Ngay cả những chuyên gia đầu tư lão làng cũng khó tránh khỏi những lúc thua lỗ, nhưng điểm khác biệt là họ biết cách kiểm soát khoản lỗ trong dự tính và có kế hoạch cắt lỗ cụ thể. TOPI xin chia sẻ đến các bạn tips kiểm soát lỗ để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.
1. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ khi đầu tư
Thất bại, thua lỗ trong đầu tư tài chính, chứng khoán, bất động sản hay bất cứ lĩnh vực nào khác thường bao gồm 8 nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Thiếu kiến thức bài bản: Việc thiếu những kiến thức nền tảng, cơ bản về lĩnh vực mình đang đầu tư sẽ khiến nhà đầu tư không thực sự am hiểu và biết cách phân tích các tín hiệu khi thị trường xảy ra biến động.
- Không am hiểu thị trường, lĩnh vực đang đầu tư: Đây là nguyên nhân rất lớn dẫn đến thất bại của nhiều nhà đầu tư cá nhân. Khi nghe nói đầu tư chứng khoán đang lãi hoặc giá đất nền đang tăng liền đổ tiền vào đầu tư trong khi không định giá được giá trị thực.
- Thiếu sự hỗ trợ, tư vấn từ những người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm cũng khiến nhà đầu tư dễ rơi vào thất bại.
8 nguyên nhân dẫn đến đầu tư thua lỗ
- Thiếu thời gian và tâm huyết nghiên cứu, tìm hiểu và theo dõi diễn biến thị trường, nhà đầu tư không thể có phương hướng phù hợp.
- Mua theo tâm lý đám đông: Việc đầu tư theo đám đông khá nguy hiểm
- Lợi dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính: Các nhà đầu tư sử dụng quá nhiều vốn từ nguồn đi vay dẫn đến gánh nặng lãi suất.
- Dồn hết “trứng” vào một “giỏ”: Việc dồn hết vốn vào một mã chứng khoán, một mục đầu tư duy nhất nếu thất bại thì có nguy cơ mất hết.
- Tham: Tâm lý tham lam, muốn kiếm tiền nhanh nhất mà bỏ qua các nguyên tắc quản trị rủi ro sẽ khiến nhà đầu tư hành động theo cảm xúc, bỏ qua lý trí.
2. 5 cách kiểm soát lỗ và giảm thiểu rủi ro
Nhà đầu tư khôn ngoan, tài giỏi không hẳn là người kiếm được lợi nhuận cao nhất mà là người có khả năng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
2.1 Tìm hiểu kỹ các khoản đầu tư
Cần hiểu rõ về công ty mình định đầu tư vào có đang kinh doanh tốt không, xem và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính để nắm được.
Bên cạnh đó, cần tuân thủ quy tắc lựa chọn khi đầu tư. Ví dụ: Trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần đặt ra nguyên tắc về thanh khoản, chỉ mua các cổ phiếu có khối lượng giao dịch không nhỏ hơn 2 tỷ đồng/phiên.
Cần đặt ra nguyên tắc đầu tư và tuân thủ nghiêm túc
2.2 Theo dõi sát khoản đầu tư
Thị trường tài chính luôn biến động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nên nhà đầu tư cần theo dõi thị trường hàng ngày, từ đó kịp thời điều chỉnh danh mục phù hợp, tránh thua lỗ.
2.3 Tiết kiệm chi phí khi đầu tư
Nếu nhà đầu tư thường xuyên giao dịch thì có thể cân nhắc lựa chọn công ty chứng khoán không thu phí giao dịch, điều này giúp gia tăng đáng kể lợi nhuận. Xu hướng miễn phí giao dịch cũng đang được nhiều công ty chứng khoán trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, AIS là một trong số ít công ty miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở dài hạn cho nhà đầu tư và duy trì mức lãi suất cho vay margin thuộc hàng cạnh tranh,
2.4 Đầu tư có kỷ luật
Phải đặt ra nguyên tắc ngay từ đầu và tuân thủ nguyên tắc giúp nhà đầu tư có định hướng rõ ràng, hạn chế thua lỗ lớn. Với nhà đầu tư chứng khoán, khi mua cổ phiếu dựa theo các tiêu chí kỹ thuật, nhà đầu tư cũng nên bán đi các cổ phiếu hoặc hạ tỷ trọng khi các tiêu chí đó bị vi phạm, không nên do dự chờ đợi cổ phiếu quay về như giá cũ bởi trên thực tế điều này khó có thể xảy ra hoặc sẽ mất nhiều năm để giá cổ phiếu trở về như lúc ban đầu.
Việc bán ra khi khoản thua lỗ còn nhỏ sẽ giúp bảo toàn vốn để tìm kiếm cơ hội tốt hơn.
Đặt ra nguyên tắc đầu tư và tuân thủ nguyên tắc đó
2.5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Cần nghiên cứu và lên danh mục đầu tư đa dạng, cân bằng, tránh để một cổ phiếu chiếm tỷ trọng quá lớn, gây tác động lên toàn bộ danh mục. Nếu một cổ phiếu chiếm 80% danh mục và cổ phiếu đó giảm giá 30% thì tổng tài sản của nhà đầu tư sẽ mất đi gần ¼. Nhưng nếu cổ phiếu đó chỉ chiếm 15% danh mục thì khoản thua lỗ chỉ xấp xỉ 5% và việc sinh lời từ cổ phiếu khác có thể làm giảm mức thua lỗ lên danh mục đầu tư.
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro nhưng sẽ giảm tỷ lệ và hậu quả xuống mức thấp nhất.
3. Cách phòng tránh thua lỗ hiệu quả
3.1 Có kiến thức nền tảng về chuyên ngành đầu tư
Nếu bạn có ý định đầu tư vào chứng khoán thì cần tìm hiểu kỹ các loại sản phẩm chứng khoán, phương pháp đầu tư, những yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán… Bên cạnh đó, cần học cách phân tích báo cáo doanh nghiệp, cách đọc bảng giá, biểu đồ… để chọn thời điểm mua, bán phù hợp.
Luôn phải học hỏi kiến thức về lĩnh vực mình định đầu tư
Tương tự nếu đầu tư vào bất động sản hay lĩnh vực khác, bạn cũng cần nghiên cứu bản đồ quy hoạch, luật đất đai, thuế, quy định về đền bù giải tỏa…
3.2 Chỉ đầu tư vào lĩnh vực hiểu biết
Cách an toàn nhất là hãy đầu tư vào lĩnh vực mình thực sự am hiểu, tránh hùa theo đám đông mà không suy xét kỹ. Ngay cả ý kiến của các chuyên gia tư vấn cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Tiền là của bạn, vì thế bạn hãy tự phân tích và tìm ra hướng đầu tư tiềm năng, phù hợp với khả năng tài chính của mình.
3.3 Đầu tư có mục tiêu và kế hoạch
Mặc dù mục tiêu cao nhất của đầu tư là lợi nhuận nhưng bạn cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể đạt lợi nhuận bao nhiêu, trường hợp diễn biến không theo kỳ vọng thì cần làm gì để hạn chế rủi ro. Hãy đặt ra mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, từ đó lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn.
3.4 Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Với cùng một số vốn, hãy nghiên cứu đầu tư vào nhiều loại khác nhau để phân bổ rủi ro. Với đầu tư chứng khoán, một danh mục đầu tư phù hợp sẽ bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay phái sinh. Ngay cả khi bạn chỉ đầu tư cổ phiếu thì không nên chọn một mã cổ phiếu duy nhất vì tỷ lệ rủi ro rất cao.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro
3.5 Học cách kiểm soát tâm lý
Đầu tư theo đám đông, giao dịch khi tâm trạng hưng phấn thái quá hoặc lo sợ tột cùng đều là những cách khiến bạn rủi ro, cháy tài khoản. Hãy giữ “một cái đầu lạnh” để phân tích diễn biến thị trường, tránh để cảm xúc lấn át.
Đầu tư là công việc khó, luôn đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và sự kiên trì học hỏi, đôi khi cũng phải học cách chấp nhận thất bại và thua lỗ. Nhưng cần phải biết kiểm soát rủi ro, thua lỗ ở mức chấp nhận được. Hãy theo dõi TOPI để biết thêm nhiều kiến thức về đầu tư tài chính nhé!