Facebook Topi

24/10/2023

Lạm phát tăng - Nên chi tiêu thế nào cho hợp lý?

Chi tiêu hợp lý khi lạm phát xảy ra đòi hỏi sự tỉ mỉ, quản lý tài chính thông minh và hiểu rõ tác động của lạm phát lên sức mua của bạn. TOPI sẽ giúp bạn cách chi tiêu hợp lý khi lạm phát gia tăng.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Lạm phát gia tăng là một vấn đề kinh tế thường xuyên xảy ra mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối mặt. Lạm phát tăng chỉ tình trạng giá cả hàng hoá dịch vụ đắt đỏ một cách quá mức, khiến người tiêu dùng e dè trong chi tiêu, từ đó dẫn đến giảm sức mua đáng kể.

Trong tình hình này, việc quản lý chi tiêu tài chính cá nhân trở nên khó khăn hơn. TOPI sẽ chia sẻ cách chi tiêu hợp lý khi lạm phát tăng để bảo vệ sự ổn định tài chính cá nhân. 

I. Cần xây dựng nguyên tắc chi tiêu lành mạnh

Trước tiên, để chi tiêu hợp lý khi lạm phát tăng, người tiêu dùng cần phải hiểu rõ tình hình lạm phát hiện tại. Điều này đòi hỏi việc theo dõi chỉ số lạm phát và thực hiện một cuộc đánh giá tài chính cá nhân để xác định tầm ảnh hưởng của lạm phát đối với mức thu nhập và các khoản tiền tiêu hao hàng ngày.

1. Ưu tiên chi tiêu cơ bản: 

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng các khoản tiền cơ bản như tiền thuê nhà, điện, nước, thực phẩm và y tế được đảm bảo. Đây là những khoản chi tiêu không thể thiếu và nên được ưu tiên hàng đầu.

2. Lập kế hoạch ngân sách: 

Lập kế hoạch ngân sách

Thiết lập và dự trù ngân sách hợp lý trong thời điểm lạm phát tăng

Hãy tạo một ngân sách cá nhân chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn theo dõi và kiểm soát các khoản tiền bạn đã và đang tiêu.

Cố gắng duy trì ngân sách này bằng cách giới hạn các khoản chi tiêu không cần thiết. Hạn chế tiêu xài không cần thiết vào những thứ xa xỉ phẩm như quần áo, giày dép… nên tiết kiệm và chỉ mua sắm theo những danh mục mình đã liệt kê từ đầu tháng và những món hàng này thực sự cần cho sinh hoạt hằng ngày.

Hãy chia nguồn tiền của bạn thành các nhóm chi tiêu cụ thể, ví dụ:

- Chi cố định (cần thiết) - tiền điện, nước, nhà, internet…

- Chi không cố định (không cần thiết) - ăn uống thêm, du lịch, bạn bè…

- Khoản đầu tư tiết kiệm

Những nguồn tiền này sẽ mất một tháng chi tiêu không phương hướng, sau đó bạn có thể điều chỉnh để kiểm soát mức chi tiêu mạnh mẽ theo từng tháng về sau.

3. Tìm kiếm các ưu đãi và giảm giá: 

Tìm kiếm các ưu đãi và giảm giá

Tiết kiệm từ những khoản mua sắm hàng ngày

Sử dụng ưu đãi, giảm giá và chương trình khuyến mãi để tiết kiệm tiền khi mua sắm. Hãy cân nhắc việc mua sắm online, các sàn thương mại điện tử, nơi bạn có thể tìm được nhiều ưu đãi hơn.

4. Tự trồng rau, tận dụng nguồn thực phẩm có sẵn: 

Tự trồng rau, tận dụng nguồn thực phẩm có sẵn

Tiết kiệm bằng việc tự trồng thực phẩm cho gia đình

Đối với những người có thời gian và diện tích đất trồng, có thể tự trồng thêm một số cây lương thực, rau, hoa màu, thậm chí, một dải đất trống nhỏ cũng có thể nuôi thêm gà, vịt… Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, giá cả lương thực thực phẩm thường xuyên bị đẩy lên cao, vì là hàng thiết yếu nên bất cứ ai cũng có nhu cầu sử dụng. Nếu như tự trồng được rau và nuôi mấy con vật cơ bản, tự cung một phần lương thực cho gia đình cũng là một cách chống chọi lại với thời kỳ lạm phát.

5. Đầu tư vào tài sản có giá trị: 

Đầu tư vào tài sản có giá trị

Đầu tư vào những loại tài sản ổn định, có mức độ an toàn cao

Thay vì để tiền “chết” trong tài khoản ngân hàng, hãy xem xét việc đầu tư vào tài sản có giá trị như cổ phiếu, bất động sản hoặc vàng... Điều này có thể giúp bạn bảo vệ giá trị tài sản khỏi tác động của lạm phát. Đây cũng là một cách tăng thu nhập cá nhân hiệu quả để luôn thích ứng với tình hình biến động kinh tế. Một số công việc tay trái kiếm thêm thu nhập trong thời gian hiện tại đó là viết lách, trở thành KOL nổi tiếng, bán hàng online.

Tìm hiểu thêm:  Khi lạm phát nên đầu tư gì? 5 kênh đầu tư hiệu quả khi lạm phát tăng cao

6. Tránh vay nợ không cần thiết: 

Tránh vay nợ không cần thiết

Vay nợ sẽ mang đến nhiều rủi ro

Lạm phát có thể dẫn đến tăng lãi suất và làm cho việc trả nợ trở nên đắt đỏ hơn. Tránh vay nợ không cần thiết và tập trung vào việc thanh toán các khoản nợ hiện có. Đặc biệt với những người có thói quen sử dụng thẻ tín dụng, thường bị chi tiêu mất kiểm soát. Vào thời kỳ lạm phát cao, lãi suất lớn thì khả năng vỡ nợ khi tiêu xài tín dụng quá tay chắc chắn sẽ xảy ra. Bạn vẫn có thể vay nợ tín dụng tuy nhiên, chỉ vay khi thực sự cần thiết và đảm bảo bản thân trong tương lai có khả năng trả đủ số nợ này nếu không muốn nợ tín dụng và liệt kê vào danh sách nợ xấu.

II. Cần tích lũy và dự trữ tiền cũng như tài sản

Việc tích lũy một quỹ tiền dự trữ là một phần quan trọng của việc chi tiêu hợp lý khi lạm phát tăng. Quỹ này có thể giúp bạn đối phó với các tình huống khẩn cấp và giảm áp lực tài chính trong thời kỳ khó khăn.

Hãy nhớ rằng tích luỹ và dự trữ tài sản là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật. Điều quan trọng là không bao giờ từ bỏ và luôn nâng cao kiến thức về tài chính cá nhân của bạn. 

Cần tích lũy và dự trữ tiền cũng như tài sản

Tích luỹ là một trong những hướng đi cần thiết trong thời điểm lạm phát tăng

Hãy tự trích một phần thu nhập hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm ngắn hạn hoặc dài hạn đều được. Nên cài đặt trình tự động trừ từ tài khoản lương theo tháng để tránh trường hợp quên hoặc lạm chi. Cố gắng tiết kiệm ít nhất 20-30% thu nhập của bạn sau khi trừ đi các khoản thuế và các chi phí cố định như thuê nhà, trả nợ, và hóa đơn hàng tháng.

Một trong những tài sản sinh lời tốt trong thời kỳ lạm phát cao đó là vàng, vàng lúc này sẽ không bị mất giá như tiền, đảm bảo cho người sở hữu một hầm trú ẩn an toàn. Bên cạnh đó, cũng có thể đầu tư vào chứng khoán, các quỹ đầu tư, an toàn nhất là các cổ phiếu phòng thủ.

Tiếp theo, mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác để bảo vệ tài sản của bạn khỏi các rủi ro không mong muốn.

Hiện nay, với sự hiện đại của công nghệ số, việc tích lũy tiền và tài sản trở nên dễ dàng hơn qua những ứng dụng tài chính. Ví dụ, bạn có thể vừa tích lũy vừa đầu tư chỉ trên một ứng dụng duy nhất đó là TOPI. Tại TOPI, có những mức kỳ hạn tích lũy tiền là lãi suất rất cao, cao hơn cả gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, trung bình dao động từ 6% - 10% tuỳ từng kỳ hạn. 

Việc linh hoạt trong gói tích lũy cũng là một điều tốt, không phải ai cũng có mong muốn giữ tiền trong tài khoản thật lâu. TOPI có những gói tích lũy chỉ từ 1 tuần cho đến 36 tháng. Bên cạnh đó, còn có thể đầu tư ngay vào vàng và chứng chỉ quỹ nếu muốn. TOPI không bán vàng trực tiếp mà bán vàng gián tiếp, tức là TOPI là bên trung gian bán vàng cho bạn và vàng này là vàng thương hiệu nổi tiếng DOJI. 

Tương tự, TOPI cũng là cầu nối cho những người quan tâm đến chứng chỉ quỹ trong chứng khoán, một dạng đầu tư chung cũng khá được những người không có quá nhiều thời gian và kiến thức chứng khoán đầu tư.

Nếu bạn cảm thấy không tự tin trong việc quản lý tài chính của mình, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc nhà tư vấn tài chính.

Tóm lại thì, trong thời kỳ lạm phát cao, việc chi tiêu hợp lý là rất quan trọng để bảo vệ sự ổn định tài chính cá nhân. Bằng cách ưu tiên các khoản chi tiêu cơ bản, lập kế hoạch ngân sách, tìm kiếm ưu đãi, đầu tư thông minh và tích lũy tiền dự trữ, bạn có thể đối phó tốt với tình hình lạm phát và bảo vệ tài chính của mình.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI