Coin lending hay Crypto Lending là một trong những cách thức kiếm lợi nhuận từ tiền kỹ thuật số tương đối mới hiện nay. Người có tiền số nhàn rỗi có thể kiếm lời từ việc cho vay và nhà đầu tư ít vốn có thể tận dụng việc đi vay từ người khác để đầu tư.
Khái niệm Crypto Lending - Coin lending
Coin lending là gì? Crypto Lending hay Coin lending là hình thức cho vay tiền ảo, nơi người dùng cho mượn đồng coin/token của mình để nhận về lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian này, người cho vay sẽ nhận lại số vốn gốc cùng lãi suất đã thỏa thuận. Người đi vay có thể là những người dùng khác hoặc các sàn giao dịch tiền ảo.
Coin lending là hình thức vay và cho vay crypto
Lending trong Crypto có hai hình thức chính:
- Lending trong CeFi (Tài chính tập trung): Là nền tảng cho vay có sự tham gia của n thứ ba (một tổ chức hoặc nền tảng trung gian), giúp kiểm soát và đảm bảo các giao dịch vay mượn. Thường đi kèm với mô hình Custodial (ủy thác).
- Lending trong DeFi (Tài chính phi tập trung): Là nền tảng cho vay thực hiện trực tiếp giữa người cho vay và người vay, không qua trung gian, loại bỏ yếu tố uỷ thác. Ví dụ: Compound, InstaDApp, Dharma, Maker, Aave, Fulcrum...
Ưu - nhược điểm của Coin lending
Ưu điểm - Lợi ích
Xu hướng Crypto Lending mở ra cơ hội kiếm lời cho nhiều nhà đầu tư, dù lớn hay nhỏ. Nó cũng giúp những người chưa có đủ vốn có thể tham gia vào thị trường tiền ảo và tạo thu nhập từ đó.
Người cho vay có thể tận dụng Coin lending để kiếm lãi suất từ tài sản tiền ảo nhàn rỗi của mình (lãi suất có thể cố định hoặc thay đổi).
Người đi vay có thể mượn tiền ảo để đầu tư mà không cần phải có đủ tiền mặt, hoặc kiếm thu nhập thụ động từ việc vay mượn.
Một số đồng coin/token phổ biến trong Lending: Onecoin, Hextracoin, Bitconnect, Regalcoin, RGX...
Các nền tảng Lending Coin có thể là: Sàn giao dịch lớn như Binance, Bitfinex, Poloniex, Gate.io...
=> Đầu tư gì thời điểm này hiệu quả
Nhược điểm - Rủi ro
Rủi ro lớn nhất đối với người cho vay là giá của đồng coin đó bị giảm trong quá trình cho vay & phần lãi suất không bù lại được khoản thâm hụt do giá coin xuống.
Ví dụ: Trên Binance, mở lending đồng ETC. lợi nhuận là 7%/năm, trong 14 ngày.
Ngày 11/9/2019 (bắt đầu lending): Giá ETC là $6.6 USD.
Ngày 25/9/2019 (trả gốc + lãi): Giá ETC là $4.6 USD.
Nếu cho vay 100 ETC, giá trị tại thời điểm cho vay (gốc + lãi) là:
100 + 100 x 7% x 14/365 = 100.268 ETC = $661.772 USD
Nhưng giá ETC theo thời điểm trả đã giảm nên tổng thu về sẽ là 100.268 x 4.6 = 461.2328
>>> Giảm 30.3%
Ngoài ra, Coin lending còn phải đối mặt với rủi ro do tin tặc, rủi ro sụt giảm tài sản thế chấp, rủi ro đối tác (khi cho vay qua DeFi) và thiếu sự kiểm soát, bảo vệ từ pháp luật.
Nhiều sàn giao dịch crypto đang áp dụng hình thức vay mượn này
Sự khác biệt giữa vay tiền điện tử và vay mượn truyền thống
Dù vay mượn tiền mã hóa và vay mượn truyền thống có một số điểm tương đồng, nhưng vẫn tồn tại những khác biệt quan trọng:
Tài sản thế chấp:
- Trong Coin lending khoản vay thường được bảo đảm bằng chính tiền mã hóa, nghĩa là người vay phải dùng tiền ảo làm tài sản thế chấp. Nếu không hoàn trả đúng hạn, người cho vay có quyền tịch thu tài sản thế chấp mà không cần thông qua bên thứ ba.
- Trong vay truyền thống, tài sản thế chấp có thể là nhà cửa, xe cộ hoặc các tài sản vật chất khác và thường phải qua một quá trình kiểm tra và xác minh chặt chẽ từ các bên thứ ba như ngân hàng.
Lãi suất cao hơn:
- Lãi suất trong các khoản vay tiền mã hóa thường cao hơn so với vay truyền thống. Điều này là do tiền mã hóa có tính biến động lớn, khiến người cho vay phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn.
- Vay truyền thống có mức lãi suất ổn định và thấp hơn, vì các khoản vay này được quản lý bởi các tổ chức tài chính với quy định nghiêm ngặt và ít rủi ro hơn.
Xử lý nhanh chóng:
- Các khoản vay tiền mã hóa thường được xử lý rất nhanh chóng, do các nền tảng cho vay tiền mã hóa không phải tuân thủ các quy định phức tạp như ngân hàng truyền thống. Quy trình vay và cho vay thường diễn ra chỉ trong vài phút hoặc vài giờ.
- Hoạt động cho vay truyền thống thường phải trải qua các bước kiểm tra, thẩm định và phê duyệt mất nhiều thời gian, từ vài ngày đến vài tuần.
Những yếu tố này khiến thị trường vay mượn tiền mã hóa trở nên hấp dẫn, đặc biệt với những nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội với lãi suất cao.
2 hình thức Coin lending phổ biến hiện nay
Trên nền tảng số, cho vay tiền ảo được phân loại thành 2 hình thức dựa trên nền tảng tài chính: Phi tập trung (DeFi) và Tập trung (CeFi). Cả hai hình thức đều nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, giao dịch bằng tiền ảo của nhà đầu tư nhưng khác biệt về hình thức quản lý, mức lãi cho vay và tính minh bạch.
Lending trong CeFi (Vay mượn trên nền tảng tài chính tập trung)
Là nền tảng cho vay có sự tham gia của một tổ chức hoặc nền tảng trung gian (Ví dụ: Nexo, Celsius, BlockFi, Salt...), giúp kiểm soát và đảm bảo các giao dịch vay mượn. Thường đi kèm với mô hình Custodial (ủy thác).
Hình thức vay mượn này có mức lãi suất hấp dẫn nên thu hút người cho vay, sử dụng tài sản kỹ thuật số của mình để kiếm thu nhập thụ động.
Cần hiểu rõ lợi ích và rủi ro của Coin lending
Lending trong DeFi (Vay mượn trên nền tảng tài chính phi tập trung)
Là nền tảng hoạt động mà không cần bất kỳ bên trung gian nào, loại bỏ hoàn toàn yếu tố ủy thác. Các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa người vay và người cho vay, được quản lý bởi các giao thức tự động. Những giao thức này dựa trên hợp đồng thông minh, đảm bảo mọi quy trình vay mượn diễn ra minh bạch và tự động.
Điểm đặc biệt của Crypto Lending trong DeFi là mọi giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi khối công khai, giúp tăng tính minh bạch so với CeFi (tài chính tập trung). Bất kỳ ai cũng có thể tham gia và kiểm chứng hoạt động của hệ thống này.
Một số nền tảng DeFi tiêu biểu: Compound, InstaDApp, Dharma, Maker, Aave, Fulcrum…
Top 7 sàn Coin lending uy tín trên thế giới
Binance
Là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch, Binance đã xây dựng được danh tiếng vững chắc với hơn 100 loại tiền điện tử. Nền tảng này nổi bật với sự uy tín, bảo mật và hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, dịch vụ lending hiện chưa khả dụng tại Việt Nam.
Nexo
Nexo dẫn đầu trong lĩnh vực cho vay thế chấp tiền mã hóa, hỗ trợ nhiều tài sản như Bitcoin, Ethereum và Nexo token. Ra mắt năm 2018, Nexo đã xử lý hơn 3 tỷ USD cho hơn 800.000 khách hàng trên toàn cầu. Với tính bảo mật cao và uy tín vượt trội, Nexo là lựa chọn phổ biến tại Việt Nam cho các khoản vay tiền mã hóa.
Bitget
Bitget là sàn giao dịch sáng tạo, kết hợp giữa giao dịch tập trung và phi tập trung. Ra đời năm 2018, nền tảng hỗ trợ hơn 550 loại tiền điện tử và cung cấp dịch vụ lending với phí giao dịch thấp cùng bảo mật mạnh mẽ. Bitget nổi bật nhờ tính thanh khoản cao và sự linh hoạt cho người dùng.
Bankera
Bankera cung cấp dịch vụ tài chính chuyên biệt, tập trung vào doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số. Thành lập năm 2017, sàn giao dịch này mang đến các giải pháp lending an toàn và minh bạch. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp cần vốn đầu tư, Bankera sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Các sàn hỗ trợ lending nhiều loại Coin
Salt
Ra đời năm 2016, Salt mang đến dịch vụ cho vay cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Với tỷ lệ hài lòng của khách hàng đạt 92%, Salt ghi dấu ấn nhờ sự minh bạch, bảo mật và dịch vụ chất lượng. Đây là nơi lý tưởng để bắt đầu các giao dịch lending tiền mã hóa với mức phí cạnh tranh.
Lendroid
Được phát triển tại Singapore vào năm 2017, Lendroid là nền tảng phi tập trung hỗ trợ giao dịch ký quỹ. Dựa trên công nghệ blockchain, Lendroid cho phép người dùng tiếp cận tín dụng linh hoạt và minh bạch. Tuy nhiên, nền tảng này chưa chính thức hỗ trợ tại Việt Nam, hy vọng sẽ sớm có mặt trong tương lai.
Rocko
Rocko, thị trường cho vay tiền mã hóa mới nhất năm 2024, mang đến giải pháp lending toàn diện với lãi suất hấp dẫn. Hỗ trợ 10 loại crypto và tích hợp các giao thức DeFi như Aave, Compound, Rocko cung cấp bảng điều khiển thân thiện giúp người dùng theo dõi khoản vay và kiểm soát tài sản hiệu quả. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tối ưu hóa lợi nhuận từ các khoản vay crypto.
Cách chọn nền tảng Coin lending phù hợp nhất
Việc chọn một nền tảng vay mượn tiền mã hóa uy tín không chỉ giúp bạn đảm bảo an toàn cho tài sản trong khi vẫn tối ưu lợi nhuận. Hãy duyệt qua các tiêu chí sau khi lựa chọn nền tảng Coin lending:
Lãi suất
Đối với người cho vay: Nên chọn nền tảng cung cấp lãi suất cao để tối đa hóa thu nhập từ việc cho vay tài sản crypto.
Đối với người đi vay: Hãy ưu tiên nền tảng có lãi suất thấp, ổn định để giảm thiểu chi phí vay.
Một số nền tảng có thể áp dụng lãi suất cố định, trong khi những nền tảng khác sử dụng lãi suất biến động tùy thuộc vào nhu cầu thị trường.
Bảo mật
Crypto là lĩnh vực nhạy cảm, nên bảo mật luôn là yếu tố hàng đầu. Chọn các nền tảng có các đặc điểm sau:
- Được mã hóa mạnh mẽ, bảo vệ tốt dữ liệu cá nhân.
- Xác thực hai yếu tố (2FA) nhằm ngăn chặn truy cập trái phép.
- Lưu trữ lạnh (cold storage) để bảo vệ phần lớn tài sản khỏi các cuộc tấn công trực tuyến.
- Bảo hiểm chống lại rủi ro mất mát do tấn công hoặc lỗi hệ thống.
Phí giao dịch
Tìm nền tảng có cấu trúc phí minh bạch và mức phí cạnh tranh để tối ưu lợi nhuận hoặc tiết kiệm chi phí vay. Các loại phí thường gặp gồm có: Phí gửi, rút tài sản và phí duy trì hoặc phí đối với một số loại khoản vay đặc biệt. Hiểu rõ cấu trúc phí sẽ giúp bạn tránh các chi phí phát sinh không cần thiết.
Phương thức thanh toán
Nền tảng hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán (chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thanh toán trực tiếp bằng crypto) sẽ mang lại sự tiện lợi và linh hoạt hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với người dùng quốc tế hoặc khi bạn cần rút tiền gấp.
Khả năng tiếp cận
Các nền tảng tương thích tốt với cả máy tính và thiết bị di động sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý tài khoản mọi lúc, mọi nơi. Hỗ trợ đa ngôn ngữ và khả năng hoạt động toàn cầu sẽ mở rộng phạm vi sử dụng cho người dùng từ nhiều khu vực khác nhau.
Tính thanh khoản
Một nền tảng có tính thanh khoản cao đảm bảo bạn có thể rút tài sản hoặc giải ngân khoản vay một cách nhanh chóng. Đặc biệt trong thị trường crypto biến động mạnh, khả năng truy cập tài sản kịp thời có thể giúp bạn bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro.
Cần cân nhắc lựa chọn nền tảng Coin lending phù hợp
Hỗ trợ khách hàng
Chọn nền tảng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh như: Chat trực tiếp, Email, tổng đài hỗ trợ qua điện thoại. Một đội ngũ hỗ trợ nhanh chóng và tận tình sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh hiệu quả hơn.
Giao diện người dùng
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng sẽ giúp bạn quản lý khoản vay/cho vay hiệu quả, dễ dàng theo dõi lãi suất và danh mục đầu tư, giảm nguy cơ sai sót trong quá trình giao dịch.
Danh tiếng
Danh tiếng là yếu tố quan trọng để đánh giá độ tin cậy của một nền tảng. Nên tham khảo các đánh giá trực tuyến, lấy ý kiến từ cộng đồng crypto và ý kiến chuyên gia để hiểu rõ hơn về mức độ minh bạch, an toàn của nền tảng.
Các loại tiền điện tử hỗ trợ
Hãy chọn nền tảng có danh mục tiền mã hóa phù hợp với chiến lược tài chính của bạn. Một nền tảng hỗ trợ đa dạng các loại tiền điện tử sẽ mang lại nhiều lựa chọn hơn cho việc đầu tư, khả năng đa dạng hóa danh mục, giảm rủi ro và tối ưu lợi nhuận.
Coin lending mở ra cơ hội để bạn biến tài sản của mình thành nguồn thu nhập thụ động. Bằng cách cân nhắc các yếu tố trên, bạn có thể chọn được nền tảng Coin lending phù hợp nhất, giúp tối ưu hóa lợi nhuận, bảo vệ tài sản, và trải nghiệm giao dịch an toàn, hiệu quả. Hy vọng thông tin TOPI chia sẻ về coin lending là gì sẽ giúp bạn có thêm một cách thức đầu tư hấp dẫn.