Việc hiểu và đọc được biểu đồ chứng khoán không chỉ giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường mà còn nâng cao khả năng ra quyết định, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Sau đây TOPI sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc biểu đồ chứng khoán cơ bản, đặc biệt hữu ích đối với những nhà đầu tư mới.
I. Biểu đồ chứng khoán là gì?
Biểu đồ chứng khoán là đồ thị hiển thị biến động giá của một cổ phiếu hay một chỉ số chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.
Các nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường thường sử dụng biểu đồ chứng khoán để đánh giá xu hướng, dự đoán biến động giá cổ phiếu và ra quyết định giao dịch.
Nhà đầu tư có thể xem các biểu đồ chứng khoán online tại các website về đầu tư chứng khoán như HSC, Investing… lựa chọn các dạng biểu đồ khác nhau để đạt được hiệu quả phân tích kỹ thuật tốt nhất.
Truy cập các trang web chứng khoán để xem đồ thị chứng khoán trực tuyến
II. Vì sao đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán lại quan trọng?
Việc đọc được biểu đồ chứng khoán có tầm quan trọng rất lớn trong việc đầu tư và giao dịch chứng khoán bởi những lý do sau:
Công cụ phân tích kỹ thuật: Biểu đồ chứng khoán là công cụ chính trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu dựa trên dữ liệu lịch sử. Bằng cách đọc và hiểu các mô hình và chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua bán thông minh.
Nhận diện xu hướng: Giúp nhà đầu tư nhận diện các xu hướng chính trên thị trường như xu hướng tăng, xu hướng giảm, hoặc xu hướng đi ngang. Việc nhận biết đúng xu hướng giúp nhà đầu tư đưa ra các chiến lược phù hợp.
Xác định điểm mua và bán: Các mức hỗ trợ và kháng cự, đường trung bình, và các chỉ báo khác trên biểu đồ giúp xác định các điểm mua vào và bán ra hợp lý. Điều này giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Quản lý rủi ro: Bằng cách hiểu biểu đồ, nhà đầu tư có thể thiết lập các mức dừng lỗ và mục tiêu lợi nhuận một cách hợp lý, giúp quản lý rủi ro tốt hơn.
Phân tích tâm lý thị trường: Biểu đồ chứng khoán không chỉ phản ánh giá mà còn cho thấy tâm lý thị trường. Các mô hình giá có thể chỉ ra sự lạc quan hoặc bi quan của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.
Nắm bắt thị trường kịp thời và nhanh chóng: Biểu đồ cung cấp thông tin nhanh chóng và trực quan, giúp nhà đầu tư nắm bắt tình hình thị trường một cách nhanh chóng và ra quyết định kịp thời.
Hỗ trợ lập chiến lược đầu tư: Dữ liệu từ biểu đồ giúp nhà đầu tư xây dựng và điều chỉnh chiến lược đầu tư một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
III. Các loại biểu đồ chứng khoán
Hiện nay, có 3 loại biểu đồ chứng khoán thể hiện biến động giá của các mã chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Gồm có:
1. Biểu đồ hình thanh (HLC/OHLC)
Biểu đồ chứng khoán hình thanh
Biểu đồ hình thanh HLC (High-Low-Close) và OHLC (Open-High-Low-Close) là hai loại biểu đồ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về diễn biến giá trong phiên giao dịch, là cơ sở để phân tích xu hướng và mô hình giá, đồng thời so sánh các phiên giao dịch khác nhau để nhận diện các mẫu hình và xu hướng.
- Biểu đồ hình thanh HLC hiển thị 3 mức giá quan trọng của một tài sản trong một phiên giao dịch: giá trần, giá sàn và giá đóng cửa.
Trong biểu đồ HLC, mỗi thanh đại diện cho một phiên giao dịch, trong đó, một đường thẳng đứng kéo dài từ mức giá thấp nhất (giá sàn) đến mức giá cao nhất (giá trần). Một dấu ngang nhỏ hoặc một đoạn ngắn nằm bên phải của thanh sẽ thể hiện mức giá đóng cửa.
- Biểu đồ hình thanh OHLC hiển thị 4 mức giá quan trọng đó là giá mở cửa, giá trần, giá sàn và giá đóng cửa.
Cấu trúc biểu đồ hình thanh OHLC như sau:
- Một đường thẳng đứng kéo dài từ mức giá sàn lên mức giá trần;
- Một đoạn ngắn nằm bên trái của thanh thể hiện giá mở cửa;
- Một đoạn ngắn nằm bên phải của thanh thể hiện giá đóng cửa.
2. Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart)
Biểu đồ nến Nhật gồm hai phần chính là thân nến và bóng nến. Trong đó:
- Thân nến (body) thể hiện phạm vi giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong phiên giao dịch. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thân nên màu xanh hoặc trắng, đó là nến tăng. Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, thân nến thường được tô màu đỏ hoặc đen, đó là nến giảm.
- Bóng nến (shadow/wick) với phần bóng nến trên (upper shadow) thể hiện mức giá cao nhất trong phiên giao dịch và phần bóng nến dưới (lower shadow) thể hiện mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
Một số mô hình/biểu đồ nến Nhật phổ biến bạn có thể bắt gặp: mô hình Hammer, mô hình Hanging Man, mô hình Doji, mô hình Engulfing, mô hình Morning Star, mô hình Evening Star.
Biểu đồ nến Nhật rất phổ biến trong phân tích giá chứng khoán
3. Biểu đồ đường (Line Chart)
Biểu đồ đường được tạo ra bằng cách kết nối một chuỗi các điểm dữ liệu với nhau bằng các đường thẳng. Mỗi điểm dữ liệu trên biểu đồ thường đại diện cho giá đóng cửa của tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể (theo ngày, tuần, tháng).
Biểu đồ đường khá đơn giản và trực quan, giúp bạn nhanh chóng nắm bắt xu hướng tổng thể của giá theo thời gian, cũng dễ dàng trong việc so sánh hiệu suất của nhiều tài sản hoặc chỉ số cùng lúc trên cùng một biểu đồ.
Tuy nhiên, biểu đồ đường chỉ sử dụng giá đóng cửa nên thiếu nhiều chi tiết và không thể phản ánh biến động trong phiên giao dịch, dễ khiến người giao dịch bỏ qua các tín hiệu quan trọng từ thị trường.
Biểu đồ đường được dùng nhiều trong phân tích kỹ thuật
IV. Biểu đồ chứng khoán gồm những thông tin gì?
Trên biểu đồ chứng khoán sẽ bao gồm một số thông tin cơ bản như:
Tên/mã cổ phiếu giao dịch và những biến động diễn ra trong ngày;
Khoảng thời gian của biểu đồ có thể là ngày, tuần, tháng hoặc phút, tuỳ theo mục đích phân tích của nhà đầu tư;
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch trong phiên;
Các loại biểu đồ chứng khoán như biểu đồ đường, biểu đồ thanh, biểu đồ nến Nhật..;
Chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD, Bollinger Bands… sử dụng để phân tích động lực và xu hướng của giá;
Các mức giá trong phiên giao dịch: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá trần và giá sàn;
Khoảng giá và giá hiện tại
Các mô hình giá như mô hình đầu vai, mô hình cốc và tay cầm… dự đoán xu hướng giá;
Đường trung bình động cùng các mức hỗ trợ và kháng cự.
Có thể chọn khoảng thời gian muốn xem trên biểu đồ chứng khoán
V. Cách đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán
1. Khối lượng giao dịch (volume)
Khối lượng giao dịch có thể đánh giá mức độ quan tâm của thị trường với cổ phiếu. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch cũng sẽ là dấu hiệu biến động giá.
Phân tích đồ thị chứng khoán có thể dự đoán được xu hướng giá
Khối lượng giao dịch cao đi kèm với xu hướng tăng hoặc giảm mạnh có thể xác nhận sức mạnh của xu hướng đó. Khối lượng giao dịch thấp có thể cho thấy sự thiếu quan tâm của nhà đầu tư, thị trường không đủ thu hút và hấp dẫn.
- Khi khối lượng giao dịch nhiều và giá tăng đều thì dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng;
- Khi khối lượng giao dịch ít và giá giảm, giá giảm nhưng có khả năng quay đầu tăng;
- Khi khối lượng giao dịch nhiều và giá giảm thì giá có thể tiếp tục giảm do đang có nhiều người tham gia giao dịch;
- Khi khối lượng giao dịch ít và giá tăng thì khả năng giá sẽ giảm do nhà đầu tư thiếu sự tin tưởng vào xu hướng tăng tiếp diễn của thị trường.
2. Các chỉ báo chứng khoán
Các chỉ báo như RSI, MACD, Bollinger Bands cung cấp thêm thông tin về sức mạnh và động lực của xu hướng giá.
Có hai loại chỉ báo chính trong phân tích kỹ thuật là chỉ báo xu hướng và chỉ báo động lượng, trong đó:
- Chỉ báo xu hướng giúp chúng ta xác định được xu hướng tổng thể của giá (các chỉ báo như đường trung bình động MA…);
- Chỉ báo động lượng giúp đánh giá mức độ biến động của giá để tìm ra điểm vào lệnh thích hợp (các chỉ báo MACD, RSI…)
Kết hợp sơ đồ chứng khoán với các chỉ báo để phân tích kỹ thuật
3. Xác định xu hướng (Trend)
- Xu hướng tăng khi giá liên tục tăng, thường có các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn;
- Xu hướng giảm khi giá liên tục giảm, thường có các đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn;
- Xu hướng đi ngang khi giá dao động trong một phạm vi hẹp và không có xu hướng rõ ràng.
4. Chú ý về yếu tố thời gian
Nhà đầu tư sẽ lựa chọn khung thời gian để phân tích theo nhu cầu. Khung thời gian sẽ có khung ngắn hạn tính theo phút (5 phút, 15 phút, 30 phút), khung trung hạn theo ngày, giờ (1 ngày, 4 giờ, 1 giờ), khung dài hạn theo tuần, tháng, năm (1 năm, 1 tháng, 1 tuần).
5. Mức hỗ trợ và kháng cự
- Mức hỗ trợ là mức giá mà tài sản có xu hướng không giảm dưới đó;
- Mức kháng cự là mức giá mà tài sản có xu hướng không vượt qua được.
Khi đã xác định được đâu là mức hỗ trợ và kháng cự, thì nhà đầu tư có thể dựa vào đó để thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, vào lệnh phù hợp.
Nhìn chung, đọc biểu đồ chứng khoán là một kỹ năng cần thiết để phân tích và hiểu rõ biến động giá của cổ phiếu hoặc tài sản tài chính. Bằng cách nắm vững cách đọc các loại biểu đồ và nhận diện các yếu tố quan trọng như xu hướng, khối lượng giao dịch, mức hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định giao dịch thông minh và có hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ của TOPI có thể giúp bạn biết được cách xem biểu đồ chứng khoán và phân tích đồ thị giá cổ phiếu để có chiến lược đầu tư phù hợp. Để có thể trải nghiệm đầy đủ và tiện lợi những tính năng tuyệt vời mà TOPI mang đến, hãy tải ngay ứng dụng của chúng tôi. Với ứng dụng TOPI, bạn sẽ dễ dàng cập nhật thông tin tài chính ngân hàng mới nhất và khám phá nhiều nội dung về tài chính cá nhân khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội, tải ứng dụng TOPI ngay hôm nay và bắt đầu hành trình trải nghiệm đầy thú vị!