16/03/2023

Cổ phiếu FPT - Đánh giá chiến lược và tiềm năng tăng trưởng năm 2023

Cổ phiếu FPT của Công ty Cổ phần FPT thuộc dòng cổ phiếu Blue-chip có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư chứng khoán ở cả trong nước và nước ngoài. Các chuyên gia tài chính cũng nhận định cổ phiếu FPT đang được định giá khá hấp dẫn so với các công ty CNTT toàn cầu, nếu có thể vẫn nên đầu tư.

icon-fb

Share

icon-copy

Copy link

Công ty Cổ phần FPT hay tập đoàn FPT là một công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tin học phần mềm. Dưới sự lãnh đạo của ông Trương Gia Bình, ông là thành viên sáng lập cũng đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của công ty. Ngày 13/12/2006, FPT chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE với mã chứng khoán là FPT.

Kể từ năm 2012 đến nay, cổ phiếu FPT chỉ tăng nhẹ cho đến năm 2020, rồi vọt lên đỉnh vào năm 2021 - 2023. Dù có lúc cổ phiếu chạm đáy nhưng vẫn có thể hồi sinh trở lại và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhận định tăng trưởng cổ phiếu FPT trong năm 2023 này ra sao, có phù hợp để đầu tư hay không?

I. Công ty Cổ phần FPT

1. Lịch sử hình thành và hoạt động của Công ty Cổ phần FPT

Tập đoàn FPT có tên chính thức là Công ty Cổ phần FPT, tên giao dịch tiếng Anh là FPT Corporation, trong đó FPT là viết tắt của Financing Promoting Technology thay vì ban đầu là Food Processing Technology.

Ngày 13/09/1988, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã ký quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Trương Gia Bình, đây chính là công ty tiền thân của FPT.

Tháng 10/1990, công ty chuyển sang đổi tên hướng kinh doanh mảng tin học, và đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ. Hợp đồng phần mềm thương mại đầu tiên của FPT là hệ thống đặt vé của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Sau đó, FPT lần lượt tham gia vào các dự án tin học hóa trong các ngành trọng điểm như ngân hàng, tài chính công, điện lực, viễn thông…

Lịch sử hình thành và hoạt động của Công ty Cổ phần FPT

Thông tin tổng quan về Công ty Cổ phần FPT

Năm 1997, FPT chính thức tham gia vào lĩnh vực Internet

Năm 1999, FPT bắt đầu xuất khẩu phần mềm ra thị trường nước ngoài

Năm 2001, tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam - VNExpress ra đời

Năm 2006, thành lập Đại học FPT, đồng thời cổ phiếu của công ty được niêm yết tại thị trường chứng khoán

Năm 2008, triển khai dự án Quản lý Thuế TNCN

Năm 2014, công ty tham gia việc triển khai hệ thống vé tàu điện tử cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Năm 2018, tập đoàn mua 90% cổ phần của công ty tư vấn công nghệ Intellinet

Năm 2019, ký kết hợp đồng tư vấn chuyển đối số với DPD Group và Tập đoàn Minh Phú, cũng trong năm nay, FPT bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa quy trình bằng Robot-akaBot cho Nhật Bản.

Đến năm 2022, FPT dần chuyển sang mô hình cổ phần với số vốn điều lệ khoảng 30 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Hiện, FPT phủ rộng Việt Nam với hệ thống 48 văn phòng trên 59 tỉnh thành.

Khối công nghệ có: FPT Digital, FPT Software, FPT Information System, FPT Smart Cloud, Base.vn với 24,068 nhân sự, 05 Tổ hợp đào tạo và công viên phần mềm với hơn 100 nền tảng, giải pháp và sản phẩm Made by FPT.

Khối viễn thông có: FPT Telecom, FPT Online cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, công nghệ quảng cáo và hệ sinh thái truyền thông với 04 trung tâm dữ liệu, 3,000 Gbps dung lượng băng thông quốc tế và hơn 50 triệu người dùng toàn cầu.

FPT Education là hệ thống giáo dục mang tính quốc tế với 74,313 người học quy đổi trên toàn hệ thống, hợp tác với 140 đối tác quốc tế và có 11 cơ sở đào tạo tại 11 tỉnh thành trên cả nước.

2. Chiến lược kinh doanh của công ty

Với định hướng khách hàng là trung tâm, Tập đoàn FPT tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh, bán hàng để mở rộng tập khách hàng ở mọi quy mô và lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Ở thị trường nước ngoài, FPT tập trung xây dựng năng lực tư vấn và phát triển nhiều giải pháp công nghệ mới để có thể hoàn thiện được gói giải pháp số cho KH trên toàn thế giới. Đồng thời, tiếp tục theo đuổi chiến lược “săn cá voi”, tập trung khai thác tập khách hàng có quy mô doanh số lớn.

FPT sẽ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cả ở Việt Nam và nước ngoài tại Ấn Độ, Philippines, Slovaka, Costa Rica, Columbia, Canada… mở rộng đầu tư tại nhiều thị trường mới, để có thể đáp ứng nhu cầu CNTT tăng cao trên toàn cầu. Từ đó, đưa Tập đoàn trở thành đối tác chiến lược của những khách hàng triệu đô trong hành trình chuyển đổi số phạm vi toàn cầu.

Chiến lược kinh doanh của công ty

Hoạt động kinh doanh và chiến lược, tầm nhìn của FPT

Tập đoàn sẽ tập trung cung cấp hệ thống công nghệ mới, các dịch vụ quản trị hạ tầng CNTT điện toán đám mây cho nhóm khách hàng doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các DN quy mô lớn, dẫn đầu ngành tài chính, BĐS, sản xuất.

Còn với nhóm khách hàng DN vừa và nhỏ thì FPT sẽ mở rộng và phát triển các giải pháp Made by FPT kết hợp với Base.vn để tạo ra một nền tảng quản trị duy nhất nhưng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong mọi lĩnh vực.

Với khách hàng cá nhân, người dùng sẽ được trải nghiệm các dịch vụ, sản phẩm mới tốt nhất trên mọi điểm chạm thông qua kênh phân phối khắp 63 tỉnh thành của FPT. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng nhờ hệ thống công nghệ như AI, Chatbot… để nắm bắt được tâm lý khách hàng nhanh nhất có thể.

3. Ban lãnh đạo công ty

Thành viên HĐQT *cập nhật đến 31/12/2022

Ông Trương Gia Bình là thành viên sáng lập, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT không điều hành với 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT. Chính ông là người định hướng cho những chiến lược quan trọng của FPT, đưa công ty phát triển và đạt được vị thế như hiện nay. Ông hiện đang đảm nhiệm thêm vai trò Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính).

Ban lãnh đạo công ty

Ông Trương Gia Bình - Người lãnh đạo mang FPT trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam

Ông Bùi Quang Ngọc - Đồng sáng lập công ty, Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT không điều hành. Ông Ngọc cũng là một nhà quản trị xuất sắc với 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT. Năm 2005, ông đã được vinh danh trong Top 10 Lãnh đạo công nghệ thông tin xuất sắc nhất Đông Dương.

Ông Đỗ Cao Bảo - Đồng sáng lập công ty, thành viên HĐQT không điều hành.

Ông Lê Song Lai - Thành viên HĐQT không điều hành

Ông Jean-Charles Belliol - Thành viên HĐQT độc lập

Ông Hamaguchi Tomokazu - Thành viên HĐQT độc lập

Ông Dan E Khao - Thành viên HĐQT độc lập

Thành viên Ban điều hành *cập nhật đến 31/12/2022

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc

Ông Hoàng Việt Anh - Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám đốc

II. Thông tin cổ phiếu FPT

1. Cổ phiếu FPT trên sàn chứng khoán

Tên công ty: Công ty Cổ phần FPT

Trụ sở chính: Số 10, Phạm Văn Bách, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.fpt.com.vn

Điện thoại: (24) 730-07300

Email: [email protected]

Mã chứng khoán: FPT

Sàn giao dịch: HOSE

Ngày niêm yết trên sàn: 13/12/2006

Ngành: Công nghệ - công nghệ phần mềm

Giá hiện tại: 81,800 (22/02/2023)

Cao/thấp trong 52 tuần: 118,900 - 61,300 VND

Số cổ phiếu đang lưu hành: 1,097,026,572 cổ phiếu

Vốn hóa thị trường: 89,736.77 tỷ VND

P/E: 18.49

EPS: 4,446.3

Cổ phiếu FPT trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu FPT trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE

Xem nhanh:  Danh sách mã chứng khoán theo ngành tại Việt Nam

2. Lịch sử giá cổ phiếu FPT

Lịch sử giá cổ phiếu FPT

Biểu đồ giá cổ phiếu FPT qua các năm từ 2012 đến nay (Nguồn: TradingView)

Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức niêm yết với gần 61 triệu đơn vị, mức giá khởi điểm cho phiên giao dịch hôm đó là 160,000 đồng, tuy nhiên đến cuối giờ chốt phiên, mỗi cổ phần FPT trị giá lên đến 400,000 đồng. Lúc bấy giờ thị trường chung quá mạnh, FPT lại là một trong số ít những công ty công nghệ được niêm yết chứng khoán và được quỹ đầu tư lớn của Mỹ góp vốn. 

Giai đoạn sau đó, cổ phiếu của FPT thực sự được “ưa chuộng quá mức” dẫn đến việc bị lao dốc không phanh vào giữa năm 2008, giảm 90% so với đỉnh khi bong bóng chứng khoán bị vỡ.

Dù vậy, lợi nhuận của FPT vẫn tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2011 vì công ty mở rộng đầu tư ra rất nhiều lĩnh vực từ bất động sản, ngân hàng cho đến chứng khoán.

Kể từ năm 2012 đến nay, cổ phiếu FPT chỉ tăng nhẹ cho đến năm 2020, rồi vọt lên đỉnh vào năm 2021 - 2023. Năm 2022, mặc dù rất nhiều cổ phiếu giảm giá trị nhưng FPT lại đi ngược chiều, tăng giá nhẹ.

Giá cổ phiếu FPT thấp nhất rơi vào 30/06/2008 ở mức 3,600 VND/cổ phiếu;

Giá cổ phiếu FPT cao nhất rơi vào 14/04/2022 ở mức 116,600 VND/cổ phiếu.

Tìm hiểu thêm về:  Danh sách những cổ phiếu ngành công nghệ đáng đầu tư nhất 2023

3. Có nên đầu tư cổ phiếu FPT năm 2023?

Kết thúc năm 2022, doanh thu của FPT đạt 44,017 tỷ đồng tăng 23.4% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế cũng tăng 20.8% svck, đạt 7,654 tỷ đồng, hoàn thành 100% mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra. EPS đạt 4,421 VND/cổ phiếu, tăng trưởng 22% so với năm ngoái.

Dự kiến năm 2023, khối công nghệ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, FPT sẽ cố gắng ký thêm hợp đồng với các đối tác ở thị trường lớn và khó tính như Nhật, Mỹ, Châu  u, trong đó, Mỹ sẽ là thị trường mục tiêu của công ty. 

Ban lãnh đạo của công ty dự kiến duy trì giá trị hợp đồng mới đạt 1 tỷ USD, tăng 31% svck năm 2022. Bất chấp biến động tiền tệ, thị trường Nhật Bản vẫn có nhu cầu mạnh mẽ với mảng công nghệ, dự kiến các hợp đồng của thị trường này ở mức tăng 50% svck 9 tháng đầu năm 2022. Như vậy, dự kiến thì doanh thu từ

Nhật năm 2023 sẽ tăng khoảng 30% svck. FPT cũng dự kiến doanh thu từ thị trường Mỹ cũng tăng trưởng 30% vào năm 2023 ở.

Một mảng rất tiềm năng của công ty cần đầu tư dài hạn về R&D đó là hệ sinh thái công nghệ Made by FPT. Hệ sinh thái này được phát triển dựa trên những nền tảng công nghệ lõi tiên tiến gồm AI, Cloud, IoT, Lowcode, Blockchain, ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trọng yếu của Chính phủ như hệ thống quản lý quốc gia, tài chính ngân hàng, giao thông, y tế, viễn thông…

Có nên đầu tư cổ phiếu FPT năm 2023?

Triển vọng sinh lời khi đầu tư cổ phiếu FPT

FPT vẫn sẽ đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng viễn thông, nâng cấp đường truyền, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng, để có thể mở rộng thêm được tập khách hàng ở những nơi xa xôi, vùng nông thôn. Bên cạnh đó, hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng sẽ được áp dụng công nghệ AI thông minh giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh thu lợi nhuận của khối viễn thông cũng tăng trưởng hơn.

Trong giai đoạn 2023 - 2024, FPT đã và đang thảo luận để có thể ký kết thêm các dự án chuyển đổi số với 24 tỉnh thành Việt Nam. Bên cạnh đó, Nghị định 53/2022 (yêu cầu các DN nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải tiến hành lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam) có hiệu lực sẽ thúc đẩy tăng nhu cầu trung tâm dữ liệu, điều này hết sức có lợi với FPT.

Hiện tại, cổ phiếu FPT đang là “anh cả” của nhóm cổ phiếu Bluechip. Nhìn vào lịch sử giá của cổ phiếu FPT, ta thấy được triển vọng đáng gờm của nó. Dù có lúc cổ phiếu chạm đáy nhưng vẫn có thể hồi sinh trở lại và tăng trưởng mạnh mẽ. 

SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 của FPT đạt 9,130 tỷ đồng, tăng 18%, theo đó, nếu như suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến mảng chi tiêu CNTT thì LNTT vẫn có thể ở mức 13%

Ngoài ra, nợ nước ngoài của FPT đã được phòng ngừa rủi ro đầy đủ, có thể thấy mặc dù đồng Đô tăng giá nhưng FPT vẫn ghi nhận lãi ròng từ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong 9 tháng đầu năm 2022 là 29 tỷ đồng. Lượng tiền mặt dồi dào và tỷ lệ thanh toán lãi vay cao cũng sẽ bảo vệ FPT khỏi rủi ro lãi suất cho vay tăng cao.

Như vậy thì triển vọng phát triển của FPT trong năm 2023 khá tốt, dù nhiều dự báo lo ngại nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Các chuyên gia tài chính cũng nhận định cổ phiếu FPT đang được định giá khá hấp dẫn so với các công ty CNTT toàn cầu, vẫn NÊN đầu tư trong năm 2023 này. Chốt phiên giao dịch ngày 22/02/2023, thị giá FPT đang ở mức 81,800 VND/cổ phiếu. Dự đoán thị giá FPT xuống ngưỡng 70,000 VND trong năm nay là khó, mức an toàn để thu lợi là vào khoảng 77,000 VND.

triển vọng phát triển của FPT

Xem thêm:  Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới

III. Cách mua cổ phiếu FPT nhanh chóng, đơn giản

Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu FPT ngay tại văn phòng làm việc của FPT Capital trực thuộc Tập đoàn FPT tại trụ sở chính Số 10, Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, liên lạc theo số điện thoại (024) 730-01313. 

Hoặc mua tại các công ty chứng khoán trung gian như VCBS, MBS, TPS, SSI, VNDirect, Mirae Asset… giao dịch qua các ứng dụng tài chính của họ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Tập đoàn FPT và cổ phiếu FPT. Các phân tích mang quan điểm cá nhân và chỉ có tính chất tham khảo, nhà đầu tư cần phải nhận định rõ tình hình tài chính cá nhân cũng như biến động thị trường để có những quyết định đúng đắn.

Để tìm hiểu thêm các báo cáo tài chính, thông tin mới nhất của cổ phiếu FPT, bạn có thể truy cập vào ứng dụng TOPI nhé. Chúc bạn đầu tư thành công!

Xem ngay:  https://topi.vn/cach-mua-co-phieu.html

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/v23yAxRk2xZICxjRVF4xtoef2kZ5SQYFqm06JWbn.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI