Facebook Topi

05/04/2023

Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku nâng cao cho nhà đầu tư

Ichimoku là một trong các chỉ báo quan trọng dùng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Cùng TOPI tìm hiểu cách sử dụng mây Ichimoku hiệu quả nhé.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Để biết chỉ báo Ichimoku là gì, có những ưu điểm và hạn chế nào, dùng trong phân tích và giao dịch chứng khoán thế nào để tối ưu lợi nhuận, mời các bạn theo dõi bài chia sẻ của TOPI nhé.

I. Ichimoku là gì?

Đám mây Ichimoku hay Ichimoku Cloud (Ichimoku Kinko Hyo) là một chỉ báo kỹ thuật được dùng để xác định các mức hỗ trợ, mức kháng cự, xu hướng, đo lường động lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch forex.

Chỉ báo Ichimoku được phát triển vào cuối những năm 1930, được tạo bởi ông Goichi Hosoda - một nhà báo người Nhật Bản. Sau thời gian dài nghiên ghi chép và thống kê giá gạo mỗi ngày, ông đã nắm được quy luật và phản ứng của một số vùng nhất định trên biểu đồ. Tuy nhiên, mãi tới năm 1969, Ichimoku mới được công bố và ứng dụng rộng rãi do được xuất bản thành một cuốn sách có tên gọi “Ichimoku Kinko Hyo – Biểu đồ cân bằng trong nháy mắt”.

Lúc này, Ichimoku đã thành công thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và tạo tiếng vang lớn tại thị trường tài chính Châu Á và Nhật Bản. Đến năm 1990, Ichimoku bắt đầu lan đến các nước phương Tây và sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

Không chỉ dùng vào phân tích chứng khoán, đám mây Ichimoku có thể áp dụng trên mọi công cụ tài chính và khung thời gian giao dịch. giúp nhà đầu tư hiểu rõ thị trường tài chính và tìm ra các cơ hội giao dịch có xác suất thắng lớn.

Ichimoku là gì?

Tìm hiểu về chỉ báo Ichimoku

Ichimoku chart thể hiện xu hướng tăng/giảm của thị trường. Ichimoku cloud - Mây Ichimoku là chỉ báo kỹ thuật được dùng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xu hướng, động lượng và tín hiệu giao dịch phù hợp.

Khi mây Kumo chuyển từ màu đỏ sang màu xanh là tín hiệu cho thấy khả năng tăng giá, ngược lại chuyển từ xanh sang đỏ là cảnh báo xu hướng giảm giá. Đám mây càng cao cho thấy thị trường đang giao dịch rất sôi nổi, ngược lại khi thấy đám mây mỏng có nghĩa là thị trường ảm đạm, ít giao dịch.

II. Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku

Đám mây Ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật nâng cao, cung cấp nhiều thông tin hơn so với các công cụ phân tích kỹ thuật thông thường thế nhưng nó không phải lúc nào cũng cung cấp những dấu hiệu hoàn hảo, chính xác tuyệt đối.

Ichimoku là một hệ thống giao dịch theo xu hướng nên sẽ có độ trễ nhất định. Nếu xu hướng thị trường không rõ ràng, Ichimoku có thể đưa ra những tín hiệu sai lệch.Vì thế, nhà đầu tư nên kết hợp Ichimoku với các chỉ báo khác để giảm thiểu rủi ro khi phân tích và giao dịch.

Vai trò và ý nghĩa của Ichimoku được tóm lược như sau:

- Giúp nhận biết xu hướng thị trường: Dựa vào các thành phần của mây Ichimoku mà nhà đầu tư có thể xác định xu hướng thị trường. Thị trường sẽ có xu hướng tăng nếu giá nằm trên đường Kijun-Sen, đường Tenkan-Sen hoặc nằm dưới đường Chikou Span. Khi thị trường có xu hướng giảm, giá sẽ nằm dưới đường Kijun-Sen, đường Tenkan-Sen hoặc nằm trên đường Chikou Span. Bên cạnh đó, độ dày và màu sắc mây Kumo cũng như khoảng cách từ đường giá đến mây Kumo, có thể được dùng để dự đoán hành động giá tiếp theo.

Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku

Ichimoku cloud là chỉ báo quan trọng để nhận diện xu hướng giá

- Xác định các vùng hỗ trợ kháng cự: Đường cơ sở Kijun-Sen, đường tín hiệu Tenkan-Sen, Chikou-Span hay mây Kumo đều có thể giúp xác định những mức kháng cự, hỗ trợ quan trọng.

- Tín hiệu vào lệnh và thoát lệnh: Dựa vào tín hiệu giao cắt giữa đường cơ sở và đường tín hiệu, nhà đầu tư có thể phán đoán và vào lệnh Buy/Sell thuận xu hướng hoặc khi giá phá vỡ đám mây là những thông tin quan trọng để thoát lệnh. 

III. Ưu và nhược điểm của mây Ichimoku

Lợi ích khi ứng dụng mây Ichimoku vào phân tích và giao dịch:

- Chỉ báo này có thể áp dụng với nhiều thị trường giao dịch như cổ phiếu, forex, hợp đồng tương lai, hợp quyền chọn, chỉ số và kim loại quý (vàng và bạc)...

- Nhà đầu tư có thể dựa vào mây Ichimoku để lên ý tưởng và thiết lập giao dịch chỉ trong vài phút, nhờ đó dễ dàng nhận ra hướng giá, cảm giác, động lượng và sức mạnh của xu hướng.

- Phương pháp Ichimoku hiển thị nhiều dữ liệu và kết hợp 3 chỉ báo trên một biểu đồ, nhờ đó, nhà đầu tư, phân tích sẽ hiểu rõ hơn về các hành động giá và có thể đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. 

- Ichimoku Chart là biểu đồ thiên về xác định xu hướng giá. Biểu đồ Ichimoku indicator hoạt động tốt nhất ở những thị trường có xu hướng rõ ràng, nó giúp tìm ra hướng đi của giá. Ichimoku có thể giúp nhận ra các mức breakout giả vì hệ thống này có khả năng xác định xu hướng trong khung thời gian giao dịch.

Ưu và nhược điểm của mây Ichimoku

Nhà đầu tư dựa vào Ichimoku Chart để giao dịch thuận xu hướng

IV. Yếu tố cấu thành nên Ichimoku

Chỉ báo Ichimoku được gọi là “đám mây” vì trên biểu đồ nó có hình dạng giống như hình đám mây. Nó được xây dựng dựa trên các đường trung bình động, giúp nhìn ra những thông tin như xu hướng giá, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu ra vào lệnh. 

Ichimoku được cấu tạo bởi 5 đường trung bình động gồm:

- Đường đường chuyển đổi - Tenkan-sen: được xác định bằng cách lấy tổng mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 9 phiên giao dịch rồi chia cho 2.

- Đường đường cơ sở - Kijun-sen được xác định bằng cách lấy tổng của mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 26 phiên giao dịch sau đó chia cho 2.

- Đường trễ - Chikou Span: Các giá trị của đường Chikou-Span chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về sau (quá khứ) 26 phiên.

- Đường Senkou Span A: Được xác định bằng cách lấy tổng của đường Tenkan-sen và Kijun-sen rồi chia cho 2 và thường được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

- Đường Senkou Span B: Xác định bằng cách lấy tổng của mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 52 phiên giao dịch rồi chia cho 2, đường này cũng được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

Đường Senkou Span A và B tạo thành một vùng có hình dáng giống đám mây, gọi là  Kumo hoặc mây Ichimoku.

Nếu Senkou-Span A nằm ở trên thì được gọi là mây tăng, đám mây sẽ có màu xanh, Senkou-Span B nằm trên thì gọi là mây giảm, vùng mây có màu đỏ.Mây Kumo có thể giúp nhà đầu tư nhận ra một số xu hướng của thị trường.

Yếu tố cấu thành nên Ichimoku

Các đường của Ichimoku kết hợp tạo thành đám mây Kumo

V. Phân tích mây Ichimoku đơn giản

Phần được giới hạn giữa Senkou Span A (màu xanh) và Senkou Span B (màu đỏ) được gọi là mây (tiếng Nhật là Kumo, tiếng Anh là Cloud) và có màu khác nhau tùy thuộc vào Senkou Span A nằm trên hay nằm dưới Senkou Span B. 

Có hai cách để xác định xu hướng chung bằng cách sử dụng Kumo:

Thứ nhất là dựa vào đường giá so với đám mây:

- Giá ở trên đám mây >>> Xu hướng tăng 

- Giá ở dưới đám mây >>> Xu hướng giảm

- Giá nằm trong đám mây >>> Xu hướng đi ngang

Thứ hai, dựa vào mối liên quan giữa Span A (đường mây xanh) và Span B (đường mây đỏ)

- Span A ở trên Span B >>> Mây xanh >>> Xu hướng tăng

- Span B ở trên Span A >>> Mây đỏ >>> Xu hướng giảm

Đám mây được dịch chuyển về phía trước 26 ngày nên nó cung cấp sơ bộ về sự hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.

VI. Cách sử dụng Ichimoku nâng cao

1. Khi đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen

Tín hiệu giao cắt giữa đường Tenkan-Sen (đường chuyển đổi) và Kijun-Sen (đường cơ sở) sẽ giúp nhà đầu tư nhận ta xu hướng để vào lệnh Buy/Sell thuận.

- Tín hiệu Buy: Khi Tekan-Sen cắt Kijun-Sen theo chiều từ dưới lên trên và điểm giao cắt nằm phía dưới mây Kumo.

- Tín hiệu Sell: Khi đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen cắt nhau theo chiều từ trên xuống dưới, đồng thời, vị trí giao cắt này nằm bên trên đám mây Kumo.

Khi đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen

Cách giao dịch khi đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen cắt nhau

Cách vào lệnh như sau: 

- Vào lệnh theo nến tín hiệu. Nến xanh nếu tìm lệnh Buy và nến đỏ nếu tìm lệnh Sell. 

- Cắt lỗ dưới vùng tín hiệu với lệnh Buy và trên vùng tín hiệu với lệnh Sell.

- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của nhà đầu tư. 

2. Khi đường Chikou-Span cắt đường giá

Đây cũng là tín hiệu vào lệnh tiềm năng.

- Tín hiệu Buy: Nếu đường Chikou- Span cắt đường giá theo chiều từ dưới lên trên sau đó, đường Chikou dịch chuyển xa đường giá. 

- Tín hiệu bán: Đường Chikou-Span cắt đường giá theo chiều từ trên xuống dưới, sau đó đường Chikou dịch chuyển ra xa đường giá. 

Khi đường Chikou-Span cắt đường giá

Trong trường hợp này nhà đầu tư sẽ vào lệnh như sau:

- Điểm vào lệnh: Xác định theo nến tín hiệu nằm gần khu vực giao cắt của đường Chikou-Span và đường giá. Nến xanh nếu tìm lệnh Buy và nến đỏ nếu tìm lệnh Sell. 

- Điểm cắt lỗ: Nằm dưới vùng giao cắt, gần hỗ trợ nhất (lệnh Buy) và bên trên vùng giao cắt, gần kháng cự nhất (lệnh Sell).

- Điểm chốt lời: Theo R:R kỳ vọng. 

3. Khi đường Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau

Đây là 2 đường quan trọng tạo nên mây Kumo. Dựa vào tín hiệu giao cắt của 2 đường này sẽ tìm ra lệnh BUY/SELL hiệu quả. 

- Tín hiệu Buy: Khi Senkou Span A cắt đường Senkou Span B từ dưới lên. Mây Kumo đổi từ đỏ sang xanh.

- Tín hiệu Sell: Khi Senkou Span A cắt đường Senkou Span B hướng từ trên xuống. Mây Kumo đổi màu từ xanh thành đỏ.

Khi đường Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau

Cách vào lệnh chuẩn trong trường hợp này:

- Điểm vào lệnh: Tại cây nến xanh gần khu vực giao cắt (lệnh Buy) và tại cây nến tín hiệu giảm gần vùng giao cắt (lệnh Sell)

- Điểm cắt lỗ: Dưới vùng giao cắt trùng với đường hỗ trợ gần nhất (đối với lệnh Buy) và trên vùng giao cắt gần với kháng cự (đối với lệnh Sell)

- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng

4. Khi giá breakout khỏi đám mây Kumo

Chiến lược giao dịch breakout luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng một khi thành công sẽ mang lại lợi nhuận lớn, nhà đầu tư chỉ nên áp dụng chiến lược này khi đã có kha khá kinh nghiệm trong tay.

- Tín hiệu Buy: Xu hướng chính là giảm, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu. Giá phá vỡ mây Kumo theo hướng từ dưới lên đồng thời giá đóng cửa nằm phía trên mây Kumo.

- Tín hiệu Sell: Xu hướng chính là tăng, nhưng có dấu hiệu suy yếu. Giá phá vỡ mây Kumo theo hướng từ trên xuống và giá đóng cửa nằm dưới mây Kumo.

Cách vào lệnh chuẩn cho trường hợp này:

- Điểm vào lệnh: Tại cây nến tín hiệu ngay sau breakout.

- Điểm cắt lỗ: Dưới vùng giao cắt của đường A B đối với lệnh Buy và bên trên vùng giao cắt đối với lệnh Sell.

- Điểm chốt lời: Theo R:R kỳ vọng. 

5. Cách giao dịch với Ichimoku nâng cao

Có thể thấy mỗi thành phần của Ichimoku đều có thể sử dụng như một chỉ báo độc lập.

- Điểm vào lệnh: Theo nến tín hiệu màu xanh tại các khu vực hợp lưu nhiều tín hiệu khác nhau.

- Điểm chốt lời: Tại các mốc quan trọng của Fibonacci Extension, vẫn phải đảm bảo tỷ lệ R:R của trader. 

- Điểm cắt lỗ: Ở dưới hỗ trợ quan trọng và gần nhất, điểm này cách vùng giao cắt khoảng 10-15 pips (có thể linh hoạt dựa trên khung thời gian giao dịch). Hãy luôn nhớ quản lý tài khoản, sẵn sàng chi cho lệnh Stop loss từ 2% -5% tài khoản. 

Cách giao dịch lệnh Buy/Sell tương tự như khi sử dụng đa tín hiệu trong hệ thống giao dịch Ichimoku, cần hợp lưu đa tín hiệu của hệ thống giao dịch như: 

- Đường Tekan-Sen cắt đường Kijun-Sen theo chiều từ trên xuống dưới đồng thười điểm giao cắt nằm bên trên mây Kumo.

- Đường Senkou-Span A cắt đường Senkou-Span B từ trên xuống, mây Kumo đổi màu.

- Đường Chikou-Span nằm dưới đường giá.

Cách giao dịch với Ichimoku nâng cao

Thực hiện lệnh bán thuận xu hướng:

- Điểm vào lệnh: Theo nến tín hiệu đỏ và đảm bảo nến đó nằm dưới đám mây Kumo.

- Điểm cắt lỗ: Bên trên kháng cự gần nhất trùng hoặc gần với khu vực giao cắt đảm bảo tỷ lệ Stop loss trong giới hạn 2% cho mỗi lệnh.

- Điểm chốt lời: Theo Fibonacci extension tại các mức 61.8%-168% và đảm bảo tỷ lệ R:R cho chiến lược giao dịch của mỗi cá nhân.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của TOPI có thể giúp bạn hiểu được Ichimoku là gì và cách sử dụng Ichimoku trong giao dịch chứng khoán. 

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI