Facebook Topi

18/07/2024

Cách bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát

Khi lạm phát xảy ra, để bảo vệ tài sản của mình có thể đầu tư gia tăng giá trị tài sản bằng cách đầu tư vàng, cổ phiếu, bất động sản, hàng hoá, trái phiếu hay tiền điện tử.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trong bối cảnh kinh tế không ổn định, lạm phát là một thách thức lớn đối với việc bảo vệ giá trị tài sản của cá nhân và doanh nghiệp. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để duy trì và gia tăng giá trị tài sản. TOPI sẽ giới thiệu đến bạn 6 khoản đầu tư giúp bảo vệ tài sản của mình trong thời kỳ lạm phát, giúp bạn duy trì và tăng trưởng giá trị tài sản bất chấp sự biến động của nền kinh tế.

Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên theo thời gian, dẫn đến sự suy giảm giá trị mua sắm của đồng tiền. Nói cách khác, khi lạm phát xảy ra, cùng một lượng tiền sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.

Tác động tích cực của lạm phát

Nhiều người nghĩ lạm phát là tiêu cực, nhưng nếu lạm phát chỉ xảy ra ở một mức độ vừa phải (từ 5% đến 10%) thì đem lại khá nhiều điều tích cực đến nền kinh tế và đời sống, cụ thể là:

Làm tăng giá trị tài sản: Những tài sản hữu hình, tài sản dự trữ được định giá bằng đồng nội tệ, dưới tác động của lạm phát, giá trị của chúng trở nên cao hơn, đem về lợi nhuận lớn cho người nắm giữ.

Chi tiêu được thúc đẩy, thay vì tiết kiệm: Từ đó kích thích tăng trưởng các hoạt động kinh tế khác như đầu tư, vay nợ… 

Khuyến khích sản xuất: Lạm phát có thể giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao hơn, nhờ vậy, họ tăng cường sản xuất hơn. Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” thì người lao động cũng có điều kiện làm việc tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Giảm gánh nặng nợ: Lạm phát làm giảm giá trị thực của nợ. Các cá nhân và doanh nghiệp vay tiền sẽ trả nợ với giá trị thực thấp hơn so với khi họ vay, giúp giảm gánh nặng tài chính.

Cách bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát

Chính phủ có đa dạng các công cụ kích thích đầu tư thông qua mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập và nguồn lực trong xã hội. 

Tác động tiêu cực của lạm phát

Lạm phát sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống như sau:

Giảm sức mua: Lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền, tức là người tiêu dùng cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ như trước. Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập cố định, như lương hưu và tiền lương không tăng theo kịp lạm phát.

Bất ổn về kinh tế: Lạm phát cao, không ổn định có thể gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, dẫn đến việc giảm đầu tư, giảm chi tiêu, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Bất ổn về sản xuất kinh doanh: Do doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cả thường xuyên để theo kịp lạm phát, làm tăng chi phí quản lý và nhiễu loạn hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp không thể chống chọi được, họ có thể bị phá sản. Người lao động cũng bị mất việc và không có đủ tiền để chi trả cho cuộc sống.

Cách bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát

Bất bình đẳng trong xã hội: Lạm phát có thể làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, vì những người có tài sản như bất động sản và cổ phiếu thường hưởng lợi, trong khi những người sống dựa vào lương và không có tài sản dễ bị thiệt hại.

Tác động đến lãi suất: Lạm phát cao làm lãi suất tăng, chi phí cho vay cũng tăng theo, người dân sẽ e ngại chi tiêu và đầu tư hơn.

Nợ quốc gia tăng cao: Lạm phát tăng, thuế thu nhập của người dân cũng tăng theo, tưởng chừng như Nhà nước được lợi từ việc đánh thuế này, nhưng các khoản nợ vay nước ngoài sẽ trở nên khó trả hơn, do đồng nội tệ mất giá nhiều hơn.

So sánh giá trị của đồng tiền và tài sản qua thời gian

Theo thời gian, tiền tệ và tài sản không tồn tại giá trị “trước sau như một”. Ở mỗi thời điểm khác nhau thì giá trị của đồng tiền và tài sản cũng khác nhau. Vì sao lại như vậy? Có 3 nguyên nhân để giải thích cho việc này:

Thứ nhất, vì tiền và tài sản có thể đầu tư để sinh lời, số tiền 10 triệu hôm nay, dùng để mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm… với lãi suất 7%/năm thì sau một năm, số vốn gốc đã tăng trưởng thêm 7% thành 10.7 triệu đồng.

Thứ hai, lạm phát luôn hiện hữu, nó có thể khiến đồng tiền bị mất giá, một đồng của hiện tại sẽ có giá trị cao hơn một đồng trong tương lai. Hoặc có thể khiến tài sản tăng giá, hôm nay tài sản này có giá 1 tỷ nhưng lạm phát xảy ra khiến tài sản đó tăng giá thành 1.5 tỷ.

Thứ ba, rủi ro có thể xảy ra, không phải lúc nào đầu tư cho tương lai cũng có lời. Nền kinh tế có thể tăng trưởng hoặc suy thoái, khiến cho khoản đầu tư của bạn không đạt được kỳ vọng như ban đầu. Nhà đầu tư bỏ tiền và tài sản lúc này có thể nhận về thiệt hại và phá sản trong tương lai.

Vì vậy, giá trị của tiền và tài sản ở thời điểm hiện tại sẽ khác với giá trị của tiền và tài sản ở thời điểm tương lai.

Muốn xác định giá trị của tiền tệ theo thời gian, cụ thể là giá trị tương lai của tiền, ta có thể áp dụng công thức:

FVn = PV0 x (1 + i)n

Trong đó: 

Giá trị tương lai của tiền tại thời điểm cuối kỳ n là FVn

Giá trị hiện tại hay số vốn đầu tư ban đầu là PV0 

i là lãi suất và n là số kỳ tính lãi

6 Khoản đầu tư giúp bảo vệ tài sản của bạn khỏi lạm phát

1. Vàng và kim loại quý

Khác với tiền tệ có thể được in ấn không giới hạn bởi các NHTW, nguồn cung vàng và kim loại quý là hữu hạn và khó khai thác, khiến giá trị của chúng ổn định kể cả trong thời kỳ lạm phát cao. Bên cạnh đó, vàng và kim loại quý cũng chẳng bị ảnh hưởng bởi sự phá giá của tiền tệ hay các chính sách tiền tệ của Chính phủ, nên rõ ràng, chúng trở thành nơi trú ẩn vô cùng an toàn. Mặt khác, trong giai đoạn kinh tế bất ổn, ai cũng mong muốn tìm kiếm tài sản an toàn, nên nhu cầu về vàng và kim loại quý càng tăng cao, khiến giá trị của nó cũng ngày càng tăng thêm.

Cách bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát

Vì vậy, khi giá trị của tiền tệ giảm sút vì lạm phát, giá vàng và kim loại quý tăng lên, giúp bảo vệ sức mua của người sở hữu.

2. Bất động sản

Bất động sản là tài sản vật chất có giá trị nội tại, không như tiền tệ hoặc tài sản tài chính dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Giá của bất động sản thường tăng trưởng tốt theo thời gian, đặc biệt là các khu vực đô thị phát triển nhanh. Lạm phát tăng thì giá cả hàng hoá dịch vụ cũng tăng, giá trị của bất động sản cũng tăng theo.

Bất động sản đa dạng nhiều chủng loại, với bất động sản cho thuê, có thể mang lại thu nhập ổn định và tăng dần theo thời gian. Khi lạm phát tăng, giá thuê thường cũng tăng, giúp tăng thu nhập từ bất động sản và bảo vệ sức mua của người đầu tư.

Trong môi trường lạm phát, lãi suất thường tăng, nhưng giá trị nợ cũng giảm theo giá trị thực. Nếu bạn đã vay tiền để mua bất động sản, bạn sẽ trả nợ bằng tiền có giá trị thực thấp hơn, điều này giúp giảm gánh nặng tài chính và tăng lợi ích từ đầu tư bất động sản.

Thêm một điều nữa, lạm phát làm tăng chi phí xây dựng mới do giá vật liệu và lao động tăng. Điều này làm giảm cung cấp bất động sản mới, tạo ra áp lực tăng giá cho các bất động sản hiện có, đây cũng là một cách bảo vệ và tăng giá trị tài sản của người sở hữu.

3. Cổ phiếu

Cổ phiếu cũng có thể bảo vệ tài sản khỏi lạm phát, nhưng mức độ bảo vệ phụ thuộc vào loại cổ phiếu và tình hình kinh tế cụ thể. Khi lạm phát cao hơn lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực trở nên âm. Trong môi trường này, đầu tư vào cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn so với các tài sản thu nhập cố định như trái phiếu, giúp bảo vệ tài sản khỏi lạm phát.

Cổ phiếu của các ngành tiêu dùng thiết yếu, y tế, và tiện ích thường ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế và có thể hoạt động tốt trong môi trường lạm phát, giúp bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.

Các công ty có thương hiệu mạnh và khả năng định giá tốt có thể chuyển chi phí tăng cao do lạm phát sang người tiêu dùng, bảo vệ biên lợi nhuận và giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về rủi ro khi lạm phát quá cao, lợi nhuận của các công ty có thể bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, NHTW có thể tăng lãi suất, làm tăng chi phí vay vốn cho các công ty, lúc này giá cổ phiếu cũng bị tác động theo chiều hướng tiêu cực.

Cách bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát

4. Trái phiếu

Trái phiếu ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn hơn (dưới 5 năm) thường ít nhạy cảm với biến động lãi suất so với trái phiếu dài hạn. Khi lạm phát tăng và lãi suất tăng, giá trị của trái phiếu ngắn hạn bị ảnh hưởng ít hơn, giúp bảo vệ giá trị đầu tư.

Trái phiếu có lãi suất thả nổi, còn gọi là trái phiếu lãi suất thay đổi, điều chỉnh lãi suất theo thị trường. Khi lạm phát tăng, lãi suất cũng tăng, giúp bảo vệ thu nhập từ trái phiếu khỏi ảnh hưởng của lạm phát.

Trái phiếu của các công ty có tình hình tài chính vững mạnh và khả năng tăng giá bán sản phẩm/dịch vụ để bù đắp chi phí tăng cao có thể duy trì giá trị trong môi trường lạm phát. Tuy nhiên, cần chọn lọc kỹ lưỡng để tránh rủi ro tín dụng. 

5. Hàng hoá

Hàng hoá ở đây là dầu khí tự nhiên, lúa mì, ngô, một số lương thực thực phẩm, hàng hoá thiết yếu khác. Chúng được giao dịch trên thị trường tương lai dưới dạng các hợp đồng hàng hoá tương lai, giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi tác động của lạm phát, theo cách hiểu như sau: Áp lực của lạm phát đẩy giá cả hàng hoá lên cao, từ đây, người sở hữu sẽ nhận về khoản lợi nhuận tốt từ sự tăng trưởng tương ứng của chi phí hàng hoá và dịch vụ.

Cách bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát

Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, nên đầu tư vào nguyên liệu thô thông qua phương thức đầu tư đa dạng như quỹ tương hỗ hay quỹ hoán đổi danh mục, vì thị trường hàng hoá có biến động rất mạnh.

6. Tiền điện tử

Mặc dù là một loại tài sản mới, nhưng tiền điện tử được nhiều người coi là một phương tiện bảo vệ tài sản khỏi lạm phát nhờ một số lý do như:

Nguồn cung giới hạn: Chẳng hạn như Bitcoin chỉ giới hạn với 21 triệu đồng tiền, chính điều này làm nên giá trị của nó, khác với các loại tiền tệ truyền thống, được in ấn thêm nhờ các NHTW;

Tính chất phi tập trung: Tiền điện tử hoạt động trên các mạng lưới phi tập trung và không bị kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ hay ngân hàng trung ương nào. Điều này giúp chúng tránh được các chính sách tiền tệ gây lạm phát của các cơ quan quản lý tiền tệ truyền thống.

Bảo mật cao: Giao dịch tiền điện tử được ghi lại trên các blockchain công khai, giúp tăng tính minh bạch và giảm nguy cơ thao túng hoặc lạm dụng. Tính bảo mật của công nghệ blockchain cũng làm cho việc giả mạo hoặc sao chép tiền điện tử trở nên rất khó khăn.

Dễ chuyển đổi thành tiền mặt: Tiền điện tử có thể được quy đổi thành tiền mặt, hàng hoá, hay dịch vụ một cách dễ dàng, cho phép nhà đầu tư duy trì sức mua của tài sản dù trong môi trường lạm phát.

Nhìn chung, tiền điện tử được xem như “vàng kỹ thuật số”, lưu giữ được giá trị lâu dài, nhờ vậy, bảo vệ tài sản khỏi mất giá trong thời kỳ lạm phát.

Như vậy, dù lạm phát xảy ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ được tài sản của mình, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự hiểu biết và linh hoạt trong việc lựa chọn các công cụ đầu tư phù hợp. Từ vàng, bất động sản, cổ phiếu đến hàng hóa, trái phiếu và tiền điện tử, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và theo dõi sát sao tình hình kinh tế là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn tài sản.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger