Nến Heiken Ashi với đặc điểm độc đáo của mình, không chỉ là một trong những mô hình nến Nhật phổ biến, mà còn được công nhận vì khả năng cung cấp thông tin mạnh mẽ về xu hướng và động lực thị trường, thu hút sự quan tâm của các nhà giao dịch và nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán.
I. Nến Heiken Ashi là gì?
Nến Heiken Ashi được phát minh bởi Munehisa Honma - một thương nhân người Nhật sống ở thế kỷ 18 (Nến Heiken Ashi trong tiếng Nhật: 平均足 ). Heiken nghĩa là “trung bình”, Ashi nghĩa là “nhịp độ”.
Biểu đồ nến Heiken Ashi phù hợp với các chiến lược giao dịch theo xu hướng. Lưu ý: Mặc dù có nhiều điểm giống với mô hình nến Nhật nhưng Heiken Ashi lại là một chỉ báo chứ không phải là biểu đồ giá.
Nến Heiken Ashi được sử dụng rộng rãi trong chứng khoán
Giá trị của nến Heiken Ashi được tính dựa vào dữ liệu quá khứ và hiện tại. Sự khác biệt giữa Heiken Ashi và biểu đồ nến truyền thống là ở chỗ sau sử dụng công thức sửa đổi dựa trên hai đường trung bình động thay vì giá mở cửa, giá cao, giá thấp thấp và giá đóng cửa. Do đó, biểu đồ mượt mà hơn giúp dễ dàng phát hiện các xu hướng và sự đảo ngược khá chính xác.
II. Đặc điểm của nến Heiken Ashi
Để giao dịch hiệu quả với nến Heiken Ashi, nhà đầu tư cần nắm rõ cách thức cấu tạo và đặc trưng của mô hình này.
Điểm đặc biệt của Heiken Ashi là được tính toán dựa vào dữ liệu quá khứ và hiện tại, do vậy sẽ có độ trễ nhất định. tuy nhiên, cũng nhờ đó mà biểu đồ thể hiện rõ xu hướng thị trường, giúp trader có thể xác định được xu hướng thị trường rõ ràng hơn so với các mô hình khác.
Nến Heiken Ashi đơn giản, dễ đọc
Số lượng nến được tạo ra ít hơn, không có quá nhiều thông tin, dễ nhìn, dễ đọc, dễ theo dõi, bởi vậy phù hợp với cả những nhà đầu tư mới.
III. Ưu nhược điểm của Heiken Ashi so với nến Nhật thông thường
1. Ưu điểm của Heiken Ashi
Chỉ cần nhìn hình dạng và màu của nến là có thể nắm được thông tin về hành vi giá trong phiên, biết được phe nào đang nắm giữ thị trường và mức độ biến động trong phiên giao dịch ra sao, do đó hạn chế được tín hiệu sai nhiễu giúp xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Heiken Ashi cũng được biểu thị theo màu nến xanh và đỏ. Tuy nhiên, thay vì đan xen các nến đỏ và xanh trong một xu hướng giá thì nến Heiken Ashi thường tạo thành các mảng xanh và đỏ nối liền nhau, nhờ vậy dễ nhìn, dễ đọc xu hướng hơn.
Nhà đầu tư có thể sử dụng trên nhiều khung thời gian khác nhau như 15 phút, 1 giờ, ngày, tuần,…
Heiken-Ashi đơn giản và rõ ràng hơn
Bên cạnh đó, bóng nến Heiken Ashi cũng ít hơn các biểu đồ nến Nhật thông thường nên dễ dàng xác định được động lượng giá thị trường.
Có thể kết hợp Heiken-Ashi với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định chuyển động của thị trường và dự đoán xu hướng giá chính xác hơn.
Nhà đầu tư theo xu hướng rất dễ bị biến động giá ngắn hạn ảnh hưởng, gây ra phán đoán sai. Sử dụng Heiken Ashi để giao dịch sẽ khắc phục nhược điểm này.
2. Hạn chế của Heiken Ashi
Nến Heiken Ashi được tính dựa trên diễn biến của cây nến trước, vì thế đồ thị thường sẽ phát tín hiệu đảo chiều chậm hơn, nhà đầu tư sẽ khó phản ứng kịp nếu thị trường xảy ra tình trạng đảo chiều. Do đó chỉ báo này không phù hợp với các chiến lược daily trading dựa trên khung đồ thị 1 phút hay 5 phút.
Nên kết hợp Heiken Ashi với các chỉ báo khác
Không biểu thị mức giá cụ thể vào thời điểm hiện tại nên không sử dụng để đặt lệnh.
Các tín hiệu dự báo của nến Heiken Ashi không hiệu quả trong việc chốt lời, cắt lỗ chủ động.
Mức độ phổ biến thấp hơn các mô hình nến Nhật khác.
IV. Cấu tạo của nến và cách đọc hiểu mô hình Heiken Ashi
Heiken Ashi được tạo nên từ dữ liệu của nến trước và nến hiện tại, bao gồm 4 thành phần là: giá mở cửa (Open), giá đóng cửa (Close), giá cao nhất và giá thấp nhất.
Các thành phần cấu tạo nến Heiken Ashi
- Giá mở cửa: Được tính bằng trung bình cộng của giá mở và giá đóng cửa trong phiên giao dịch trước đó. (mở thanh trước + đóng thanh trước) chia cho 2
- Giá đóng cửa : Được tính bằng trung bình cộng của giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của phiên hiện tại. (mở + đóng + cao + thấp của thanh hiện tại) chia cho 4
- Giá cao nhất: Là giá trị lớn nhất đạt được trong phiên giao dịch hiện tại.
- Giá thấp nhất: Là giá trị nhỏ nhất trong phiên giao dịch.
Cây nến Heiken Ashi được biểu thị như sau:
Cách đọc biểu đồ nến Heiken Ashi
Nến màu đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm, nến xanh lá xuất hiện trong xu hướng tăng. Có thể thấy nến màu xanh xuất hiện khi mức giá đóng cửa nhỏ hơn mức trung bình của giá đóng cửa và mở cửa của nến ngay trước đó, và cây nến đỏ xuất hiện khi trường hợp ngược lại xảy ra.
V. Ứng dụng Heiken Ashi vào giao dịch chứng khoán
1. Tín hiệu trong giao dịch
Nến màu xanh + Thân nến dài + Bóng nến phía trên dài + Bóng nến phía dưới ngắn hoặc không có là biểu thị xu hướng tăng: Nhà đầu tư nên Mua hoặc nắm giữ để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nến màu đỏ + Thân nến dài + Bóng nến phía trên ngắn hoặc không có + Bóng nến phía dưới dài là biểu thị xu hướng giảm. Lúc này, nhà đầu tư nên tránh tham gia.
Doji – Thân nến ngắn + Bóng nến trên và dưới đều tương đối dài: Đây là tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều. Nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể tham gia mua bán tại đây.
2. Nhận biết xu hướng giá
Nhận biết xu hướng giảm: Thoạt nhìn đường xu hướng của Heiken Ashi không quá khác so với đường xu hướng của nến Nhật thông thường nhưng khi so sánh kỹ sẽ thấy khi giá có xu hướng giảm các cây nến đỏ chiếm đa số và đồng thời bóng nến phía trên đều rất ngắn hoặc không xuất hiện. Đây có thể coi là lợi thế lớn nhất giúp trader nhận biết đường xu hướng giảm của thị trường.
Nhận biết đường xu hướng tăng: Ngược lại với xu hướng giảm, trong xu hướng tăng số cây nến xanh xuất hiện đồng đều và áp đảo, bóng nến dưới ngắn hoặc không xuất hiện.
3. Các mẫu hình giá
Để dễ nắm bắt xu hướng giá, nhà đầu tư cần nắm rõ các mẫu hình giá phổ biến sau:
Tam giác: Đây là mẫu hình tương đối dễ dàng. Chiến lược là phần quan trọng hơn: Khi giá phá vỡ cận trên của tam giác thì đây là cơ hội để mở mua mới và ngược lại nếu giá sập gãy cận dưới của tam giác sẽ là tín hiệu để bán ra.
Có thể dùng mẫu hình này để xác định vùng giá mục tiêu tương tự như trong minh họa.
Cái nêm (Wedges): Có hai loại nêm: nêm tăng và nêm giảm. Mô hình Nêm tăng biểu thị trạng thái yếu dần của xu hướng tăng và ngược lại nên giảm. Khi giá phá vỡ một trong hai cận trên hoặc dưới sẽ là tín hiệu mua bán cho nhà đầu tư.
VI. Heiken Ashi nên kết hợp với chỉ báo nào?
Heiken Ashi có thể được coi là công cụ phân tích biểu đồ đáng tin cậy trong giao dịch tài chính nói chung và giao dịch chứng khoán nói riêng. Nhờ sử dụng các mức trung bình để tạo ra các thanh giá đặc biệt nên Heiken Ashi làm mịn những biến động ngắn hạn và làm nổi bật xu hướng dài hạn.
Tuy nhiên, cũng chính điều này có thể tạo ra sự không khớp với mức giá thực tế trong hiện tại. Lợi ích lớn nhất của Heiken Ashi là giúp nhà đầu tư nhận biết được xu hướng một cách rõ ràng, qua đó bám chặt theo xu hướng và tối ưu hóa lợi nhuận trước khi tín hiệu đảo chiều xuất hiện.
Việc kết hợp Heiken Ashi với chỉ báo nào phụ thuộc vào sự thoải mái và kinh nghiệm của trader. Các chỉ báo như đường trung bình động, dải Bollinger, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) thường là những lựa chọn được nhiều trader ưa chuộng. Dù sử dụng chỉ báo nào hay kết hợp ra sao thì quan trọng nhất vẫn là người giao dịch phải hiểu rõ về từng loại và chú trọng thực hành để tối ưu hóa hiệu suất giao dịch.
Hy vọng thông tin TOPI cung cấp có thể giúp nhà đầu tư, nhà giao dịch hiểu rõ về mô hình nến Heiken Ashi và biết cách ứng dụng vào thực tế.