Nhiều chuyên gia tài chính nhận định nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể tiếp tục giảm vào năm 2023 do tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản. Thế nhưng, việc tăng tốc đầu tư công có thể bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng, giúp thị giá cổ phiếu ngành thép được phục hồi nhẹ.
I. Cổ phiếu ngành thép là gì?
Cổ phiếu ngành thép là những mã cổ phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép tại thị trường Việt Nam, được xác định dựa trên thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được ghi bằng bút toàn hoặc theo nguồn dữ liệu mà doanh nghiệp công bố.
Thông tin những mã cổ phiếu ngành thép trên sàn chứng khoán
Cổ phiếu ngành thép là những cổ phiếu được phát hành bởi những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép, một số cái tên phổ biến như: Thép Pomina, Thép Nam Kim, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen…
Năm 2022 là một năm đầy khó khăn và nhiều thách thức với các doanh nghiệp thép nội địa, số lượng tiêu thụ giảm sút, mà giá cả nguyên liệu sản xuất thép lại biến động phức tạp.
II. Đặc trưng của những mã cổ phiếu thép
Mã cổ phiếu thép có những đặc trưng như sau:
Biến động theo thị giá thép thế giới: Nếu thị giá thép của thế giới giảm thì giá thép trong nước cũng giảm, ngược lại, giá thép của thế giới tăng thì giá thép trong nước cũng tăng. Biến động tăng - giảm của giá thép ứng với sự lên - xuống của giá cổ phiếu thép. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thép từ Trung Quốc (thị phần 41.65%), nên giá thép bị ảnh hưởng rất nhiều từ thị trường này.
Chẳng hạn, cuối năm 2021, giá thép giảm từ 6000 RMB/tấn xuống 4300 RMB/tấn, các cổ phiếu thép trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng chỉ sau Tết, giá thép đã tăng trở lại, cổ phiếu thép cũng theo đó tăng trưởng trở lại.
Những đặc trưng cơ bản của những mã cổ phiếu ngành thép hiện nay
Mang tính chu kỳ: do giá cổ phiếu thép phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát hành, cho nên chúng thường biến động theo chu kỳ.
Mỗi chu kỳ giá tăng hay giảm kéo dài khoảng 2 năm. Chẳng hạn, từ năm 2016 - 2018 là chu kỳ tăng giá của cổ phiếu ngành thép, cổ phiếu NKG tăng hơn 400%, cổ phiếu HPG tăng hơn 384%, cổ phiếu HSG tăng 250%. Giai đoạn năm 2020 - 2022 cũng là một chu kỳ tăng giá, cổ phiếu HSG và NKG tăng hơn 694%, cổ phiếu HPG tăng 271%.
III. Có nên đầu tư cổ phiếu ngành thép không?
Trước khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải xác định rõ một điều là luôn luôn tồn tại những rủi ro nhất định, quan trọng là khẩu vị của bạn như thế nào, ngưỡng chịu đựng rủi ro là bao nhiêu.
Kết quả kinh doanh của ngành thép năm 2022 không mấy khả quan, cả sản xuất và tiêu thụ đều giảm, lần lượt là 11.9% và 7.2% svck năm 2021. Sản lượng lần lượt là 29.339 triệu tấn và 27.3 triệu tấn.
Tình hình sản xuất thép thành phẩm trong nước năm 2022 (Nguồn: VSA)
Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm trong nước năm 2022 (Nguồn: VSA)
Về tình hình xuất khẩu thép thành phẩm, cả năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 8.397 triệu tấn, giảm 35.85% svck năm 2021. Giá trị xuất khẩu cũng vì thế giảm 32.2% svck năm 2021, chỉ đạt 7.99 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu thép gồm khu vực ASEAN (36.22%), khu vực EU (18.37%), Mỹ (10.57%) sau đó là Hàn Quốc và Hồng Kông.
Nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam trong năm 2022, đạt 11.679 triệu tấn, giảm 5.62% về sản lượng svck năm 2021, nhưng lại tăng 3.04% giá trị với trị giá hơn 11.92 tỷ USD. Có nghĩa là giá thép nhập đã tăng hơn, nhưng số lượng tiêu thụ lại giảm.
Nói chung, năm 2022 là một năm đầy khó khăn và nhiều thách thức với các doanh nghiệp thép nội địa, số lượng tiêu thụ giảm sút, mà giá cả nguyên liệu sản xuất thép lại biến động phức tạp. Rất nhiều doanh nghiệp báo lỗ.
Tiềm năng phát triển của ngành thép năm 2023:
Nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu thép trong năm 2023 có thể sẽ tiếp tục suy yếu, ít nhất là trong hai quý đầu năm, do tình trạng bất động sản trì trệ, cùng chính sách tiền tệ đang thắt chặt, lãi suất gia tăng, xung đột địa chính trị chưa chấm dứt.
Bắt đầu tư quý III, áp lực lãi suất dịu bớt thì ngành thép mới có cơ hội phục hồi, nhưng vẫn khó bật, tăng mạnh trở lại.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ thép trong nước có thể được hỗ trợ bởi nhiều dự án đầu tư công. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công đạt 2.8 triệu tỷ đồng, tăng 43.5% so với kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, với nhiều gói thầu thi công nhà ga và đường băng, sân bay chuẩn bị khởi công xây dựng. Bắt đầu từ quý IV/2022 đầu tư công đã dần giải ngân.
IV. Cách chọn cổ phiếu phép tiềm năng
Muốn đánh giá được cổ phiếu nào tiềm năng hay không, nhà đầu tư cần lưu ý một số tiêu chí như:
- Lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ: Chọn những doanh nghiệp top đầu ngành, giá trị thương hiệu cao, dây chuyền công nghệ cũng như hoạt động kinh doanh phát triển tốt.
- Cổ tức được chia đều đặn: Một doanh nghiệp chia cổ tức định kỳ đều đặn có nghĩa là doanh nghiệp đó đang làm ăn tốt, thu về nhiều lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể nhận định việc này thông qua các báo cáo tài chính hoặc cuộc họp hội đồng cổ đông thường niên.
Những tiêu chí giúp bạn lựa chọn được những mã cổ phiếu thép tiềm năng nhất
- Đội ngũ lãnh đạo uy tín, có định hướng rõ ràng: Ban lãnh đạo chính là những người có ảnh hưởng rất lớn đến những chiến lược của doanh nghiệp. Những thông tin liên quan đến ban lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thị giá cổ phiếu, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
- Các khoản nợ của doanh nghiệp: Nếu nợ của doanh nghiệp lớn hơn tài sản ngắn hạn sẽ dễ dàng xảy ra các rủi ro về kinh tế, thậm chí là có nguy cơ phá sản.
- Chỉ số P/E: Nên chọn các cổ phiếu có chỉ số P/E ở mức an toàn, như vậy thì khả năng nhà đầu tư sẽ nhận lại lợi nhuận tối đa.
V. Danh sách mã cổ phiếu ngành thép trên sàn chứng khoán
Các mã cổ phiếu ngành thép tại Việt Nam đang được niêm yết trên sàn chứng khoán:
Danh sách mã cổ phiếu ngành thép trên sàn HoSE:
- Mã DTL của CTCP Đại Thiên Lộc
- Mã HMC của CTCP Kim khí TP.HCM
- Mã HPG của CTCP Tập đoàn Hoà Phát
- Mã HSG: CTCP Tập đoàn Hoa Sen
- Mã NKG của CTCP Thép Nam Kim
- Mã POM của CTCP Thép Pomina
- Mã SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC
- Mã TLH của CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên
- Mã VCA của CTCP Thép VICASA - VNSTEEL
- Mã VIS của CTCP Thép Việt Ý
Những mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng nhất trên sàn chứng khoán HOSE
Danh sách mã cổ phiếu ngành thép trên sàn HNX:
- Mã KKC của CTCP Kim Khí KKC
- Mã KMT của CTCP Kim khí Miền Trung (CEVIMETAL)
- Mã SSM của CTCP Chế tạo Kết cấu Thép VNECO.SSM
- Mã VGS của CTCP Ống thép Việt Đức (VG PIPE)
Danh sách mã cổ phiếu ngành thép trên sàn UPCOM:
- Mã BVG của CTCP Group Bắc Việt
- Mã DNS của CTCP Thép Đà Nẵng
- Mã DNY của CTCP Thép DANA-Ý
- Mã HLA của CTCP Hữu Liên Á Châu
- Mã TDS của CTCP Thép Thủ Đức - Vnsteel
- Mã TIS của CTCP Gang Thép Thái Nguyên (TISCO)
- Mã TNB của CTCP Thép Nhà Bè - VNsteel
- Mã TNS của CTCP Thép Tấm lá Thống Nhất
- Mã TTS của CTCP Cán Thép Thái Trung
- Mã TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam - Công ty cổ phần
- Mã VDT của CTCP Lưới Thép Bình Tây
- Mã VES của CTCP Đầu tư và Xây dựng Điện Mêca VNECO
IV. TOP 5 mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng nhất hiện nay
TOP 5 mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng hiện nay bao gồm: HPG, HSG, NKG, SMC, TVN.
1. Mã HPG do CTCP Tập đoàn Hoà Phát được niêm yết trên sàn HoSE
Giá trị vốn hoá: 123,273.46 triệu đồng
Số lượng cổ phiếu đã phát hành: 5,814,785,700 cổ phiếu
Biên độ 52 tuần (thấp nhất - cao nhất): 11,800 - 38,068 VND
PE: 14.46
Biểu đồ giá cổ phiếu HPG trong 5 năm (Nguồn: TradingView)
Cổ phiếu HPG luôn có mặt trong rổ VN30, tức là nhóm 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường Việt Nam. Theo biểu đồ giá ở trên, ta có thể thấy, giá cổ phiếu HPG có xu hướng tăng trong 05 năm, cụ thể là tăng trưởng 32.13%, dự báo trong giai đoạn 2022-2023 là chu kỳ giảm nên giá cổ phiếu của HPG đang đi xuống, nhưng vẫn đang ở mức tốt trong ngành, nên rất thích hợp để sở hữu lúc này.
2. Mã HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen phát hành, được niêm yết trên sàn HoSE
Giá trị vốn hoá: 9,718.39 triệu đồng
Số cổ phiếu đã phát hành: 598,054,986 cổ phiếu
Biên độ giá trong 52 tuần (thấp nhất - cao nhất): 6,850 - 35,083 VND
PE: -8.97
Biểu đồ giá cổ phiếu HSG qua 5 năm (Nguồn: TradingView)
Cũng như cổ phiếu của HPG, cổ phiếu HSG cũng có xu hướng tăng trưởng mạnh, tổng thời gian 5 năm tăng trưởng 11.69%. Đang trong chu kỳ giảm, cổ phiếu HSG đáng để sở hữu khi giá cả rất cạnh tranh.
3. Mã NKG của CTCP Thép Nam Kim, được niêm yết trên sàn HoSE
Giá trị vốn hoá: 4,317.76 tỷ
Số cổ phiếu đã phát hành: 263,277,806 cổ phiếu
Biên độ giá 52 tuần: 41,600 VND - 7,400 VND
P/E: -61.28
Biểu đồ giá cổ phiếu NKG trong 5 năm (Nguồn TradingView)
Trong 5 năm giá cổ phiếu của Thép Nam Kim đã tăng 1.56%. Từ năm 2019 - 2021, cổ phiếu NKG không có nhiều biến động, giá thấp. Từ năm 2021 - giữa năm 2022, giá tăng đột biến, rồi giảm dần cho đến thời điểm hiện tại.
4. Mã SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC, được niêm yết trên sàn HoSE
Giá trị vốn hoá: 736.07 tỷ
Số cổ phiếu đã phát hành: 73,606,837 cổ phiếu
Biên độ giá 52 tuần: 36,000 VND - 7,100 VND
P/E: -1.21
Biểu đồ giá cổ phiếu SMC từ 2012 đến nay (Nguồn TradingView)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, từ năm 2012 - 2021 giá cổ phiếu SMC theo xu hướng tăng nhẹ, sau đó tăng vọt trong giai đoạn 2021 - giữa năm 2022 rồi xuống giá dần vào thời điểm hiện tại.
5. Mã TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP, được niêm yết trên sàn UPCOM
Giá trị vốn hoá: 3,661.2 tỷ đồng
Số cổ phiếu đã phát hành: 678,000,000 cổ phiếu
Biên độ giá 52 tuần: 17,400 VND - 3,400 VND
P/E: -6.63
Biểu đồ giá cổ phiếu TVN qua 5 năm (Nguồn TradingView)
Từ năm 2018 - cuối năm 2020, giá cổ phiếu TVN theo xu hướng giảm, bắt đầu từ năm 2020 - nửa cuối năm 2022, cổ phiếu TVN tăng mạnh, thậm chí đạt đỉnh vào tháng 11/2021. Từ cuối năm 2022 đến nay, cổ phiếu này có xu hướng giảm.
Tóm lại, năm 2023 dự kiến sẽ là năm khó khăn của thị trường bất động sản nên triển vọng của ngành thép sẽ phụ thuộc vào tiến độ giải ngân đầu tư công. Đây cũng là động lực tăng trưởng chính của các doanh nghiệp thép cũng như cổ phiếu ngành thép. Truy cập TOPI để biết thêm thông tin về các mã cổ phiếu tiềm năng nhất thị trường bạn nhé!