Phá sản, một thuật ngữ thường gắn liền với sự sụp đổ tài chính và những khó khăn không thể vượt qua, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Trong suốt nhiều thập kỷ, không ít những vụ phá sản đã gây chấn động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, chính trị và xã hội. Từ những tập đoàn khổng lồ từng đứng đầu thị trường đến những cá nhân nổi tiếng, mỗi câu chuyện phá sản đều mang theo những bài học quý giá và những hệ lụy khó lường. Dưới đây là 10 vụ phá sản nổi tiếng nhất trong lịch sử, những sự kiện đã thay đổi cục diện tài chính thế giới và để lại những di sản khó phai.
Phá sản là gì?
Định nghĩa và thủ tục thực hiện tuyên bố phá sản được quy định rõ trong Luật Phá sản 2024. Phá sản là tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, hợp tác xã và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thì được xem xét phá sản.
Khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, họ có thể nộp đơn xin phá sản để được pháp luật bảo vệ và tái cơ cấu lại nợ. Quy trình phá sản có thể giúp người mắc nợ thoát khỏi một số hoặc tất cả các khoản nợ, nhưng cũng có thể dẫn đến việc thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ.
Top 10 vụ phá sản đi vào lịch sử kinh tế thế giới
Phá sản là một biện pháp pháp lý nhằm giúp người mắc nợ hoặc doanh nghiệp giải quyết tình trạng nợ nần quá mức và khởi đầu lại. Tuy nhiên, phá sản cũng có những hậu quả tiêu cực, bao gồm ảnh hưởng đến tín dụng và khả năng vay mượn trong tương lai.
Có 2 loại phá sản được công nhận phổ biến nhất hiện nay là:
-
Phá sản cá nhân: Cá nhân không có khả năng trả nợ có thể nộp đơn xin phá sản cá nhân theo chương 7 hoặc chương 13 của Luật Phá sản Hoa Kỳ (hoặc quy định tương tự ở các quốc gia khác). Chương 7 liên quan đến việc thanh lý tài sản để trả nợ, trong khi chương 13 cho phép cá nhân tái cơ cấu và trả nợ theo kế hoạch được tòa án chấp thuận.
-
Phá sản doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin phá sản theo chương 7 (thanh lý) hoặc chương 11 (tái cơ cấu) của Luật Phá sản Hoa Kỳ. Chương 7 liên quan đến việc bán tài sản doanh nghiệp để trả nợ, trong khi chương 11 cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và tái cơ cấu nợ.
10 vụ phá sản nổi tiếng trong lịch sử
Trong bài viết này TOPI xin gửi tới thông tin về 10 vụ phá sản gây chấn động của giới tỷ phú khiến những người sở hữu hàng nghìn tỉ Đô la trở thành trắng tay chỉ trong thời gian ngắn.
#1. Tập đoàn Lehman Brothers (2008) phá sản với khoản nợ khổng lồ hơn 600 tỷ đô la
Tập đoàn đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers với lịch sử 158 năm hoạt động cùng quy mô 25.000 nhân viên đã tuyên bố phá sản vào năm 2008 kèm khoản nợ khổng lồ hơn 600 tỷ USD.
Lehman Brothers phá sản sau 158 năm hoạt động
Sự kiện sụp đổ của Lehman Brothers mở màn cho cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất của nước Mỹ và kéo dài gần 10 năm. Hậu quả của vụ phá sản Lehman Brothers này là: tín dụng đóng băng, thị trường chứng khoán lao dốc, hàng triệu người thất nghiệp, các nhà đầu tư toàn thế giới lo sợ về sự đứt gãy của bộ máy tài chính khổng lồ.
Theo giám đốc điều hành cấp cao của AB Bernstein ở Chicago, ông Rick Meyers thì nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng năm 2008 là từ sự bùng nổ của thị trường nhà đất tại Mỹ. Khi chính sách cho vay lãi suất thấp do Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED áp dụng nhằm thúc đẩy nền kinh tế, khách hàng được vay mua bất động sản mà không phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ. Tức là những khách hàng có lịch sử nợ xấu hoặc không có tài sản thế chấp cũng có thể mua nhà.
Ngay sau đó, quả bong bóng bất động sản Mỹ phình to cực đại, quyền sở hữu nhà đất đạt điểm bão hòa, lãi suất bắt đầu tăng lên. Những người đang vay nợ không còn khả năng thanh toán, lại chịu áp lực lãi suất đè nặng dẫn tới tình trạng trốn nợ dựa trên quy định lỏng lẻo từ hợp đồng cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2007, số lượng khách hàng bị tịch thu tài sản để siết nợ tăng mạnh khiến các ngân hàng không kịp xoay sở và bị biến ngược từ chủ nợ thành con nợ. Câu chuyện sụp đổ của hệ thống Lehman Brothers là bi kịch của những chủ nợ bị cuốn vào các khoản vay thế chấp rủi ro và gây ra một nền kinh tế chìm sâu trong khủng khoảng.
#2. Ngân hàng Washington Mutual (2008) kéo theo 13 ngân hàng thương mại cùng phá sản.
Ngân hàng Washington Mutual là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn thứ hai tại Mỹ có lịch sử hoạt động 119 năm, sở hữu khối tài sản lên tới 307 tỷ đô la, 2300 chi nhánh tại 15 bang. Washington Mutual đồng thời là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất tại Mỹ.
Bi kịch của ngân hàng Washington Mutual là do tình trạng thua lỗ nặng nề trong lĩnh vực cho vay cầm cố bất động sản và sự tháo chạy của khách hàng gửi tiết kiệm tại đây. Chỉ trong 3 tháng từ 6/2008 đến 9/2008 số lượng tiền gửi của khách hàng đã giảm 53 tỷ USD từ mức 188 tỷ xuống còn 135 tỷ.
Washington Mutual phá sản trong bối cảnh giá cổ phiếu sụt giảm mạnh tới 95% trong vòng 1 năm và xếp hạng tín nhiệm bị đánh tụt thậm tệ.
Cùng với vụ phá sản của ngân hàng Washington Mutual có thêm 13 ngân hàng thương mại của Mỹ lâm vào tình trạng tương tự.
#3. Công ty WorldCom (2002) phá sản làm đảo điên thị trường chứng khoán.
Việc phá sản của Tập đoàn viễn thông WorldCom được coi là một trong những vụ lừa đảo làm giới tài chính thế giới “kinh hồn bạt vía”.
Chân dung ông trùm lừa đảo khiến giới tài chính Mỹ khiếp sợ
Câu chuyện không tưởng về việc ngụy tạo sổ sách biến lỗ thành lãi như thần trong vòng nhiều năm của WorldCom bắt nguồn từ một thị trấn nhỏ tại Mỹ. Một giáo viên thể dục tên là Bernie Ebbers thành lập một công ty và biến nó thành một đế chế viễn thông hàng trăm tỉ USD đầy dối trá trong vòng hơn 1 thập kỷ.
Ở thời kì đỉnh cao, công ty WorldCom sở hữu số vốn hóa lên tới gần 180 tỷ Đô la và giá cổ phiếu đạt mức 60 USD. Đầu năm 2000, đế chế WorldCom có khoảng 88.000 nhân viên, dạt doanh thu vượt mức 40 tỷ đô la. Sự thịnh vượng này của WorldCom mang tới cho Bernie Ebbers khối tài sản 1.4 tỷ USD.
Dù gặp khó khăn sau thất bại của vụ sát nhập công ty đối thủ Sprint gây thất thoát 129 tỷ USD song Ebbers không hề hết tham vọng mà liên tiếp thực hiện các thương vụ thâu tóm một cách mù quảng.
Áp lực thực sự đến vào năm 2000, khi cổ phiếu của WorldCom lao dốc khi bong bóng dot-com vỡ và hàng loạt công ty viễn thông, internet rung chuyển. Đến tháng 4/2002, Bernie Ebbers bắt buộc phải rời khỏi vị trí điều hành cao nhất với khoản nợ hơn 400 triệu USD.
Bi kịch thực sự kinh hoàng khi một kiểm toán viên nội bộ được CEO mới giao tiến hành kiểm tra sổ sách năm 2002 và phát hiện ra những điểm bất thường trong số liệu kế toán. Sau đó, tất cả quy mô và quá trình gian lận kéo dài từ năm 1999 đến 5/2002 được lôi ra ánh sáng.
Cổ đông của công ty viễn thông Bernie Ebbers là những nạn nhân lớn nhất của vụ bê bối lừa đảo tài chính, họ trắng tay chỉ trong tích tắc. Bernie Ebbers bị kết án 25 năm tủ gian với các tội danh: lừa đảo chứng khoán, gian lận số liệu kế toán…
#4. Tập đoàn General Motors (2009) gây ra vụ phá sản lớn nhất lịch sử công nghiệp Mỹ
Ngày 1/6/2009, tập đoàn General Motors đệ đơn xin bảo hộ phá sản với tổng số nợ lên tới 173 tỷ USD. Đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và ngành công nghiệp nói riêng thì General Motors được coi là trái tim của sức mạnh kinh tế và là đại diện tiêu biểu của nền công nghệp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của General Motors là sản phẩm ô tô sản xuất ra có chi phí cao nhưng độ bền lại không đáp ứng dược nhu cầu của người sử dụng. Đây không phải là vấn đề của riêng General Motors mà còn của các nhà sản xuất ô tô Mỹ thời bấy giờ.
Sở dĩ có tình trạng như vậy là các doanh nghiệp sản xuất ô tô cắt quá nhiều chi phí cho các khoản trợ cấp xã hội, hưu trí và chăm sóc y tế cho lực lượng nhân công đang làm việc lẫn nghỉ hưu. Điều này không phản ánh một môi trường làm việc nhân văn mà ngược lại là di sản từ sự dư thừa nhân lực và không tối ưu được hiệu quả kéo dài mấy chục năm.
General Motors thất bại là minh chứng rõ rệt phản ánh câu chuyện các doanh nghiệp phớt lờ nguyên tắc hoạt động của thị trường và không thể kiểm soát chi phí.
#5. Tập đoàn CIT Group (2009) tạo nên vụ phá sản thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ
Tập đoàn CIT Group chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Mỹ vào ngày 1/11/2009, chính thức đánh dấu vụ phá sản thứ 5 đi vào lịch sử kinh tế Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ảnh hưởng tới nhiều đế chế kinh tế và khiến cho CIT cạn vốn. Kèm theo đó, suy thoái kinh tế khiến cho số khoản nợ khó đòi của CIT ngày càng nhiều thêm.
Trong thời kì đỉnh cao, giá cổ phiếu CIT đạt mức 60 usd/ cổ phiếu, nhưng ở phiên giao dịch gần ngày phá sản nhất chỉ còn 0.72 usd/ cổ phiếu.
Vụ phá sản của Tập đoàn CIT Group không gây nhiều bất ngờ bởi dấu hiệu gặp nạn của doanh nghiệp này đã manh nha xuất hiện từ nhiều tháng trước đó. Việc Tập đoàn CIT Group phá sản không gây cú sốc lớn trong ngắn hạn với nền kinh tế Mỹ song lại là đòn áp lực lớn đánh vào sự phục hồi kinh tế đang mong manh hình thành.
Bên cạnh đó, Tập đoàn CIT Group sụp đổ còn được coi là một thất bại của chính phủMỹ bởi họ đã đổ hơn 2.33 tỷ đô la vào doanh nghiệp này trong tháng 12/2008 để thực hiện chương trình giải cứu hệ thống mang tên TARP (Giải trừ nợ xấu).
Nhiều công ty tài chính khác ngoài CIT có hoạt động phụ thuộc vào thị trường trái phiếu như Freddie Mac, Fannie Mae… đều đã bị đẩy tới bờ vực hoặc sụp đổ hoàn toàn.
#6. Tập đoàn PG&E (2019) phá sản kéo theo 1 thống đốc bang từ chức
Vào giai đoạn 2000 – 2001, bang Canifornia xảy ra hàng loạt cuộc khủng hoảng mất điện sau khi các quy định về giám sát thị trường năng lượng được nới lỏng.
Công suất điện hạn chế, chi phí sản xuất lại cao, tháng 4/2001 tập đoàn Tập đoàn Pacific Gas and Electronic (PG&E) đã rơi vào tình thế phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thống đốc của bang Canifornia lúc bấy giờ là ông Gray Davis đã quyết định giải cứu hãng năng lượng này bằng ngân quỹ bang và dẫn tới nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa buộc ông rời khỏi ghế thống đốc.
Từ một tập đoàn năng lượng với khối tài sản 36 tỷ USD, đã hoàn tất thủ tục phá sản và hoàn trả được 10,2 tỷ cho chủ nợ vào năm 2004.
#7. Enron Corporation (2001) phá sản sau 1 đêm khiến 20 nghìn người thất nghiệp
Sự sụp đổ của Enron Corporation đã gây ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người và rung chuyển mọi ngóc ngách của Phố Wall huy hoàng. Ở thời kỳ đỉnh cao, cổ phiếu của Enron vươn đến cái giá trong mơ là 90.75 usd/ cổ phiếu. Trước ngày phá sản, giá niêm yết trên sàn chứng khoán của Enron chỉ còn 0.26 usd/ cổ phiếu.
Enron sụp đổ làm rung chuyển Phố Wall
Enron Corporation được thành lập vào năm 1985 với sự hợp nhất giữa hai công ty Houston Natural Gas Co. và Omaha, InterNorth Inc và được CEO mới Kenneth Lay định hướng trở thành công ty kinh doanh và cung cấp năng lượng.
Sau khi xảy ra việc bãi bỏ quy định với thị trường năng lượng cho phép các công ty đặt cược vào hợp đồng tương lai, Lay đã chèo lái Enron sẵn sàng tận dụng lợi thế đó bằng cách thành lập Enron Finance Corp.
Môi trường pháp lý thời điểm đó đã tạo môi trường tốt đẹp để Enron Finance phát triển. Cuối những năm 1990, bong bóng dot-com bùng phát, cổ phiếu Internet được định giá ở mức phi lý khi Nasdaq chạm mốc 5.000 điểm và các cơ quan quản lý chấp nhận giá cổ phiếu tăng vọt như một hiện tượng bình thường mới.
Giám đốc điều hành của Enron Finance là Jeffrey Skilling đã có một đóng góp chuyển đổi phương pháp kế toán truyền thống sang cách hạch toán theo giá thị trường (MTM) và được Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 1992.
Vào tháng 10/1999, Enron đã thành lập lên EnronOnline (EOL) – trang web giao dịch điện tử về hàng hòa và được Fortune vinh danh là Công ty sáng tạo nhất nước Mỹ trong 6 năm liên tiếp. EOL đã thực hiện được gần 350 tỷ USD giao dịch cho tới giữa năm 2000.
Năm 2000, Enron quyết định chi hàng trăm triệu đô la xây dựng mạng viễn thông với băng thông rộng tốc độ cao nhưng hầu như không thu được lợi nhuận. Khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra, Enron chịu ảnh hưởng nặng nề trước sự biến động của thị trường.
Mùa thu năm 2000, Enron bắt đầu xuất hiện những vết rạn, Skilling lợi dụng MTM để thực hiện che dấu thông tin về các tổn thất tài chính từ những hoạt động kinh doanh. Kỹ thuật của MTM dựa trên chỉ số đo lường giá trị thị trường hiện tại thay vì giá trị sổ sách, và có hiệu quả khi giao dịch chứng khoán nhưng lại là thảm họa với các doanh nghiệp trên thực tế.
MTM đã trở thành công cụ tuyệt vời phục vụ cho các kế hoạch che giấu các khoản lỗ và tạ các khoản lãi ảo. Ban quản lý của Enron tin rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá nhưng thực tế xảy ra ngược lại.
Tháng 2/2001, Lay nghỉ hưu, bàn giao lại vị trí CEO cho Skilling. Tháng 8/2001, Skilling cũng từ chức giám đốc điều hành. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu của Enron cũng giảm xuống mức 39.95 usd/ cổ phiếu. Đến tháng 10 cùng năm, Enron báo khoản lỗ quý đầu tiên và thu hút sự chú ý của SEC (Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ).
Liên tiếp sau đó, Enron cấm nhân viên bán cổ phiếu ít nhất 30 ngày, và lãnh đạo trụ cột bị sa thải, thông tin chính xác Enron đã lỗi 591 triệu đô la, nợ 690 triệu đô vào cuối năm 2000.
Tháng 12/2001, Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đưa 20.000 nhân viên rơi vào tình trạng thất nghiệp, một số giám đốc điều hành bị kết tội gian lận chứng khoán, giao dịch nội gián và kết án ngồi tủ.
#8. Conseco (2002)
Tập đoàn bảo hiểm và tài chính Conseco chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 18/12/2002 khép lại một năm đầy sóng gió của kinh tế Mỹ và là vụ sụp đổ lớn thứ 3 của các ông lớn tài chính của đất nước này.
Sự kiện Conseco được dự đoán từ trước bởi tập đoàn này cùng các ngân hàng và những người nắm giữ trái phiếu đã trải qua nhiều tháng nỗ lực tìm cách giải quyết.
Conseco phá sản với số nợ 6.5 tỷ USD, hậu quả của việc công ty mất khả năng chi trả các khoản nợ và thanh toán trái phiếu vào đầu năm 2002.
Thảm kịch mang tên Conseco bắt đầu từ hành động mua lại Tree Financial – một công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay mua nhà lưu động. Vụ sát nhập này khiến Conseco đối diện với hàng loạt khoản vay khó đòi, cộng thêm ảnh hưởng từ sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ thời điểm đó đã khiến tình hình trở nên u ám và mất kiểm soát.
Giá cổ phiếu của Conseco tụt dốc không phanh từ 58 usd/ cổ phiếu trong giai đoạn 1988 – 1998 xuống chỉ còn 4 xu Mỹ/ cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 16/12/2002.
#9. MF Global (2011) sụp đổ vì khủng hoảng nợ châu Âu
Tổng giám đốc Jon Corzine đã khiến MF Global trở thành hãng tài chính Mỹ đầu tiên sụp đổ vì khủng hoảng nợ trong vòng chưa tới 2 năm. MF Global trong giai đoạn 2010 – 2011 đã che giấu khoản nợ thực lên khi công bố số liệu tài chính tài tình đến nỗi CFTC, FBI và SEC phải bắt tay phối hợp điều tra xem nguyên nhân bốc hơi của 633 triệu USD do khách hàng gửi vào tài khoản công ty này như thế nào.
MF Global phá sản được nhận định từ giới quan sát là xuất phát từ những sai lầm của tổng giám đốc Jon Corzine khi ông này liều lĩnh đánh bạc với trái phiếu Châu Âu và đẩy công ty vào khủng hoảng trầm trọng.
Vụ việc MF Global được xếp hàng thứ 8 về mức độ nghiêm trọng trong lịch sử kinh tế Mỹ với 41 tỉ USD tài sản.
#10. Energy Future Holdings (2014) biến thương vụ sát nhập lịch sử thành vụ phá sản lớn nhất
Sự việc bắt nguồn từ việc tập đoàn EFH (Energy Future Holdings) tiền thân là TXU phải làm thủ tục cơ cấu lại các khoản nợ của mình. Đến năm 2007, TPG, KKR và Goldman Sachs liên kết mua lại EFH bằng nguồn tài chính đi vay lớn nhất lịch sử. Thương vụ thu mua này khiến cho khoản nợ khổng lồ của công ty trở nên lớn hơn và đi tới phá sản với con số lên tới 40 tỷ đô la.
Vụ sát nhập lịch sử này là một ván đặt cược không thể tin được trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên tụt giảm tệ hại vì sự xuất hiện của công nghệ khai thác mới.
Cho tới nay, Energy Future Holdings phá sản vào năm 2014 vẫn là vụ việc đi vào kỷ lục với quy mô lớn và được xếp vào top các vụ sụp đổ khó hiểu nhất lịch sử.
TOPI sẽ cùng bạn cập nhật những tin tức đáng tin cậy và hữu ích về tình hình tài chính trong nước và quốc để để giúp bạn thêm thông tin và phát triển khả năng quản lý tài chính cá nhân cũng như đầu tư để hướng tới cuộc sống thịnh vượng của mình.