Facebook Topi

31/01/2024

Danh mục đầu tư là gì? Cách xây dựng danh mục đầu tư tối ưu nhất

Danh mục đầu tư là vấn đề quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới. Xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, giúp bạn không chỉ tự tin đối mặt với những biến động thị trường mà còn tối ưu hóa lợi nhuận trong hành trình đầu tư của bạn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trong thế giới tài chính đầy biến động và không chắc chắn, việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư đa dạng trở nên ngày càng quan trọng. Danh mục đầu tư không chỉ là một bộ sưu tập các tài sản, mà còn là nền tảng chiến lược quyết định về cách chúng ta đối mặt với rủi ro và tìm kiếm cơ hội tài chính. Vậy các nhà đầu tư đã biết cách xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu chưa? Tham khảo ngay cách xây dựng danh mục đầu tư của TOPI nhé!

Danh mục đầu tư là gì?

Danh mục đầu tư (investment portfolio) là một tập hợp các tài sản đầu tư của một người hoặc tổ chức. Danh mục đầu tư thường bao gồm một loạt các loại tài sản khác nhau, như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, tiền mặt… được sắp xếp theo một chiến lược đầu tư cụ thể.

danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư tài chính năm 2024

Mục đích xây dựng danh mục đầu tư là để tối ưu hoá lợi nhuận và giảm thiểu mức độ rủi ro khi tham gia đầu tư. Nhà đầu tư thường sử dụng việc phân phối đầu tư giữa các loại tài sản khác nhau để đạt được sự đa dạng hóa, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động thị trường đối với toàn bộ portfolio của họ.

Quản lý danh mục đầu tư đòi hỏi việc định rõ mục tiêu đầu tư, đánh giá rủi ro, theo dõi thị trường và điều chỉnh chiến lược đầu tư theo thời gian để đảm bảo rằng luôn phản ánh các mục tiêu và điều kiện thị trường hiện tại. Đối với nhà đầu tư cá nhân, danh mục đầu tư thường là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính tổng thể của họ.

Phân loại danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư được phân loại thành 5 loại:

- Danh mục đầu tư an toàn là khoản đầu tư có mức độ rủi ro bình thường, lợi nhuận thấp. Danh mục đầu tư này gồm khoản vay ngắn hạn, trái phiếu… với độ rủi ro thấp. Những sản phẩm trong danh mục đầu tư này thường ít bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

- Danh mục đầu tư mạo hiểm là khoản đầu tư có mức độ rủi với lợi nhuận cao. Chủ yếu là đầu tư cổ phiếu. Danh mục đầu tư mạo hiểm thường được quản lý bởi nhà đầu tư không sợ dao động mạnh. Những mã cổ phiếu trong danh mục này thường có chỉ số beta khá cao và khá nhạy với những biến động của thị trường. Thông thường những mã cổ này có chỉ số beta là 2 và có thể tăng gấp 2 nếu gặp những biến động thị trường lớn

Các loại danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư tài chính được phân thành 5 loại phổ biến

- Danh mục đầu tư theo thu nhập: Danh mục này tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận thông qua cổ tức hoặc phân phối cho cổ đông. Những mã cổ phiếu trong nhóm này được đánh giá khá an toàn, và mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, những nhóm cổ phiếu này phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ kinh tế.

- Danh mục đầu tư đầu cơ có nhiều rủi ro hơn bất kì các danh mục khác. Chỉ nên sử dụng 10% tổng tài sản cho danh mục đầu tư loại này. Với nguyên tắc trong đầu tư, "rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn", nhóm cổ phiếu này mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội gia tăng nhanh tài sản của mình, tuy nhiên rủi ro rất cao.

- Danh mục đầu tư hỗn hợp được xây dựng trên nguyên lý cân bằng rủi ro và lợi nhuận. Trong danh mục đầu tư hỗn hợp, một phần tài sản sẽ được nhà đầu tư phân bổ theo một tỷ lệ cố định, một phần khác sẽ điều chỉnh linh hoạt tùy theo điều kiện thị trường. Loại hình này sẽ giảm rủi ro trong trường hợp nếu một đầu mục giảm thì sẽ không kéo theo giá của các đầu mục khác.

Vai trò của việc quản lý danh mục đầu tư

Vai trò chính của việc quản lý danh mục đầu tư là để đảm bảo nhà đầu tư đạt được mục tiêu tài chính của họ và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Quản lý danh mục đầu tư sẽ giúp bạn:

Phân tán được rủi ro: Việc phân bổ nguồn vốn vào nhiều loại tài sản khác nhau giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động thị trường với từng tài sản trong danh mục. Mỗi khi có tài sản nào gặp khó khăn trắc trở thì có tài sản khác bù đắp vào phần thiệt hại. Tuy nhiên, bạn không nên đầu tư vào những thứ mình không biết và danh mục đầu tư không nên quá nhiều tài sản khác nhau, sẽ khó quản lý.

Xác định mục tiêu và chiến lược đầu tư: Quản lý danh mục đầu tư giúp bạn đặt ra mục tiêu cụ thể và xây dựng chiến lược phù hợp sao cho đạt được mục tiêu đó. Việc này bao gồm việc xác định mức độ rủi ro chấp nhận được và lựa chọn các loại tài sản phù hợp.

Lợi ích quản lý danh mục đầu tư

Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi đầu tư

Đánh giá và điều chỉnh: Quản lý danh mục đòi hỏi sự liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất của các khoản đầu tư trong danh mục. Nếu có sự thay đổi trong điều kiện thị trường hoặc mục tiêu cá nhân, người quản lý danh mục cần điều chỉnh chiến lược đầu tư để đảm bảo rằng nó vẫn phản ánh những yếu tố này.

Tối ưu hóa lợi nhuận: Mục tiêu cuối cùng của quản lý danh mục là tối ưu hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro được chấp nhận. Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận hoặc tối ưu hóa cân bằng giữa lợi nhuận ngắn hạn và lợi nhuận dài hạn.

Bảo vệ tài sản: Việc quản lý danh mục cũng liên quan đến việc bảo vệ tài sản của người đầu tư. Bằng cách đảm bảo rằng danh mục được xây dựng một cách cân đối và đa dạng, quản lý tốt danh mục đầu tư có thể giúp giảm nguy cơ mất mát lớn khi một phần của thị trường đầu tư gặp khó khăn.

Nguyên tắc đa dạng danh mục đầu tư tối ưu nhất

Một số nguyên tắc trong đa dạng danh mục đầu tư:

Đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề: Tránh đầu tư quá mức vào một lĩnh vực ngành duy nhất. Nếu một ngành nào đó gặp khó khăn, việc đa dạng hóa giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên toàn bộ danh mục.

Đa dạng hóa theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Có thể đầu tư tại nhiều quốc gia và khu vực để giảm nguy cơ liên quan đến tình hình kinh tế và chính trị của một quốc gia cụ thể.

Xây dựng danh mục đầu tư phù hợp nhất với bản thân mình

Xây dựng danh mục đầu tư phù hợp nhất với bản thân mình

Đa dạng hoá tài sản: Nên đầu tư vào nhiều tài sản có thể là cổ phiếu, quỹ mở, trái phiếu, vàng, tiền mặt… Trong mỗi loại tài sản, bạn cũng có thể đa dạng cách mua chẳng hạn như mua cổ phiếu nhiều công ty, mua nhiều loại trái phiếu…

Định kỳ theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư: Do thị trường và điều kiện kinh tế thay đổi liên tục, vì vậy, việc theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư định kỳ để bám sát tình hình thị trường và hướng đến gần mục tiêu tài chính hơn.

Hiểu rõ rủi ro và mục tiêu tài chính: Đối với mỗi người đầu tư, việc hiểu rõ mức độ rủi ro chấp nhận được và mục tiêu tài chính là quan trọng. Điều này giúp xây dựng một danh mục phản ánh đúng những yếu tố này.

Những lưu ý quan trọng khi đa dạng danh mục đầu tư

Đặt ra mục tiêu rõ ràng: Xác định rõ ràng mục tiêu đầu tư của bạn, bao gồm cả mức độ rủi ro bạn chấp nhận được và mức lợi nhuận mục tiêu. Mục tiêu này sẽ là cơ sở để xây dựng danh mục đầu tư và quản lý chúng theo thời gian.

Hiểu rõ tình hình tài chính cá nhân: Giúp xác định cấu trúc (số lượng danh mục, các loại tài sản phù hợp) của danh mục đầu tư sao cho phản ánh đúng sức khoẻ tài chính và mục tiêu cá nhân của bạn.

Phân tích thị trường và ngành nghề: Hiểu rõ tình hình kinh tế toàn cầu và các ngành nghề cụ thể giúp bạn đưa ra quyết định thông minh khi phân bổ tài sản và đa dạng hóa theo lĩnh vực ngành.

Lưu ý khi đa dạng danh mục đầu tư

Có 8 lưu ý quan trọng khi đa dạng danh mục đầu tư

Xem xét chu kỳ kinh tế: Cân nhắc chu kỳ kinh tế và tác động của nó lên các loại tài sản khác nhau. Một số loại tài sản có thể hoạt động tốt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, trong khi những loại khác có thể là lựa chọn tốt trong thời kỳ suy thoái.

Đánh giá thời hạn đầu tư: Xác định thời gian dự kiến giữ danh mục đầu tư. Nếu bạn có kế hoạch đầu tư trong dài hạn, có thể sẽ chuẩn bị chiến lược đa dạng hóa khác so với những người đầu tư ngắn hạn.

Không đưa cảm xúc vào trong đầu tư: Việc quản lý danh mục cần dựa trên những dữ liệu xác đáng, phân tích khách quan với thị trường hơn là những cảm xúc của cá nhân.

Tránh quá mức đa dạng hóa: Mặc dù đa dạng hóa quan trọng, nhưng quá mức đa dạng hóa có thể làm mất đi hiệu suất và khả năng kiểm soát của bạn đối với danh mục. Hãy tìm kiếm sự cân bằng giữa đa dạng hóa và quản lý hiệu suất.

Sử dụng công cụ tài chính phù hợp: Sử dụng các công cụ tài chính như quỹ đầu tư, quỹ giao dịch, hoặc tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, bạn bè trên thị trường để giúp xây dựng và quản lý danh mục một cách hiệu quả.

Các bước xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả

Để xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bắt đầu với mục tiêu và thời gian

Khi xây dựng danh mục đầu tư, bước đầu tiên là lập danh sách các mục tiêu tài chính của bạn. Brian Robinson, nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận (CFP) tại Sharepoint cho biết: “Nếu không có mục tiêu cuối cùng, thì lý do bạn muốn đầu tư chả còn quan trọng”.

Khi bạn đã đặt ra các mục tiêu của mình, hãy sắp xếp chúng theo khoảng thời gian, tức là bạn sẽ giữ danh mục đầu tư của mình trong bao lâu. 

Các bước xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả

5 bước tạo danh mục đầu tư nhanh chóng và hiệu quả

Mục tiêu ngắn hạn thường dưới 1 năm, mục tiêu trung hạn cần 1 - 5 năm để hoàn thành. Mục tiêu dài hạn phải mất trên 5 năm mới có thể đạt được.

Ví dụ, bạn đang có mục tiêu tiết kiệm để nghỉ hưu sau 30 năm nữa, nhưng bạn cần mua một chiếc xe mới trong năm nay, vậy là bạn có hai mục tiêu, 1 mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn.

Bước 2: Hiểu rõ về mức độ chấp nhận rủi ro

Mức độ chấp nhận rủi ro tức là bạn sẵn sàng mất bao nhiêu tiền trong thời gian cụ thể để đạt được từng mục tiêu.

Một mục tiêu ngắn hạn thường đòi hỏi một chiến lược thận trọng hơn vì bạn có thể không đủ khả năng để mất số vốn mình có. Nhưng nếu mục tiêu trong dài hạn thì bạn có nhiều thời gian hơn để bù đắp những khoản lỗ ngắn hạn.

Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn cuối cùng là sự cân bằng giữa những gì cần thiết để đạt được mục tiêu của bạn và mức độ thoải mái của bạn trước những biến động của thị trường.

Bước 3: Lựa chọn tài sản cho danh mục đầu tư

Tuỳ theo mức độ chịu đựng rủi ro của mình mà bạn có thể đưa một số loại tài sản bạn vào danh mục đầu tư của mình gồm:

Cổ phiếu - Mức độ rủi ro cao nhưng cơ hội tăng giá trị cũng cao, đây có thể là một lựa chọn thay thế tiền mặt;

Trái phiếu - Nhà đầu tư là chủ nợ của người phát hành trái phiếu, bạn nhận được lãi cho khoản vay, mức độ rủi ro thấp đối với các trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, mức độ rủi ro cao với các trái phiếu doanh nghiệp.

Quỹ đầu tư - Nếu bạn không đủ khả năng để mua một trái phiếu hoặc cổ phiếu - hoặc chỉ muốn phân tán rủi ro giữa nhiều cổ phiếu và trái phiếu - bạn có thể đầu tư bằng cách sử dụng quỹ giao dịch trao đổi (ETF) và quỹ tương hỗ.

Đầu tư thay thế - Bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào các kim loại quý như vàng, bạc, bất động sản, tiền điện tử và các hàng hoá khác.

Tiền mặt và một số lựa chọn thay thế tiền mặt (tiền gửi, tiết kiệm, tích luỹ) bạn vẫn kiếm được một tỷ suất lợi nhuận dù nhỏ.

Xây dựng danh mục đầu tư

Bước 4: Tạo phân bổ tài sản của bạn và đa dạng hóa

Sau khi bạn quyết định loại hình đầu tư bạn muốn trong danh mục đầu tư của mình, đã đến lúc quyết định bạn nên mua bao nhiêu trong số đó.

Việc phân bổ tài sản giúp bạn “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” mà thay vào đó, giúp bạn phân chia số tiền của mình theo cách mà bạn có thể vừa tận hưởng sự tăng giá tài sản vừa hạn chế được thua lỗ. Ví dụ: nếu bạn có mức độ chấp nhận rủi ro cao và thời hạn 30 năm, bạn có thể phân bổ 90% cho cổ phiếu và 10% cho trái phiếu. Một người có mức độ chấp nhận rủi ro vừa phải có thể chọn danh mục đầu tư có 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu.

Khi bạn quyết định phân bổ tài sản, bạn có thể đa dạng hóa khoản đầu tư của mình trong các loại tài sản đó. Ví dụ: bạn có thể chia cổ phiếu phân bổ 90% của mình cho các cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình, sau đó đa dạng hóa cổ phiếu trên nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, công nghiệp và công nghệ.

Bước 5: Theo dõi, cân bằng lại và điều chỉnh

Danh mục đầu tư của bạn vẫn cần được quan tâm và chăm sóc liên tục kể cả khi bạn đã sắp xếp các tài sản hợp lý. Đó là lý do tại sao việc theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư của bạn thường xuyên lại quan trọng.

Ví dụ: bạn có thể kiểm tra danh mục đầu tư của mình hai lần một năm để đảm bảo việc phân bổ tài sản vẫn phù hợp với mục tiêu của bạn. Bạn có thể cần phải cân bằng lại số cổ phần nắm giữ của mình nếu thị trường biến động.

Bạn cũng có thể cần điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình khi cuộc sống thay đổi. Kết hôn hoặc ly hôn, trở thành cha mẹ, nhận tài sản thừa kế hoặc sắp nghỉ hưu đều là những sự kiện trong đời có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại chiến lược đầu tư hiện tại của mình. Danh mục đầu tư sẽ luôn phát triển tốt nếu bạn quan tâm, chăm sóc nó thường xuyên trong suốt quá trình phát triển đó.

Sai lầm khi quản lý danh mục đầu tư mà nhà đầu tư nên tránh

Có một số sai lầm phổ biến khi quản lý danh mục đầu tư mà nhà đầu tư nên tránh để đảm bảo rằng họ đạt được mục tiêu tài chính của mình và giảm thiểu rủi ro:

Không đặt mục tiêu rõ ràng: Không xác định rõ ràng mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro chấp nhận được, và thời hạn đầu tư có thể dẫn đến quyết định đầu tư không linh hoạt và không phản ánh đúng mục tiêu cá nhân.

Lạc quan hoặc tiêu cực quá mức: Quá lạc quan có thể dẫn đến việc đầu tư quá mức vào các tài sản rủi ro cao, trong khi quá pessimistic có thể dẫn đến việc giữ tiền mặt quá mức và bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Sai lầm khi quản lý danh mục đầu tư

Quá mức đa dạng hóa: Mặc dù đa dạng hóa là quan trọng, nhưng quá mức đa dạng hóa có thể làm giảm hiệu suất và tăng chi phí quản lý danh mục.

Không đánh giá thường xuyên: Bỏ qua việc đánh giá thường xuyên và điều chỉnh danh mục dựa trên thay đổi thị trường có thể dẫn đến mất mát và không tối ưu hóa lợi nhuận

Quyết định đầu tư chỉ dựa trên hiệu suất quá khứ mà không xem xét cơ hội và rủi ro tương lai có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm

Thiếu kế hoạch tài chính tổng thể: Việc quản lý danh mục đầu tư nên được xem xét như một phần của kế hoạch tài chính tổng thể, bao gồm cả các yếu tố như quản lý nợ, lập kế hoạch hưu trí, và các mục tiêu tài chính khác.

Chấp nhận mất mát mà không hành động: Đôi khi, nhà đầu tư có thể chấp nhận mất mát mà không thực hiện bất kỳ hành động nào để điều chỉnh danh mục hoặc tái cân bằng lại.

Lựa chọn mua bán tài sản trong danh mục đầu tư theo cảm tính, theo đám đông, theo tin đồn không xác đáng…

Trong việc quản lý danh mục đầu tư, sự đa dạng hóa không chỉ là một chiến lược mà còn là một nguyên tắc cơ bản để bảo vệ và tối ưu hóa tài sản. Điều này đặt ra một thách thức không ngừng cho những người đầu tư, yêu cầu họ phải linh hoạt, thông tin và nhất quán với mục tiêu tài chính cá nhân. Việc xây dựng và quản lý một danh mục đa dạng không chỉ là về việc chia nhỏ rủi ro, mà còn về việc tạo ra sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. TOPI đã hướng dẫn cách bạn tạo dựng được một danh mục đầu tư hiệu quả, hi vọng các bạn có thể áp dụng được và xây dựng thành công.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger