Facebook Topi

31/10/2024

ESG là gì? Danh sách cổ phiếu xanh ESG tại thị trường Việt Nam

ESG là một tiêu chuẩn được Hiệp ước Toàn cầu đặt ra vào năm 2004. Càng ngày dòng vốn tập trung về các doanh nghiệp ESG càng nhiều, khiến giá trị cổ phiếu xanh ESG gia tăng. Trong tương lai, cổ phiếu xanh ESG có thể là một xu hướng đầu tư được ưu ái đặc biệt.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

ESG là từ viết tắt của Environmental - Social - Governance, dịch nghĩa tiếng Việt: Môi trường - Xã hội - Quản trị, là một trong những bộ tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá rủi ro và thông lệ của các doanh nghiệp. Đồng thời nó giúp các nhà đầu tư và tổ chức xác định được liệu công ty họ chọn có phù hợp với khả năng tài chính và mục đích đầu tư hay không.

I. ESG là gì?

ESG là gì?

Khái niệm về bộ tiêu chí đánh giá ESG

Thuật ngữ ESG bao gồm Environmental (Môi trường), Social (Xã hội), Governance (Quản trị) được đặt ra bởi Hiệp ước Toàn cầu vào năm 2004. Tuy nhiên, một số người lại coi năm 2001 là năm bắt đầu ESG do có sự ra mắt của chỉ số FTSE4Good.

Trải qua gần hai thập kỷ, từ một hệ thống báo cáo chuyên biệt cho các nhà đầu tư tài chính, ESG tiến hoá trở thành một thuật ngữ chung để thể hiện cách mà các doanh nghiệp cân nhắc cho những tác động của sản phẩm mình sản xuất kinh doanh lên xã hội và nhân sự của họ.

ESG là tập hợp các tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến sự phát triển bền vững, định hướng tương lai và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng 3 yếu tố môi trường, xã hội và quản trị vào vận hành. 

Các tiêu chí về môi trường phản ánh sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đến thiên nhiên, môi trường xung quanh;

Các tiêu chí về xã hội phản ánh các mối quan hệ trong xã hội của doanh nghiệp với người lao động, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh;

Các tiêu chí về quản trị thể hiện đường lối lãnh đạo, quản trị giám sát, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ làm sao để đảm bảo được quyền lợi của tất cả những ai liên quan tới doanh nghiệp, đây là yếu tố cực quan trọng đối với nền kinh tế thị trường.

Đầu tư ESG là việc lựa chọn đầu tư dựa theo các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội, quản trị) của một công ty, tập trung vào những đơn vị hoặc quỹ đầu tư có điểm số ESG cao.

II. Đặc điểm của tiêu chuẩn ESG

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư buộc phải thoả hiệp với việc đầu tư có trách nhiệm với xã hội. Bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn của ESG, các nhà đầu tư có thể tránh được các công ty có hoạt động không tốt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn vụ tràn dầu Deepwater Horizon ở vịnh Mexico vào năm 2010, hay như vụ bê bối khí thải Volkswagen, những sự kiện này làm chao đảo giới kinh doanh, rung chuyển thị giá cổ phiếu, gây thiệt hại nặng nề. Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung vào ESG, môi trường sẽ được cải thiện.

Doanh nghiệp có điểm ESG càng cao tương đương với năng lực thực hành các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị càng tốt. Điểm số ESG sẽ tính dựa trên những tác động của doanh nghiệp khi quản lý các tiêu chí trên.

Tiêu chuẩn ESG bao gồm rất nhiều vấn đề, bắt nguồn từ luật địa phương cả luật quốc tế, các thoả thuận, nguyên tắc của từng quốc gia. Để thực hiện được ESG, doanh nghiệp buộc phải đáp ứng đầy đủ 3 trọng tâm chính và nhiều tiêu chí cụ thể khác nhau.

III. Đầu tư ESG là gì?

Đầu tư ESG là việc lựa chọn đầu tư dựa theo các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội, quản trị) của một công ty, tập trung vào những đơn vị hoặc quỹ đầu tư có điểm số ESG cao. Một số nhà đầu tư cho rằng, đầu tư ESG có thể đem lại lợi ích cho họ và cả xã hội.

Việc đầu tư vào các công ty có chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giúp giảm thiểu nhiều tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đối với môi trường và cộng đồng, từ đó, tạo ra nhiều giá trị dài hạn hơn, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận bền vững hơn, trong khi đó vẫn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và xã hội.

Các công ty và quỹ đầu tư ESG thường có các chính sách và thực hành quản lý bền vững, chú trọng vào những tác động có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội, cùng các chính sách quản trị tốt công ty.

Đầu tư ESG là gì?

Đầu tư ESG hiệu quả với hạn chế những rủi ro

Đầu tư ESG được cho là một cách giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu các nguy cơ về lừa đảo, quản lý doanh nghiệp kém hiệu quả… Có nhiều loại sản phẩm đầu tư ESG khác nhau, chẳng hạn như quỹ mở ETF, quỹ đầu tư bền vững, quỹ vùng đất cấm hoặc bảo vệ và các quỹ tiền tệ xanh…

IV. Nội dung của ESG

Nội dung của ESG chính là nội dung chi tiết của 3 trụ cột: môi trường, xã hội và quản trị. Cụ thể như sau:

Nội dung của ESG

Nội dung của bộ tiêu chí ESG

1. Môi trường

Ta xét đến các yếu tố đó là biến đổi khí hậu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và xử lý - tái chế chất thải.

Tiêu chí biến đổi khí hậu được đánh giá dựa trên các cam kết trong nước và quốc tế, các chính sách quốc gia và quy định khác nhau tại mỗi địa phương.

Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết, Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2030, tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43.5%, năm 2050 không phát thải carbon. Năm 2020, giảm phát thải Mê-tan ít nhất 30% và năm 2030 tỷ lệ đó là 40%. Năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng, giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Việt Nam là một trong 12 quốc gia hoàn thành cập nhật mức đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) vào ngày 11/09/2020.

Chính phủ Việt Nam sẽ sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước có động lực và cơ sở rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu ESG đã cam kết.

Tiêu chí năng lượng: Các doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo việc khai thác và sử dụng nguồn năng lực một cách thật hiệu quả. Các năng lượng tự nhiên như sức gió, năng lượng mặt trời cũng được khuyến khích khai thác và sử dụng. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng, không để xảy ra tình trạng cạn kiệt, đảm bảo các quá trình sản xuất và kinh doanh được diễn ra thuận lợi.

Tiêu chí tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản… Muốn đạt được điểm ESG cao ở mục này doanh nghiệp cần có đủ giấy tờ cấp phép sử dụng tài nguyên, đồng thời có chủ đích trong việc góp phần cải tạo và khôi phục các khu vực bị ô nhiễm. Một số doanh nghiệp hiện đại ngày nay đã áp dụng công nghệ để tự tạo ra tài nguyên, mà không tác động đến môi trường.

Tiêu chí xử lý và tái chế chất thải: Doanh nghiệp cần thống kê, lên danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm mà doanh nghiệp đang thải ra môi trường, để tiến hành thu gom, phân loại và trữ một nơi riêng để không gây ô nhiễm môi trường, rồi đem di chuyển chúng đến nơi xử lý được cấp phép. Trong trường hợp tái chế được thì tái chế để sử dụng tiếp, tối ưu hoá năng lượng. Các cách xử lý chất thải thì doanh nghiệp có thể tự mình sáng chế hoặc sử dụng dịch vụ, miễn là hợp pháp và có hiệu quả.

2. Xã hội

Ta xét các tiêu chí: quyền riêng tư và bảo mật, tính đa dạng, công bằng và hoà nhập, môi trường làm việc an toàn và điều kiện làm việc.

Tiêu chí quyền riêng tư và bảo mật: Luật bảo mật ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng Bộ luật Dân sự, Luật An ninh mạng… Doanh nghiệp tuyệt đối không được để lộ thông tin dữ liệu của người dùng, và phải được sự cho phép của người dùng trước khi sử dụng hoặc làm bất cứ điều gì với nguồn dữ liệu ấy.

Tiêu chí tính đa dạng, công bằng và hoà nhập: điểm ESG này sẽ dựa trên cơ sở Luật Lao động, theo đó, doanh nghiệp không được phân biệt đối xử các nhân viên dù là giới tính, màu da, sắc tộc hay bất cứ tầng lớp nào.

Tiêu chí môi trường làm việc an toàn: doanh nghiệp phải đảm bảo độ an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động, nghiêm cấm ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, quấy rối… tuân thủ đúng Luật Lao động.

Tiêu chí điều kiện làm việc là những tiêu chí về mức lương, giờ làm việc, chính sách bảo hiểm, chế độ về sức khỏe, thưởng…

3. Quản trị

Các tiêu chí xem xét: công bố báo cáo ESG, chống hối lộ và tham nhũng, sự đa dạng và hoà nhập của hội đồng quản trị.

Tiêu chí công bố báo cáo ESG: doanh nghiệp thực hiện ESG phải thực hiện việc công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm, gồm việc khai thác và tiêu thụ tài nguyên, chính sách lao động, những đóng góp với cộng đồng. Báo cáo nộp về Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán một cách công khai.

Tiêu chí chống hối lộ và tham nhũng được đánh giá dựa trên Luật Phòng chống hối lộ và tham nhũng trong Luật Hình sự Việt Nam.

Tiêu chí về sự đa dạng và hoà nhập của hội đồng quản trị đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên HĐQT về giới tính và lý lịch. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu rộng về ESG và cách quản trị sao cho phù hợp với các khuôn khổ pháp lệ và các thông lệ ESG.

V. Xu hướng đầu tư ESG hiệu quả

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những vấn đề ESG đang ngày một trở thành một động lực mạnh mẽ, ảnh hưởng đến quyết định của con người với sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu, doanh nghiệp. Tại Mỹ, 66% thế hệ Millennials cho biết, họ sẵn sàng chi tiền cho một nhãn hàng được chứng nhận phát triển bền vững, 75% trong số đó cho rằng, doanh nghiệp đừng chỉ chạy theo lợi nhuận, cần thiết phải đem lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng.

Những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tài chính nhận ra rằng những doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm và bền vững sẽ có lợi hơn cho họ và cho cả xã hội. Đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG sẽ có những lợi ích như: danh tiếng của doanh nghiệp được tăng cường, cải thiện tình hình quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu được rủi ro, thu hút nhà đầu tư và khách hàng tăng trưởng bền vững, cũng mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Vì hoạt động tích cực và dần trở nên phổ biến nên tính thanh khoản của các cổ phiếu xanh ESG cũng tăng cao, tạo thuận lợi cho việc giao dịch giữa các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, vẫn cần phải thận trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu xanh ESG, trước hết cần phải tìm hiểu rõ doanh nghiệp đó là ai, hoạt động gần đây như thế nào.

VI. Các cổ phiếu xanh ESG tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, không ít những doanh nghiệp đầu tư ESG có thể kể đến đó là:

Vinamilk với mã cổ phiếu VNM - doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động phát triển bền vững ESG. Năm 2021, VNM cho ra mắt 3 trang trại Vinamilk Green Farm, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Công ty hạn chế lượng phát thải, tái tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường xung quanh. 

Vinfast với  mã cổ phiếu VIC - doanh nghiệp chú trọng đến việc sản xuất các phương tiện di chuyển chạy bằng điện nhằm giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường. Nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông minh và thân thiện. Năm 2022, VinFast được ESG của Morningstar

Sustainalytics đánh giá 23.3 điểm, lọt top 10 hãng xe có xếp hạng ESG cao nhất toàn cầu. 

FPT với mã cổ phiếu FPT - doanh nghiệp đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và cung cấp nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác. Từ đó, nâng cao chất lượng người lao động, tạo thêm nhiều việc làm, gia tăng lợi nhuận.

VII. Đánh giá tiềm năng khi đầu tư cổ phiếu xanh ESG

Đánh giá tiềm năng khi đầu tư cổ phiếu xanh ESG

Những tiềm năng khi đầu tư vào cổ phiếu ESG

Việc đầu tư vào doanh nghiệp tuân thủ đủ ESG, hay cổ phiếu xanh ESG vẫn nhận được nhiều ý kiến đa chiều. Trước đây, việc đầu tư vào ESG không nhận được đánh giá cao do không đạt tối đa về lợi ích kinh tế, nhưng, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, sự phát triển của doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí ESG trở thành quyết định mang tính sống còn. 

Theo tờ báo tài chính Financial Times thì bất chấp sự hoài nghi của nhiều người về ESG, dòng tiền đổ vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG ngày càng khổng lồ. Chuyên gia của Quỹ đầu tư Bridgewater cũng nhận định, tham vọng xanh giờ đây đồng bộ với tham vọng an ninh quốc gia, đảm bảo chủ quyền năng lượng, là động lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Tuy bộ chỉ số S&P 500 ESG chỉ mới ra đời được 2 năm, nhưng tăng trưởng vượt bậc so với chỉ số gốc S&P 500. Điều này chứng minh một điều, các doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh đang được giới đầu tư rót vốn mạnh mẽ, đẩy giá cổ phiếu xanh ESG tăng lên nhanh chóng.

Khi các biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng trong tương lai, việc hệ sinh thái ESG phát triển vượt bậc là tất yếu, số lượng nhà đầu tư, các khoản đầu tư đổ vào các doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn ESG là điều hiển nhiên.

Những biến động thất thường của thị trường chứng khoán hiện nay buộc các nhà đầu tư phải nhìn nhận lại chiến lược đầu tư của mình. Trong tương lai, xu hướng đầu tư vào doanh nghiệp đạt chuẩn ESG tức là doanh nghiệp quản trị tốt, có trách nhiệm với môi trường, xã hội, có sự phát triển bền vững sẽ được ưu ái hơn. TOPI chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon