Facebook Topi

27/04/2023

Nhà đầu tư là gì? Cách để trở thành nhà đầu tư thông minh

Nhà đầu tư là gì? Thế nào là một nhà đầu tư thông minh? Hãy cùng TOPI tìm hiểu về khái niệm nhà đầu tư và bí quyết trở thành một nhà đầu tư thành công.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Đầu tư là chủ đề đang rất “nóng” hiện nay. Ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền kỹ thuật số… Vậy nhà đầu tư là gì? Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay bạn nhé!

I. Nhà đầu tư là gì?

Theo Luật Đầu Tư, tại Điều 3, Khoản 13 thì Nhà đầu tư là những tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

Hiểu một cách đơn giản thì nhà đầu tư là người tham gia bỏ tiền vào một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực… nào đó với mục đích kiếm được lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. 

Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích về mặt kinh tế, đó là những nhà đầu tư kinh doanh, sản xuất. Một số đơn vị thuộc Nhà nước đầu tư vào các công trình công cộng, dân sinh, phúc lợi nhằm mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội.

Nhà đầu tư là gì?

Nhà đầu tư bỏ tiền vào hoạt động kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận

Các nhà đầu tư tài chính có thể là những tổ chức tín dụng Nhà nước và tư nhân như các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các quỹ tín dụng, các nhà đầu tư cá nhân, giới phân tích tài chính và báo chí lĩnh vực tài chính,...

Nếu bạn là người thường xuyên mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc giao dịch mua bán chứng khoán để có lãi thì bạn chính là một nhà đầu tư chứng khoán.

Nhà đầu tư cũng là những cá nhân hay tổ chức mua và nắm giữ các tài sản trong một thời gian dài với nhận định sẽ có được lãi, không vì thu nhập ngắn hạn.

Theo Benjamin Graham: "Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng, có thể đảm bảo an toàn vốn và thu lời thỏa đáng. Những hoạt động không đáp ứng được những yêu cầu trên được gọi là đầu cơ."

Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng

Nhà đầu tư có thể vì mục tiêu kinh tế hoặc an sinh xã hội

II. Phân loại nhà đầu tư trên thị trường hiện nay

Theo Luật quy định, nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc là một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Theo đó, có ba loại nhà đầu tư là: 

- Nhà đầu tư trong nước

- Nhà đầu tư nước ngoài

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Việc phân loại các nhà đầu tư nhằm giúp cơ quan chức năng xác định điều kiện và thủ tục đầu tư đối với từng đối tượng, trong từng giai đoạn cụ thể. 

Mặc dù có ba loại nhà đầu tư, nhưng chỉ áp dụng hai loại điều kiện và thủ tục đầu tư là: thủ tục áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Một số quy định áp dụng chung cho tất cả các loại nhà đầu tư. Tùy từng trường hợp cụ thể, các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng một trong hai loại thủ tục trên.

Phân loại nhà đầu tư trên thị trường hiện nay

Nhà đầu tư cần nắm rõ quy định pháp luật và am hiểu thị trường

III. Bí quyết để trở thành nhà đầu tư thông minh

Có thể bạn đã từng nghe đến cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” do Benjamin Graham viết về quá trình đầu tư thành công của huyền thoại Warren E. Buffet. Ông là một nhà đầu tư chứng khoán thành công với phong cách đầu tư vào giá trị nội tại.

Xem thêm:  Phương pháp đầu tư của Warren Buffett - Bí quyết đầu tư chứng khoán thành công

1. Hiểu rõ về lĩnh vực mình muốn đầu tư

Nếu có ý định đầu tư vào lĩnh vực nào, bạn hãy chắc chắn là mình có kiến thức ít nhất là cơ bản về lĩnh vực đó. Không bao giờ nên đổ tiền vào lĩnh vực mà mình không hiểu gì cho dù lĩnh vực đó đang được nhiều người đánh giá cao.

Ví dụ: Nếu bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh ăn uống, nhà hàng, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm về an toàn thực phẩm và đồ uống, quy định của pháp luật về ngành thực phẩm. Bạn cũng cần có kinh nghiệm về quản lý đội ngũ nhân viên phục vụ đúng tiêu chuẩn, phải am hiểu về đặc trưng hương vị của nhiều món ăn theo vùng, miền…

2. Xác định rõ mục tiêu và lập kế hoạch cho từng giai đoạn

Bạn cần phải xác định rõ mục tiêu trong từng giai đoạn và đặt ra kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Cần liệt kê chi tiết tổng giá trị tiền mặt mình đang có, các tài sản khác đang sở hữu và đặc biệt là các khoản đang vay nợ. 

Hãy hoạch định chính xác những mục tiêu mình cần hướng đến. Sau đó đối chiếu giữa nguồn vốn đầu tư đang có và mục tiêu của mình để xem xét tính khả thi của nó.

Xem nhanh:  Kế hoạch tài chính là gì? 7 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

3. Phân tích và lựa chọn loại hình và lĩnh vực đầu tư phù hợp

Phân tích và lựa chọn loại hình và lĩnh vực đầu tư phù hợp

Hãy chọn lĩnh vực đầu tư nào bạn cảm thấy phù hợp với mình

Ngoài việc phải am hiểu về lĩnh vực mình muốn đầu tư thì cũng cần xem xét liệu bạn có thích, có đam mê với nó không, lĩnh vực này có phù hợp với mình không. Hãy xác định đầu tư là một chiến lược lâu dài, nếu làm vì đam mê thì bạn sẽ tiến xa hơn so với làm chỉ vì lợi nhuận. 

Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, am hiểu về xây dựng thì đầu tư vào lĩnh vực bất động sản là chọn lựa hợp lý. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng thích một lĩnh vực khác như đầu tư vào homestay, kiến thức về kiến trúc, nội ngoại thất, thẩm mỹ của bạn cũng giúp ích cho việc trang trí homestay và thu hút du khách.

4. Không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ

Đây là lời khuyên giúp bạn phân tán rủi ro để khi thị trường gặp bất trắc thì bạn cũng sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất.

Giả sử bạn có một số vốn thì thay vì bỏ toàn bộ ra đầu tư vào 1 lĩnh vực, bạn có thể dành 1 phần đầu tư vào bất động sản, 1 phần đầu tư chứng khoán, một phần gửi tiết kiệm, tích lũy…

Trong đầu tư chứng khoán, bạn nên chọn những mã cổ phiếu, trái phiếu ở nhiều lĩnh vực khác nhau để khi lĩnh vực nào đó không phát triển được sẽ có lĩnh vực khác kéo lên.

5. Đánh giá thị trường và kinh tế vĩ mô

Thị trường chung và nền kinh tế vĩ mô sẽ có tác động rất lớn đến lĩnh vực bạn đầu tư. Chính vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi tin tức từ thị trường, ngành nghề bạn đang theo đuổi và cả chính sách kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới.

6. Tạo biên độ an toàn cho kế hoạch đầu tư

Trong chứng khoán, nhà đầu tư được khuyên là phải lên kế hoạch trong đó có điểm chốt lời hoặc cắt lỗ. Trong các hình thức đầu tư khác cũng vậy, bạn nên đặt ra chỉ tiêu tương tự để tránh rủi ro.

Tạo biên độ an toàn cho kế hoạch đầu tư

Nhà đầu tư nên tỉnh táo trước hiệu ứng đám đông

7. Quản lý cảm xúc - tránh chạy theo đám đông

Bất kể nhà đầu tư nào cũng trải qua các cung bậc cảm xúc như hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ đánh mất cơ hội (FOMO - Fear of Missing Out). Chính chúng đã tạo ra sự sợ hãi hoặc sự tham lam dẫn đến lu mờ ý chí…

Đôi khi, chúng ta đầu tư theo cảm xúc và thu về kết quả tồi tệ. Vì thế, trong đầu tư cần có một cái đầu lạnh. Sai sót một con số 0 có thể dẫn đến bờ vực phá sản. Rất dễ nhận thấy nhiều nhà đầu tư nghe ngóng được một khu đất sắp mở đường nên cố mua với giá cao, thế nhưng thực tế chưa có tin chính thức về việc này và cũng không biết bao giờ đường mới mở.

8. Không ngừng học hỏi kiến thức mới

Luôn học hỏi kiến thức từ những nhà đầu tư đi trước, từ bạn bè và kiến thức từ nhiều kênh đầu tư chuyên nghiệp sẽ giúp kinh nghiệm của bạn thêm phong phú. Hiểu biết rộng sẽ khiến bạn lên kế hoạch chu đáo hơn, lường trước rủi ro chính xác hơn.

Để trở thành một nhà đầu tư thành công không thể thiếu phương án dự phòng. Hãy luôn để dành cho mình một đường lui, một phương án dự phòng, đó có thể là một khoản tiết kiệm, tích lũy hay một khoản tiền bảo hiểm. Chúc các bạn đầu tư thành công và thu về lợi nhuận như mong muốn!

Xem thêm bài viết:  Các yếu tố để trở thành chuyên gia tài chính thực thụ

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger