Topi

01/03/2024

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp hiệu quả năm 2024

Phân tích tài chính là việc cần phải làm trong quá trình đầu tư và tích lũy. Việc phân tích tài chính giúp nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư rõ ràng, lựa chọn đúng sản phẩm, thời gian đầu tư hợp lý, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Hoạt động phân tích tài chính được hiểu là việc xem xét khả năng trả nợ, phát sinh lợi nhuận, tính thanh khoản cũng như sự ổn định của doanh nghiệp hoặc dự án đang có ý định đầu tư. Để hiểu hơn về công việc phân tích tài chính cũng như các phương pháp hỗ trợ phân tích nhanh chóng, hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay sau đây nhé!

I. Phân tích tài chính là gì?

Phân tích tài chính (tiếng Anh: Financial Analysis) là quá trình sử dụng các công cụ, phương pháp kỹ thuật để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực, cũng như các rủi ro cùng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính là gì?

Phân tích tài chính là công việc quan trọng trong quá trình đầu tư

Việc phân tích tài chính, đặc biệt là phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò cực kỳ lớn trong quá trình đầu tư và lựa chọn sản phẩm đầu tư sao cho tốt nhất. Những phương pháp phân tích tài chính phù hợp cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, giúp dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp đó trong tương lai.

II. Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động phân tích tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cả những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đó nữa. Họ có thể là: chủ doanh nghiệp, đối tác làm ăn, khách hàng, nhà tài trợ, nhà cung cấp, các cơ quan Nhà nước và người lao động.

Mỗi đối tượng sẽ có một góc nhìn khác nhau:

Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục đích quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

1. Đối với ban điều hành, lãnh đạo của doanh nghiệp

Nhìn vào phân tích báo cáo tài chính họ sẽ:

- Đánh giá được hiệu quả của từng hoạt động trong công ty để có thể thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính phù hợp;

- Đánh giá được tình hình lợi nhuận, khả năng giải quyết rủi ro cũng như thanh toán được các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp;

- Đảm bảo các quyết định của ban điều hành thỏa mãn các vấn đề về đầu tư, tài trợ, đồng thời phân phối lợi nhuận một cách chính xác;

- Kiểm tra và giám sát được các hoạt động quản lý đã phù hợp hay chưa;

- Dự đoán được tình hình tài chính của công ty trong tương lai và đưa ra hướng giải quyết và kế hoạch.

2. Đối với chủ đầu tư

Mối quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận sau đó là thời gian có thể hoàn vốn và có rủi ro nào có thể xảy ra với họ hay không. Nhờ phân tích tài chính, họ có đầy đủ thông tin về: kết quả kinh doanh, điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp.

Đối với chủ đầu tư

Phân tích tài chính giúp nhà đầu tư quản trị được rủi ro khi đầu tư

3. Đối với chủ nợ của doanh nghiệp

Cũng giống như chủ đầu tư, phân tích tài chính giúp họ nắm được việc liệu doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không.

4. Đối với người lao động

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến thu nhập của họ. Tại một số công ty, người lao động được tham gia góp vốn hoặc thưởng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng có quyền lời và trách nhiệm gắn với công ty. Dựa vào phân tích tài chính, họ biết được liệu có khả năng nào lương tăng (công ty làm ăn tốt), hoặc bị chi trả lương chậm hay cổ tức có được trả sòng phẳng hay không.

5. Đối với các cơ quan Nhà nước

Họ sẽ kiểm tra, đánh giá được các hoạt động tài chính của doanh nghiệp xem vi phạm hay tuân thủ đúng chính sách và chế độ mà luật pháp quy định.

III. Các loại phân tích tài chính

1. Phân tích theo chiều ngang

Loại phân tích này sử dụng hiệu suất trong quá khứ làm cơ sở để đánh giá và phân tích doanh nghiệp. Với các công ty lâu năm thì thường dùng thời gian 02 năm trước để để làm tiêu chuẩn đánh giá, còn nếu công ty mới, non trẻ thì có thể dùng 01 năm đầu tiên.

2. Phân tích theo chiều dọc

Là phương pháp phân tích theo tỷ lệ phần trăm, dùng lợi nhuận so sánh với các tài sản, khoản nợ và cổ phần của doanh nghiệp. Thích hợp khi so sánh nhiều doanh nghiệp giống nhau, nhưng sử dụng phương pháp này không thể phân tích ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

3. Phân tích theo tỷ lệ

Là phương pháp phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, được sử dụng khi những phương pháp phân tích thông thường không còn hữu ích nữa. Tuy nhiên, nếu lựa chọn 02 yếu tố tác động đều có kết quả kém thì bảng báo cáo tài chính khả năng sẽ không chuẩn.

4. Chuyển động giá cổ phiếu

Thay vì phân tích toàn bộ khả năng tài chính của công ty thì các chuyên gia sẽ phân tích hiệu suất của cổ phiếu mà công ty đó đã phát hành. Khi ấy, thị trường tài chính trở thành một công cụ phân tích. Họ sẽ so sánh và đánh giá các công ty tương tự. Nếu sử dụng dữ liệu không đúng thì giá trị thực của cổ phiếu sẽ bị sai.

Hơn nữa, các phân tích chứng khoán thường bỏ qua tính bền vững nội tại của công ty, để thu lợi từ biến động giá cổ phiếu. Cho nên, cách phân tích này không đáng tin cậy để thiết lập các mối quan hệ đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Các loại phân tích tài chính

4 loại phân tích tài chính phổ biến nhất hiện nay

IV. Các chỉ số quan trọng khi phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi phân tích tài chính của doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ý hai chỉ số quan trọng nhất đó là chỉ số thanh toán và chỉ số hoạt động.

Trong nhóm chỉ số thanh toán có 10 chỉ số cơ bản đó là:

- Chỉ số thanh toán hiện hành: dùng để đo lường khả năng doanh nghiệp có thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn hay không. Nếu ở mức 2 hoặc mức 3 thì là tốt.

- Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio): dùng để đo lường mức thanh khoản của tài sản trong công ty. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào tính, còn lại các tài sản ngắn hạn khác và hàng tồn kho thì không được tính vào.

- Chỉ số tiền mặt: thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại để đáp ứng đủ các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

- Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage): thể hiện việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng số tiền mặt có được từ hoạt động kinh doanh của công ty. Ta tính được chỉ số này bằng cách lấy dòng tiền hoạt động chia cho số nợ ngắn hạn.

- Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover): thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng cho các khách hàng của mình. Nếu chỉ số càng cao thì nghĩa là khách hàng không nợ công ty mà trả hết tiền hàng.

- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu: thể hiện trung bình bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu hồi được tiền từ các khách hàng. Ta lấy 365 chia cho vòng quay các khoản phải thu thì sẽ ra kết quả.

- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu chỉ số càng cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đang bán hàng tốt, không bị ứ đọng hàng hóa.

- Chỉ số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho: Để tính được chỉ số này ta lấy 365 chia cho vòng quay hàng tồn kho.

- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: thể hiện hiệu quả sử dụng chính sách tín dụng từ nhà cung cấp của doanh nghiệp. Nếu quá thấp thì xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp cũng sẽ thấp điểm.

- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả: Để tính được chỉ số này ta lấy 365 (tương ứng số ngày trong năm tài chính) chia cho vòng quay các khoản phải trả.

Trong chỉ số hoạt động cần quan tâm đến 2 chỉ số là lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận đầu tư.

- Với lợi nhuận bán hàng, bạn phải tính được: Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin), biên lợi nhuận hoạt động, biên EBITDA, biên EBIT, biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận phân phối.

- Với lợi nhuận đầu tư, cần phải tính được: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (ROCE), tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cổ phần (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROTC).

Các chỉ số quan trọng khi phân tích tài chính doanh nghiệp

Các chỉ số quan trọng mà bạn cần biết khi phân tích tài chính doanh nghiệp

Ngoài ra, còn nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như: hệ số nợ (phản ánh trong phần tài sản đang có thì bao nhiêu phần trong đó là vay nợ), hệ số vốn chủ sở hữu (phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp với chủ nợ), hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (phản ánh trong toàn bộ vốn chủ sở hữu thì tỷ lệ vay nợ chiếm bao nhiêu) và cơ cấu tài sản (phản ánh tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn).

Và nhóm chỉ số đánh giá khả năng tăng trưởng: chỉ số lợi nhuận tích lũy, chỉ số tăng trưởng bền vững, chỉ số tăng trưởng doanh thu và chỉ số tăng trưởng lợi nhuận…

V. Các phương pháp phân tích tài chính

Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính, nổi bật nhất là:

1. Phương pháp so sánh

Sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu thông qua báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp, có thể từ 2 đến 3 năm cả về số tương đối và tuyệt đối.

Phương pháp này rất dễ vận dụng, có thể tìm ra được xu thế của các chỉ tiêu. Tuy nhiên, nó không đánh giá được chất lượng của các thông tin đã sử dụng.

Trong phương pháp này ta có thể chọn: so sánh theo thời gian, so sánh chéo theo thời điểm hoặc so sánh kết hợp.

2. Phương pháp loại trừ

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính, với giả định các nhân tố còn lại không thay đổi.

Nhà phân tích nếu sử dụng phương pháp này sẽ thấy được nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của tài sản, sau đó phát hiện ra thiệt/hơn trong hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra định hướng hoạt động trong các kỳ tới.

3. Phương pháp cân đối liên hệ

Dựa vào đặc trưng cân đối cơ bản giữa tài sản và nguồn vốn, doanh thu và chi phí, dòng tiền ra tiền vào và cân đối giữa tăng và giảm… để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích như thế nào. 

Phương pháp cân đối liên hệ

Phương pháp liên hệ giúp bạn nhanh chóng nắm được những thông tin cơ bản nhất

4. Phương pháp phân tích tách đoạn (sử dụng mô hình Dupont)

Phương pháp này sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua các công cụ quản lý truyền thống, mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

Nhà phân tích sẽ nhận ra được các nguyên nhân gây ra hệ quả xấu hoặc hiệu quả tốt trong hoạt động doanh nghiệp.

Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như chỉ số ROA (thu nhập trên tài sản), ROE (thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu), kết quả của các chuỗi tỷ số sẽ có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó, nhà phân tích biết được ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp ra sao.

Còn rất nhiều phương pháp phân tích khác như: phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp phân tích tương quan…

Tổng kết: Việc vận dụng phương pháp phân tích tài chính phù hợp với nội dung và chỉ tiêu phân tích với các đánh giá tổng hợp là nghệ thuật đối với các chuyên gia phân tích tài chính. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng tổ chức dữ liệu, khả năng chẩn đoán và tổng hợp các vấn đề tài chính khác nhau, từ đó mở ra bức tranh toàn diện về tài chính doanh nghiệp. 

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI