Nghỉ hưu sớm hay nghỉ hưu chủ động đang là một trào lưu không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn cầu. Để có thể nghỉ hưu sớm, bạn cần tích lũy được một khoản tiền đủ để tự do tài chính. Khoản tiền này giúp bạn duy trì cuộc sống mà không cần phải làm việc.
Nếu mục tiêu của bạn là nghỉ hưu sớm, TOPI sẽ giúp bạn xác định rõ số tiền cần tích lũy cũng như lộ trình tiết kiệm để đạt được mục tiêu.
I. Nghỉ hưu sớm là gì? Có lợi ích gì?
Trào lưu FIRE - Financial Independence, Retire Early - tiếng Việt là “Tự do tài chính, nghỉ hưu sớm” được định nghĩa là người lao động rời bỏ công việc hoặc giảm thời gian làm việc trước độ tuổi nghỉ hưu thông thường.
Theo quy định tại Việt Nam hiện nay, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 tuổi 3 tháng đối với nam và 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Đối với những lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định trên.
Nghỉ hưu sớm giúp bạn có thời gian cho bản thân
Khi cuộc sống ngày càng phức tạp, con người phải gồng mình để lao động kiếm tiền, không có thời gian cho ước mơ, sở thích. Nghỉ hưu sớm là ước mơ của nhiều người, cho phép họ tận hưởng cuộc sống một cách tự do và thoải mái, trải nghiệm những điều mới mẻ sau nhiều năm cống hiến cho công việc.
Để có thể biến ước mơ này thành hiện thực, việc lên kế hoạch tài chính và tích lũy tiền một cách bài bản là vô cùng quan trọng.
Lợi ích rõ rệt của việc nghỉ hưu sớm là bạn sẽ có thời gian cho riêng mình để tận hưởng cuộc sống, chăm lo cho bản thân, gia đình, chú trọng hơn vào sở thích cá nhân. Bên cạnh đó, khi không còn phải cố gắng làm việc kiếm tiền, bạn cũng tránh được những rủi ro sức khỏe, giảm stress do áp lực công việc, đồng thời có thể tự do khám phá, du lịch, trải nghiệm những điều mới mẻ mà trước đây chưa có thời gian để làm.
II. Cách tính toán số tiền cần tích lũy để nghỉ hưu sớm
Để tính toán số tiền đủ để nghỉ hưu chủ động, bạn có thể tham khảo những cách tính sau đây:
Hướng dẫn tính số tiền cần thiết để nghỉ hưu sớm
1. Quy tắc 25x - Cho cuộc sống nghỉ hưu sung túc
Số tiền cần tích lũy = Tổng chi phí sinh hoạt hàng năm x 25
Quy tắc này yêu cầu tính toán số tiền cần tích lũy bằng cách nhân tổng chi phí sinh hoạt hàng năm với hệ số 25. Phương pháp này giúp xác định một mức tiêu chuẩn cho việc tích lũy tiền và đảm bảo một mức sống thoải mái, an nhàn sau khi bạn nghỉ hưu.
Ví dụ: Nếu hiện nay, chi phí sinh hoạt của bạn là 20 triệu đồng/tháng - tức là 240 triệu đồng/năm thì số tiền cần tích lũy để nghỉ hưu an nhàn là: 240 triệu x 25 = 6 tỷ đồng
Do đó, nếu bạn có trong tay 6 tỷ đồng, bạn có thể bắt đầu giảm thời gian làm việc hoặc nghỉ công việc hiện tại để tập trung cho đam mê, sở thích, với điều kiện vẫn duy trì mức chi phí sinh hoạt như hiện tại trong tương lai.
2. Quy tắc 4% - Nghỉ hưu an nhàn
4% số tài sản đầu tư = Tổng chi phí sinh hoạt hàng năm
Với phương pháp tính này, bạn cần tích lũy số tiền trong đó bạn có thể rút 4% số tài sản đầu tư mỗi năm để chi tiêu khi nghỉ hưu, nhờ đó bạn sẽ không lo cạn kiệt tiền mặt trong thời gian nghỉ hưu.
Ví dụ: Chi phí sinh hoạt của bạn là 240 triệu/năm (tức là 20 triệu đồng/tháng) thì số tiền cần có là ( 240 triệu x 100 ) : 4 = 6 tỷ đồng
Có nhiều phương pháp để tính toán số tiền cần tích lũy
Như vậy, nếu có trong tay 6 tỷ đồng, bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư và lấy lợi nhuận 4% để chi tiêu mà không cần làm việc.
3. Tính toán số tiền và thiết lập kế hoạch nghỉ hưu cùng TOPI
Sử dụng các công cụ tính toán online là một cách tiện lợi và hiệu quả để ước tính khoản đầu tư tích lũy dựa trên các thông tin cá nhân. Các công cụ này thường tính toán dựa trên các yếu tố như tuổi, mức thu nhập, và mục tiêu nghỉ hưu của bạn để đưa ra một kế hoạch tài chính cụ thể và phù hợp.
Với TOPI, bạn sẽ dễ dàng quản lý tài chính cá nhân toàn diện cũng như thiết lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dễ dàng.
Chuyên gia TOPI đem đến giải pháp tài chính toàn diện
Kế hoạch tài chính cá nhân và số tiền cần tích lũy sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, mức thu nhập, mức chi tiêu, độ tuổi nghỉ hưu mà bạn mong muốn cũng như lợi nhuận đầu tư dự kiến.
Dựa vào đó, các chuyên gia tài chính sẽ đưa ra những khuyến nghị về việc phân bổ lớp tài sản, thiết lập kế hoạch tài chính, khuyến nghị đầu tư, quản lý dòng tiền… giúp người dùng dễ dàng đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Hãy tải ngay ứng dụng TOPI hoặc truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến số tài sản đầu tư để nghỉ hưu sớm
1. Mức chi tiêu ở thời điểm hiện tại
Mức chi tiêu hàng tháng phản ánh mức độ thoải mái và chất lượng cuộc sống mà mỗi người mong muốn khi nghỉ hưu, bao gồm chi tiêu cố định và chi tiêu biến động.
- Các khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải trả như: Chi phí nhà ở, thực phẩm, y tế
- Các khoản chi tiêu biến động như du lịch, giáo dục, và giải trí…
Để dự đoán mức chi tiêu trong tương lai để có một kế hoạch tài chính chặt chẽ, bạn cần dựa trên các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, và sức khỏe cá nhân, tuổi thọ...
Theo Tổng cục Thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2023 là 73,6 tuổi. Với mức lạm phát trung bình khoảng 3,9% trong 5 năm qua. Bạn có thể dựa vào con số ước tính này để dự tính số tiền nghỉ hưu cho mình.
Số tài sản đầu tư để nghỉ hưu sớm phụ thuộc vào mức chi tiêu
2. Độ tuổi nghỉ hưu mong muốn
Số tiền cần tích lũy sẽ phụ thuộc vào tuổi nghỉ hưu mong muốn của mỗi người. Càng nghỉ hưu sớm thì việc tích lũy tiền sẽ càng cần thiết và khó khăn hơn do thời gian ngắn hơn.
Do vậy, hãy xác định tuổi nghỉ hưu mong muốn dựa trên sở thích cá nhân, kế hoạch cho giai đoạn sau nghỉ hưu và cân nhắc đến các yếu tố về sức khỏe của mình.
3. Mức thu nhập ở thời điểm hiện tại
Mức thu nhập hiện tại và khả năng tiết kiệm mỗi tháng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tích lũy. Những người có thu nhập cao hơn thường có khả năng tiết kiệm nhiều hơn và đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm nhanh hơn.
Hãy xác định mức thu nhập hiện tại và khả năng tiết kiệm mỗi tháng từ công việc chính và các nguồn đầu tư là một bước quan trọng để ước tính được tổng số tiền có thể tích lũy được trong thời gian còn lại cho đến khi nghỉ hưu.
4. Lợi nhuận từ đầu tư hoặc thu nhập thụ động
Đầu tư thông minh và hiệu quả có thể giúp gia tăng số tài sản đầu tư nhanh chóng hơn, giúp đảm bảo rằng mục tiêu nghỉ hưu sớm sẽ được đạt được đúng hẹn. Việc lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp, đem lại lợi nhuận ổn định như sẽ giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho giai đoạn nghỉ hưu.
Các kênh tiềm năng để đầu tư có thể kể đến như: chứng khoán, bất động sản, quỹ đầu tư,... Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tính đến kiến thức và kinh nghiệm đầu tư cũng như cân nhắc đến khả năng chấp nhận rủi ro khi đầu tư.
IV. Lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn nghỉ hưu sớm an nhàn
1. Bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt
Lợi ích của việc tiết kiệm, tích lũy tiền sớm là:
- Gia tăng số tài sản đầu tư: Lợi dụng sức mạnh của lãi kép để gia tăng số tiền tiết kiệm nhanh chóng.
- Giảm áp lực tài chính: Tạo sự an tâm và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch nghỉ hưu sớm.
- Đa dạng hóa lựa chọn đầu tư: Có nhiều thời gian để nghiên cứu và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp.
Lên kế hoạch tiết kiệm sớm giúp bạn sớm đạt mục tiêu
Ví dụ: A bắt đầu tiết kiệm 10 triệu đồng mỗi tháng từ năm 25 tuổi với lợi nhuận đầu tư 10%/năm. Sau 30 năm, bạn A có hơn 8 tỷ đồng.
B bắt đầu tiết kiệm 10 triệu đồng mỗi tháng từ năm 35 tuổi với lợi nhuận đầu tư 10%/năm. Sau 20 năm, bạn B chỉ có hơn 3 tỷ đồng.
Như vậy, với cùng số tài sản đầu tư như nhau, đến cùng thời điểm nghỉ hưu, A sẽ có nhiều hơn B gần 5 tỷ đồng.
2. Lập kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể
Xác định rõ mục tiêu tài chính, lập ngân sách chi tiêu hợp lý, và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. Đặt mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch tiết kiệm tiền một cách cụ thể và kỷ luật. Xác định các khoản chi tiêu ưu tiên và đưa ra kế hoạch tiết kiệm phù hợp.
3. Tìm kiếm các nguồn thu nhập thụ động
Ngoài thu nhập từ công việc chính, hãy xem xét các nguồn thu nhập thụ động như đầu tư hoặc kinh doanh phụ để tăng thêm nguồn thu nhập và đẩy nhanh quá trình tích lũy tiền.. Thu nhập thụ động giúp bạn kiếm tiền ngay cả khi không làm việc.
Ví dụ: đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, cho thuê nhà,...
4. Tiết kiệm một cách kỷ luật và đều đặn mỗi tháng
Dành ra một khoản tiền nhất định mỗi tháng để tiết kiệm cho việc nghỉ hưu, ngay cả khi bạn có thu nhập thấp. Tự động hóa việc tiết kiệm bằng cách chuyển khoản ngân hàng định kỳ.
Kế hoạch nghỉ hưu sớm đòi hỏi sự kiên trì
Hãy tập trung vào việc tiết kiệm một phần thu nhập mỗi tháng và cố gắng giữ một phong cách sống hợp lý. Điều này có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và tự kiểm soát, nhưng sẽ mang lại lợi ích lớn trong tương lai.
5. Đầu tư thông minh và hiệu quả
Nếu chỉ dựa vào đồng lương hoặc một nguồn thu nhập duy nhất, việc nghỉ hưu sớm gần như là điều không thể. Nhiều người cho rằng chỉ khi tích lũy đủ tiền mới có thể đầu tư, tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm. Có rất nhiều phương pháp đầu tư phù hợp với số vốn từ ít đến nhiều.
Đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và khả năng cũng là cách giúp bạn sớm đạt mục tiêu nghỉ hưu. Để an toàn, bạn có thể chọn chiến lược đầu tư vào các khoản có rủi ro thấp nhưng lợi nhuận ổn định như đầu tư tích lũy tại TOPI, mua vàng, mua chứng chỉ quỹ…
Nếu có kiến thức về chứng khoán và khả năng chấp nhận rủi ro cao, bạn có thể thử sức với đầu tư cổ phiếu, trái phiếu - mức độ rủi ro cao nhưng lợi nhuận vô cùng tiềm năng.
6. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tài chính định kỳ
Đừng quên theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch tài chính định kỳ, đồng thời có những điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh, tối ưu hóa nguồn thu nhập.
Đừng quên lập kế hoạch rõ ràng cho từng giai đoạn
V. Những lưu ý khi nghỉ hưu sớm
Kế hoạch nghỉ hưu cần chia ra làm 2 giai đoạn chính là: Giai đoạn trước nghỉ hưu và sau nghỉ hưu.
Trước nghỉ hưu: Bạn cần phải có con số cụ thể về số tiền cần tích lũy để sẵn sàng nghỉ hưu cùng số tiền dự trù sẽ phát sinh do bệnh tật, bảo hiểm, đi du lịch… để không rơi vào tình huống bị động tài chính hay mất khả năng chi trả.
Sau nghỉ hưu: Nghỉ hưu sớm không có nghĩa là bạn không làm gì cả. Để cuộc sống luôn thú vị sau nghỉ hưu, bạn nên lập kế hoạch để làm những việc theo sở thích mà trước đây, vì theo đuổi sự nghiệp mà bạn phải gác lại.
Bên cạnh những lợi ích của việc nghỉ hưu sớm, bạn cũng phải đánh đổi nhiều thứ như:
Hãy lên kế hoạch nghỉ hưu sớm ngay hôm nay
- Hao tổn sức khỏe khi liên tục phải làm các công việc khác nhau để có thể gia tăng thu nhập
- Giảm bớt các mối quan hệ bạn bè chung quanh cũng sẽ nhạt bớt đi
- Tâm lý, tinh thần cũng bị ảnh hưởng khi có nhiều áp lực từ việc đạt được mục tiêu...
Mặc dù vậy, những lợi ích to lớn từ việc nghỉ hưu sớm đem lại là vô cùng tích cực, đây chính là nguồn động lực để các bạn trẻ phấn đấu cho mục tiêu này.
Khi có mục tiêu và phương pháp cụ thể, việc nghỉ hưu sớm không còn là một ước mơ xa xỉ mà hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Việc tích lũy tiền để nghỉ hưu sớm không chỉ mang lại sự độc lập tài chính mà còn giúp bạn thưởng thức cuộc sống sau này một cách thoải mái và tự do hơn. Hãy cùng TOPI bắt đầu lập kế hoạch và tích lũy tiền cho giai đoạn nghỉ hưu ngay từ bây giờ để có thể thưởng thức cuộc sống mà bạn mong muốn!