Nhà đầu tư để trụ vững và chống chọi cạnh tranh tàn khốc trên thị trường cần có chiến lược. Và chiến lược đầu tiên phải kể đến là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức về đa dạng hóa danh mục đầu tư, từ đó chọn được phương án đầu tư phù hợp, hiệu quả.
I. Đa dạng hóa trên các loại tài sản khác nhau
Hầu hết các nhà đầu tư có kinh nghiệm đều đồng ý rằng, mặc dù đa dạng hóa không đảm bảo chống thua lỗ nhưng đa dạng hóa là thành phần quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Đa dạng hóa trên các loại tài sản khác nhau là giải pháp hiệu quả khi đầu tư
1. Thị trường chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư thông qua việc mua bán các loại chứng khoán trên thị trường. Những loại chứng khoán bao gồm cổ phiếu, quỹ đầu tư, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,...
Các nhà đầu tư đầu tư chứng khoán thu lợi từ hai nguồn chính:
- Từ việc sở hữu cổ phiếu của một công ty. Khi công ty có lãi, họ trả cho các cổ đông một phần lợi nhuận đó thông qua trả cổ tức. Cổ tức là khoản tiền được trả cho cổ đông mỗi quý hoặc mỗi năm, tùy vào quy định của công ty.
- Từ việc mua bán chứng khoán khi giá trị chúng tăng lên, nhà đầu tư thu lợi nhuận từ chênh lệch giá của chứng khoán. Ví dụ, nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty với giá thấp và giá trị công ty đó tăng lên, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu với giá cao hơn để thu lợi nhuận.
2. Trái phiếu
Đầu tư trái phiếu nghĩa là nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán và chọn sản phẩm trái phiếu. Nhà đầu tư tìm và mua trái phiếu mà các tổ chức phát hành hoặc trao đổi với các trái chủ có nhu cầu bán trái phiếu.
Đầu tư trái phiếu khá an toàn và có tính thanh khoản cao so với các loại chứng khoán khác. Các nhà đầu tư khi chọn trái phiếu sẽ có thu nhập thụ động cố định và lâu dài ngay cả trong thời điểm thị trường biến động xấu. Trong tình huống kinh tế khủng hoảng thì trái phiếu kho bạc là giải pháp được coi trọng hơn hết.
Trên thị trường trái phiếu được chia ra thành rất nhiều loại. Mỗi loại có đặc điểm và lợi ích đặc trưng giúp cho các nhà đầu tư có được khoản sinh lời tốt hơn.
3. Bất động sản và Tài sản
Đầu tư bất động sản và tài sản là kênh đầu tư lâu đời, được xem là lĩnh vực tạo ra giá trị và ổn định trong đầu tư. Bất động sản là loại tài sản có tính chất cố định, khó di chuyển, sử dụng trong mục đích thương mại hoặc riêng tư. Điều này giúp bất động sản có tính chất bền vững, ổn định hơn.
Bất động sản còn mang lại cho chủ sở hữu một số lợi ích như sử dụng, cho thuê, thế chấp để vay vốn, bán lại. Lợi nhuận từ đầu tư bất động sản đến từ việc giá trị của tài sản tăng lên trong tương lai, từ việc cho thuê, bán tài sản với giá cao hơn giá mua vào.
4. Các quỹ giao dịch trao đổi (ETF)
Khi lãi suất tiết kiệm truyền thống giảm, các quỹ đầu tư trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Các quỹ đầu tư thường đa dạng về lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, vàng, trái phiếu, ngoại tệ,…
Đầu tư vào quỹ hoán đối giao dịch giúp hạn chế rủi ro so với tự đầu tư trực tiếp, bởi vì các quỹ đầu tư có đội ngũ chuyên gia quản lý tài sản nhiều kinh nghiệm, có khả năng phân tích thị trường, quản lý rủi ro tốt hơn.
Các quỹ đầu tư có mức độ đa dạng hóa đầu tư cao, giúp giảm thiểu tác động của các yếu tố không xác định đến đồng vốn của nhà đầu tư.
5. Hàng hóa
Đầu tư hàng hóa kinh doanh là kênh phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng để làm được việc này phải có số vốn lớn và lợi thế như nguồn hàng giá rẻ, hàng hóa - dịch vụ đặc biệt khác lạ trên thị trường…
6. Vàng
Đầu tư vàng là hình thức mua bán vàng với mong muốn thu về lợi nhuận từ biến động giá trên thị trường. Các nhà đầu tư có thể mua vàng qua các sản phẩm như vàng nhẫn, vàng tiền tệ, vàng miếng, vàng ETF (quỹ giao dịch chứng khoán vàng).
Để bán vàng, nhà đầu tư có thể bán cho đại lý, bán lại theo hợp đồng cho các nhà giao dịch trên sàn.
7. Tiền mặt
Đầu tư tiền mặt được ví von là một hình thức tích lũy “ăn chắc mặc bền” vì tính an toàn cao. Tích lũy tiền mặt là hình thức tích lũy đầu tư truyền thống mà mỗi gia đình đều nghĩ đến khi có tiền nhàn rỗi. Loại hình đầu tư này có ưu điểm như:
- Quen thuộc với nhiều đối tượng đầu tư.
- Thích hợp với nhiều khoản tiền khác nhau.
- Là loại hình đầu tư tích lũy có rất ít rủi ro.
II. Đa dạng hóa đầu tư quỹ tương hỗ là gì?
Quỹ tương hỗ là một công cụ tài chính, tập hợp tài sản từ các cổ đông để đầu tư vào
1. Định nghĩa
Quỹ tương hỗ là một công cụ tài chính, tập hợp tài sản từ các cổ đông để đầu tư vào chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, công cụ thị trường tiền tệ, tài sản khác. Các quỹ tương hỗ được điều hành bởi những nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp. Họ là người phân bổ tài sản của quỹ, cố gắng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Khi bạn mua quỹ tương hỗ, bạn sở hữu cổ phần của quỹ tương hỗ. Giá của mỗi cổ phiếu gọi là NAV hoặc giá trị tài sản ròng. Đó là tổng giá trị của tất cả chứng khoán mà quỹ sở hữu chia cho số cổ phiếu. Cổ phiếu giao dịch liên tục, tuy nhiên giá sẽ điều chỉnh vào cuối mỗi ngày làm việc.
2. Làm sao để đa dạng hóa trong các quỹ tương hỗ?
Để đa dạng hóa trong các quỹ tương hỗ, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
- Đánh giá mục tiêu và rủi ro: Xác định mục tiêu đầu tư và đánh giá rủi ro để xác định số lượng tiền mà bạn có thể đầu tư vào mỗi quỹ.
- Chọn các quỹ với mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau: Lựa chọn các quỹ có mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau như quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ tiền mặt, quỹ địa phương và quốc tế, để tạo ra sự đa dạng hóa.
- Phân bổ tài sản đúng cách: Phân bổ tỉ lệ đầu tư vào từng loại quỹ dựa trên mức độ rủi ro và mục tiêu đầu tư của bạn.
- Theo dõi và điều chỉnh định kỳ: Theo dõi hiệu suất của các quỹ và điều chỉnh phân bổ đầu tư theo thời gian để duy trì sự đa dạng hóa và đảm bảo rằng bạn vẫn đạt được mục tiêu đầu tư của mình.
III. Chiến lược đa dạng hóa từng bước
Khi đa dạng hóa đầu tư, việc kết hợp khẩu vị rủi ro và mục tiêu là rất quan trọng
1. Xác định khẩu vị rủi ro
Khẩu vị rủi ro được hiểu cơ bản là mức độ chấp nhận rủi ro mà nhà đầu tư ( đây có thể là các cá nhân hay tổ chức) sẽ sẵn sàng để theo đuổi một mục tiêu. Khẩu vị rủi ro đại diện cho cân bằng giữa lợi ích tiềm năng cùng các mối đe dọa mà nó mang lại.
Trong đầu tư tài chính, các nhà đầu tư phải chấp nhận những rủi ro song song với khoản lợi ích mà nó mang lại. Những việc mang lại nguồn lợi nhuận cao thì sẽ có mức độ rủi ro cũng sẽ cao; ngược lại việc đầu tư an toàn thì sẽ có lợi nhuận thấp hơn.
2. Kết hợp khẩu vị rủi ro với mục tiêu và đầu tư
Khi đa dạng hóa đầu tư, việc kết hợp khẩu vị rủi ro và mục tiêu là rất quan trọng. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu đầu tư của mình, có thể là tăng cường tài sản, tiết kiệm cho hưu, hoặc tạo dòng thu nhập bền vững. Dựa vào mục tiêu này, bạn có thể xác định mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận.
Khi đa dạng hóa đầu tư, bạn nên phân chia vốn đầu tư thành các khoản đầu tư khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản, và tiền gửi ngân hàng. Việc này giúp giảm thiểu tác động của thị trường đến toàn bộ vốn đầu tư của bạn và tăng cơ hội sinh lời.
Hãy nhớ rằng, việc đa dạng hóa đầu tư không chỉ giúp bạn giảm rủi ro mà còn giúp bạn tăng khả năng sinh lời và đạt được mục tiêu đầu tư của mình trong tương lai.
3. Xây dựng danh mục đầu tư
Muốn xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, bạn cần cân nhắc các bước sau:
- Xác định được mục tiêu của kế hoạch đầu tư, ngân sách đầu tư cùng mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Từ đó có thể ước lượng lợi nhuận kỳ vọng khi tiến hành đầu tư.
- Chọn sản phẩm tài chính: Sau khi xác định mục tiêu, cần tiến hành chọn các loại hình đầu tư cùng sản phẩm tài chính phù hợp
- Tỷ lệ phân bổ tài sản căn cứ vào mục tiêu đầu tư của bạn, mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được cùng thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại.
- Khi xây dựng danh mục đầu tư sau cần theo dõi, điều chỉnh danh mục đầu tư thường xuyên để đảm bảo nó phù hợp với mục tiêu đầu tư cá nhân cùng thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại.
4. Chọn từ các ngành khác nhau
Khi mở rộng đầu tư, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào các ngành khác nhau như: công nghệ thông tin, y tế, tài chính, bất động sản, năng lượng tái tạo, giáo dục, công nghiệp sản xuất, vận tải, và nhiều lĩnh vực khác. Việc đầu tư vào các ngành khác nhau giúp đa dạng hóa rủi ro và cơ hội sinh lời cho bạn. Tuy nhiên, hãy chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng về từng ngành trước khi quyết định đầu tư.
5. Nghiên cứu về bên quản lý quỹ
Một danh mục đầu tư đa dạng hóa thành công luôn có sự đóng góp lớn vào kỹ năng của người quản lý quỹ. Chính người quản lý là người đưa ra quyết định về thời điểm đầu tư.
Khi nghiên cứu về bên quản lý quỹ khi đầu tư, điều quan trọng là hiểu rõ về các quỹ đầu tư mà họ quản lý, phương pháp đầu tư, kế hoạch chiến lược đầu tư và cách thức họ quản lý rủi ro. Thông tin về lịch sử hoạt động và thành tích của bên quản lý cũng cần được xem xét. Đánh giá khả năng tư duy phân tích, dự đoán và quản lý rủi ro của họ là một yếu tố quan trọng để lựa chọn người quản lý quỹ phù hợp.
IV. Lưu ý trước khi đa dạng hóa đầu tư
Đa dạng hóa danh mục quá mức khiến nhà đầu tư khó kiểm soát được các loại tài sản mà mình đang đầu tư
1. Xác định rủi ro và mức độ chịu đựng rủi ro
Đa dạng hóa danh mục quá mức khiến nhà đầu tư khó kiểm soát được các loại tài sản mà mình đang đầu tư. Do đó, chỉ nên đa dạng hóa danh mục trong tầm kiểm soát của mình.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư không phải là chiến lược dễ dàng thực hiện. Đặc biệt, các nhà đầu tư mới chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn. Do đó, nhà đầu tư nên tham khảo ý kiến của chuyên gia có nhiều uy tín. Tự đưa ra quyết định khi chưa có kinh nghiệm khiến bạn mắc phải sai lầm không đáng có.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ giúp hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, vẫn không thể tránh khỏi rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, dù trong tình huống nào vẫn phải luôn giữ vững tinh thần.
2. Mục tiêu
Chỉ đa dạng hóa danh mục đầu tư trong khả năng tài chính của mình. Trong trường hợp tài chính eo hẹp, nên đầu tư vào một vài loại danh mục tiềm năng. Điều này giúp bạn có vốn xoay vòng ban đầu.
Mục tiêu khi đa dạng hóa đầu tư phải sát với số vốn và trình độ kinh nghiệm của bạn. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư thì cũng đừng nên đặt ra mục tiêu lợi nhuận quá cao.
Ví dụ: Nếu A có các mục tiêu ngắn hạn nhưng có khẩu vị rủi ro và đầu tư nhiều tiền hơn vào vốn chủ sở hữu, thì A có thể gặp khó khăn vì vốn chủ sở hữu chỉ mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn. Nó không lý tưởng cho việc đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, chỉ biết khẩu vị rủi ro là chưa đủ; người ta cần biết khi nào cần tiền.
V. Tại sao đa dạng hóa lại quan trọng đối với nhà đầu tư?
Nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục đầu tư vì hình thức này mang đến rất nhiều lợi ích
Nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục đầu tư vì hình thức này mang đến rất nhiều lợi ích như:
- Giảm rủi ro khi tiến hành đầu tư: Đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau có thể giảm thiểu rủi ro đầu tư do tác động của thị trường và biến động giá cả. Trường hợp một loại tài sản bị giảm giá, thì các tài sản khác trong danh mục vẫn giúp bù đắp cho những thiệt hại đó.
- Tăng tính linh hoạt khi đầu tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cho phép thay đổi việc đầu tư của mình dễ dàng hơn. Bạn có thể tăng hoặc giảm phần trăm đầu tư các loại tài sản khác nhau để tận dụng cơ hội đầu tư mới, tránh rủi ro tiềm ẩn.
- Tăng lợi nhuận: Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp bạn tận dụng các cơ hội đầu tư khác nhau, tăng cơ hội có lợi nhuận. Nếu chỉ đầu tư vào một loại tài sản, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn.
- Giúp đạt được mục tiêu đầu tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp đạt được mục tiêu đầu tư nhanh hơn. Bạn có thể chọn các loại tài sản khác nhau để đáp ứng các mục tiêu đầu tư khác nhau.
Tóm lại, đa dạng hóa danh mục đầu tư là cách hiệu quả để giảm rủi ro, tăng tính linh hoạt, lợi nhuận, đạt được mục tiêu đầu tư.
VI. So sánh đa dạng hóa và đa dạng hóa quá mức
Đa dạng hóa và đa dạng hóa quá mức trong đầu tư đều liên quan đến việc phân chia nguồn vốn
Điểm chung giữa đa dạng hóa và đa dạng hóa quá mức trong đầu tư:
- Cả đa dạng hóa và đa dạng hóa quá mức đều liên quan đến việc phân chia nguồn vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Cả hai đều có thể giúp giảm rủi ro cho người đầu tư thông qua việc phân tán vốn vào nhiều lĩnh vực.
Điểm khác giữa đa dạng hóa và đa dạng hóa quá mức trong đầu tư:
- Đa dạng hóa thường được coi là một chiến lược thông minh trong đầu tư, giúp tối ưu hóa hiệu suất vốn. Trong khi đó, đa dạng hóa quá mức có thể gây ra tình trạng mất kiểm soát và không hiệu quả trong việc quản lý vốn đầu tư.
- Đa dạng hóa thường được thực hiện dựa trên nghiên cứu và phân tích cẩn thận về các lĩnh vực đầu tư tiềm năng. Trong khi đó, đa dạng hóa quá mức thường xảy ra do quyết định không cân nhắc kỹ lưỡng or theo trào lưu đầu tư mà không có cơ sở logic.
Nhìn chung đa dạng hóa là một kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro bằng cách phân bổ đầu tư vào các công cụ tài chính, ngành khác nhau và một số danh mục khác. Mục đích của kỹ thuật này là tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau để mang lại lợi nhuận cao hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ lưỡng tiềm năng và rủi ro của các danh mục đầu tư. Topi chúc các bạn đầu tư thuận lợi và thành công.